Khai mạc Hội nghị kiều bào tại TP Hồ Chí Minh

Sáng 12/11, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đến dự và phát biểu tại “Hội nghị kiều bào chung sức xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế”. Báo TG&VN xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khai mac hoi nghi kieu bao tai tp ho chi minh Mọi kiều bào đều có quyền về nước
khai mac hoi nghi kieu bao tai tp ho chi minh 35 học sinh Việt kiều tại Lào nhận học bổng

PHÁT BIỂU KHAI MẠC CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG PHẠM BÌNH MINH

tại

Hội nghị kiều bào chung sức xây dựng

Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh,

bền vững và hội nhập quốc tế

(Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12/11/2016)

 

Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Thành phố Hồ Chí Minh,

Thưa các đại biểu kiều bào,

Thưa quý vị đại biểu và các vị khách quý,

Hôm nay, tôi rất vui mừng tham dự Hội nghị “Kiều bào chung sức xây dựng thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế”.

Tôi nhiệt liệt chào mừng các đại biểu tham dự Hội nghị, và đặc biệt vui mừng chào đón hơn 500 đại biểu người Việt Nam đang định cư ở khắp các châu lục về dự Hội nghị.

Thưa các đại biểu kiều bào,

Trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú để kiều bào về nước tham gia như các Chương trình Xuân Quê hương, Giỗ tổ Hùng vương, Trại hè, các hội nghị người Việt Nam toàn thế giới, tọa đàm chính sách, pháp luật… nhằm tạo điều kiện cho kiều bào về nước giao lưu, cập nhật thông tin về tình hình đất nước và chính sách của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, đầu tư với trong nước, qua đó gia tăng sự gắn kết của kiều bào hướng về cội nguồn và đóng góp hiệu quả vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. 

Cũng với mục tiêu đó, Bộ Ngoại giao phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị với chủ đề “Kiều bào chung sức xây dựng thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế”.

Đây là sự kiện lớn đầu tiên chúng ta triển khai cho kiều bào với riêng Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại sao lại là Thành phố Hồ Chí Minh?

Bởi vì Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ từng là “hòn ngọc của Viễn Đông” trước đây mà còn luôn là đầu tầu phát triển và luôn đi đầu cả nước trong tiến trình mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay.

Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh phải đi trước.

Đây không chỉ là mong muốn của Đảng và Nhà nước, của chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, mà tôi tin rằng đây còn là mong muốn của đông đảo người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có các đại diện kiều bào có mặt tại đây ngày hôm nay.   

Thưa các đại biểu kiều bào,

Chiều nay Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ tới tham dự Hội nghị và trao đổi với các đại biểu kiều bào về tình hình trong nước và những định hướng lớn về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới.

Vì vậy, tại Phiên khai mạc này, tôi chỉ xin trao đổi một số nét lớn như sau:

Một là, tình hình thế giới và khu vực chuyển biến rất nhanh và phức tạp. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng hòa bình và phát triển, toàn cầu hóa và liên kết kinh tế vẫn là những xu thế lớn, không thể đảo ngược, cho dù còn nhiều trở ngại do cạnh tranh, xung đột, khủng bố gia tăng ở một số nơi.

Những xu thế đó cùng với những biến động về chính trị, kinh tế, xã hội của các nước, đặc biệt là các nước lớn và các nước láng giềng, đều tác động đến Việt Nam, đưa đến cho ta nhiều cơ hội mới nhưng thách thức cũng rất gay gắt.

Hai là, trong 30 năm đổi mới, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng, chính trị - xã hội được giữ vững ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, đạt mức thu nhập trung bình. Trong thời gian tới, Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa.  

Tuy nhiên, chúng ta cũng đang đối mặt với những thách thức lớn. Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào lợi thế tài nguyên và nhân công rẻ từng mang lại thành công cho Việt Nam nay đã có dấu hiệu tới hạn.

Năng suất, trình độ công nghệ và quản trị còn thấp, chưa tham gia sâu được vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Cùng với đó, những vấn đề khác như biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đang đe dọa kéo lùi những thành quả kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến tương lai phát triển bền vững của đất nước.

Chúng ta cũng chưa tranh thủ được cơ hội của hội nhập để nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chưa tranh thủ được lợi ích mở rộng thị trường từ hội nhập quốc tế sâu rộng.

Vậy làm thế nào để vượt qua những thách thức đó, sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại?

Để đạt mục tiêu này, Đảng và Nhà nước ta nhận thức rõ: cải cách thể chế kinh tế và tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn nữa là con đường để Việt Nam bứt phá.

Vì vậy, Chính phủ đang đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực.

Trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, Chính phủ chú trọng tái cơ cấu các nhân tố sản xuất quan trọng, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động và thị trường khoa học công nghệ, đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với đầu tư nước ngoài, Chính phủ khuyến khích các dự án đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên là kết cấu hạ tầng, phát triển nhân lực chất lượng cao, công nghiệp phụ trợ và nông nghiệp cũng như những lĩnh vực phục vụ thiết thực các nhu cầu cấp bách của người dân hiện nay như nông nghiệp hữu cơ, chế biến thực phẩm sạch và an toàn.

Đồng thời, Chính phủ cũng yêu cầu các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, nhất là những quy định liên quan đến môi trường, lao động.

Về phần mình, Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa đổi mới toàn diện, xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ phát triển, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, minh bạch cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Quốc hội, Chính phủ cũng đang đẩy nhanh quá trình xây dựng mới và sửa đổi nhiều luật, nghị định về đầu tư, kinh doanh theo hướng này, đồng thời bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn chung của quốc tế và cam kết hội nhập.

Ngay tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, Quốc hội đang xem xét, thông qua Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa - một lực lượng doanh nghiệp chiếm đến 97% về số lượng, sử dụng 51% lao động và đóng góp đến 40% GDP của Việt Nam.

Về hội nhập quốc tế, chúng ta chủ trương tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, trong đó trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta sẽ chủ động tham gia đóng góp tại các cơ chế hợp tác, liên kết trên mọi tầng nấc, với trọng tâm là thực hiện Cộng đồng ASEAN, thực hiện các thỏa thuận thương mại tự do đã ký kết, tập trung hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của LHQ. Có thể nói, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đang bước sang giai đoạn mới rất quan trọng. Đây sẽ là không gian phát triển mới cho đất nước, cho mỗi doanh nghiệp và người dân.

Thưa các đại biểu kiều bào,

Đảng và Nhà nước luôn xác định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Kiều bào ta dù xa Tổ quốc nhưng luôn mang trong mình lòng yêu nước, quê hương, hướng về cội nguồn. Kiều bào là cầu nối tăng cường tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước. Các hoạt động hợp tác về khoa học – công nghệ, đầu tư, kinh doanh, tài chính của kiều bào hiện nay đã trở thành nguồn lực quan trọng, đóng góp hiệu quả vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước.

Đất nước rất cần tri thức, kinh nghiệm, trí tuệ và nhiệt huyết của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Trong số hơn 500 đại biểu kiều bào có mặt tại đây hôm nay, tôi biết có nhiều đại biểu ở nhiều lứa tuổi khác nhau, người cao tuổi nhất 85 tuổi, người trẻ nhất 33 tuổi, có vốn tri thức, kinh nghiệm phong phú và đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nhiều nước trên thế giới, nhưng có một điểm chung vô cùng quý báu và đáng trân trọng là đều tâm huyết với sự phồn vinh của đất nước.

 Vì vậy, trong Hội nghị hôm nay, tôi đề nghị chúng ta trao đổi cụ thể về  tiềm năng, cũng như những cơ hội và thách thức đối với Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, từ đó đề xuất những ý tưởng, biện pháp để chúng ta cùng đồng hành đưa Thành phố và cả nước phát triển nhanh hơn và bền vững hơn.

Tôi đề nghị các đại biểu trong nước và kiều bào trao đổi thực chất, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm của riêng mình, bài học của các nước, kiến nghị giải pháp cho tất cả các lĩnh vực phát triển của Thành phố.Tôi tin chắc rằng, những phát biểu tham luận tâm huyết tại hội nghị này sẽ mang đến nhiều ý tưởng mới, những khuyến nghị khả thi, thiết thực.

Những đóng góp của quý vị đại biểu sẽ góp phần tham mưu cho Đảng và Nhà nước, cho Thành phố Hồ Chí Minh trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới.

Trên tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị.

Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn.

khai mac hoi nghi kieu bao tai tp ho chi minh Gặp mặt thân mật các cựu giáo viên kiều bào Thái Lan

Chiều 11/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ...

khai mac hoi nghi kieu bao tai tp ho chi minh Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp đoàn cựu giáo viên kiều bào

Chiều 11/10, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã tiếp đoàn 40 cựu giáo viên kiều bào đang sinh ...

khai mac hoi nghi kieu bao tai tp ho chi minh Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tại Myanmar

Đây là cuộc gặp diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Myanmar của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn ...

Gia Phú

Bài viết cùng chủ đề

APEC Peru 2016

Đọc thêm

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Cuộc họp đặc biệt của về 'Hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của ...
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

3 mẫu xe sang Đức dưới đây sẽ là lựa chọn hợp lý dành cho người dùng Việt có tài chính dưới 1 tỷ đồng, đời xe không sâu và ...
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước ...
Triệu hồi xe điện Ioniq 6 tại Mỹ để khắc phục lỗi

Triệu hồi xe điện Ioniq 6 tại Mỹ để khắc phục lỗi

Hãng xe Hàn Quốc vừa thông báo triệu hồi xe Ioniq 6 tại thị trường Mỹ để khắc phục lỗi ở cụm Bộ truyền động bánh răng-động cơ phía sau.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động