Khai mạc Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21

Nhóm PV-TGVN
Sáng 18/12, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21 với chủ đề "Phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại phục vụ phát triển bền vững của các địa phương" đã chính thức khai mạc. Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khai mạc Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21. (Ảnh: Tuấn Anh)

Hội nghị có sự tham dự trực tiếp của hơn 300 đại biểu từ các Ban, Bộ ngành trung ương; Lãnh đạo các địa phương, Lãnh đạo các cơ quan ngoại vụ và các Đại sứ, Tổng Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chức năng, đại diện các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp; Lãnh đạo và cán bộ các đơn vị trong Bộ Ngoại giao...

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, từ Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 đến nay, tình hình thế giới và khu vực đã trải qua những biến động lớn, phức tạp, tác động nhiều chiều đến nước ta cũng như sự phát triển của các địa phương.

Trong bối cảnh đó, bám sát đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng thời phát huy mạnh mẽ bản sắc "ngoại giao cây tre Việt Nam", công tác đối ngoại đã đóng góp quan trọng vào thành tựu chung to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước. Nổi bật là, củng cố vững chắc hơn cục diện đối ngoại thuận lợi cho giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời huy động nhiều nguồn lực bên ngoài phục vụ kiểm soát dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.

Các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao, diễn ra sôi động, rộng khắp các kênh đối ngoại, các lĩnh vực, các châu lục và tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng. Ngoại giao kinh tế đã huy động nhiều nguồn lực bên ngoài, đóng góp quan trọng vào kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân cũng đạt nhiều kết quả quan trọng.

“Trong thành tựu chung to lớn đó của đối ngoại, có đóng góp quan trọng của đối ngoại địa phương. Quán triệt chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, bám sát Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và các định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương, công tác đối ngoại địa phương được triển khai chủ động, tích cực và đồng bộ hơn, nhiều mặt đã được đổi mới, sáng tạo và hiệu quả hơn”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Điểm lại những thành tựu của công tác đối ngoại địa phương, người đứng đầu ngành Ngoại giao cho biết, với sự chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan trung ương, các địa phương đã thực hiện tốt công tác biên giới lãnh thổ, góp phần củng cố vững chắc đường biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển. Ngoại giao kinh tế của hầu hết các địa phương đã được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả hơn.

Trong 3 năm qua, các địa phương đã ký 422 thỏa thuận hợp tác với các đối tác quốc tế; riêng xuất khẩu của 5 địa phương gồm TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên và Hải Phòng năm 2023 đã vượt tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước cách đây 10 năm. Ngoại giao văn hóa ở các địa phương tiếp tục khởi sắc với 13 danh hiệu được UNESCO công nhận trong 3 năm qua và còn nhiều hồ sơ di sản đang được UNESCO xem xét. Kết nối địa phương với đồng bào ta ở nước ngoài ngày càng sâu rộng, chặt chẽ hơn, thiết thực phục vụ phát triển địa phương.

Khai mạc Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21
Các đại biểu thực hiện nghi lễ chào cờ tại phiên khai mạc Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21. (Ảnh: Tuấn Anh)

“Những kết quả quan trọng này có được là nhờ đường lối đối ngoại đúng đắn, chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng của Đảng và Nhà nước ta; sự phối hợp, hỗ trợ của các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương. Đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương và sự quyết tâm, nỗ lực vượt bậc của các cơ quan đối ngoại và ngoại vụ địa phương. Thay mặt ngành Ngoại giao, tôi nhiệt liệt hoan nghênh và chúc mừng các cấp chính quyền địa phương về kết quả to lớn đã đạt được trong công tác đối ngoại địa phương trong thời gian qua”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chỉ rõ.

Xác định đối ngoại địa phương là một trong những binh chủng hợp thành quan trọng của đối ngoại, Bộ Ngoại giao đề cao tinh thần phục sự, luôn coi trọng phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn và đồng hành cùng các địa phương trong tất cả các lĩnh vực ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, biên giới lãnh thổ, truyền thống đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước, bảo hộ công dân... Nhờ đó, đã góp phần bảo đảm đối ngoại địa phương bám sát chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chỉ ra những giải pháp để làm tốt hơn, hiệu quả hơn trong công tác đối ngoại địa phương. Đó là, cần đổi mới tư duy hơn nữa để công tác đối ngoại địa phương mang tầm chiến lược hơn, đồng bộ và sáng tạo hơn. Các địa phương cần kết hợp hiệu quả “sức mạnh dân tộc” với sức mạnh thời đại để tăng cường sức mạnh tổng thể. Các địa phương cũng cần chung tay, cùng liên kết, phân công và hợp tác để phát huy tối ưu nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của từng vùng trong hợp tác cấp độ địa phương với các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài, tránh tình trạng tác chiến độc lập.

Để phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại phục vụ phát triển bền vững của các địa phương, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Hội nghị thảo luận kỹ lưỡng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm, biện pháp triển khai công tác đối ngoại địa phương trong những năm tới; đồng thời, gợi mở một số vấn đề:

Thứ nhất, tổ chức quán triệt, thực hiện tốt các nghị quyết, kết luận, chỉ thị về đối ngoại mà Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ ban hành từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII. Các cơ quan đối ngoại địa phương cần chủ động tham mưu các cấp chính quyền địa phương cụ thể hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước thành các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, kế hoạch gắn với điều kiện đặc thù và mục tiêu phát triển bền vững của địa phương. Bộ Ngoại giao cùng các ban, bộ, ngành trung ương tiếp tục đồng hành, phối hợp và hướng dẫn triển khai.

Thứ hai, phát huy tốt thế và lực mới cùa đất nước để tiếp tục đẩy mạnh đối ngoại địa phương một cách đồng bộ, hiệu quả, sáng tạo, trong đó ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, cơ bản. Với thế và lực của nước ta ngày nay đã khác so với trước trên nhiều phương diện, các địa phương cần xác định tâm thế mới trong quan hệ với các đối tác quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tiếp cận liên vùng, liên ngành, có trọng tâm, trọng điểm, lấy chất lượng, hiệu quả và tính bền vững làm tiêu chí hàng đầu.

Khai mạc Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21
Toàn cảnh phiên khai mạc Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21. (Ảnh: Tuấn Anh)

Thứ ba, phát triển đối ngoại địa phương theo hưởng chuyên nghiệp, hiện đại, trong đó then chốt là nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại địa phương. Các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm bố trí, sử dụng hiệu quả nguồn lực dành cho công tác đối ngoại địa phương. Ngành Ngoại giao sẽ tiếp tục, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực triển khai đối ngoại và hội nhập quốc tế của các địa phương.

Bộ trưởng kỳ vọng Hội nghị sẽ góp phần tạo nên bước chuyển biến mới trong công tác đối ngoại địa phương, đóng góp tích cực vào thúc đẩy phát triển bền vững của các địa phương trong thời gian tới.

Để ghi nhận những đóng góp tích cực vào thành tựu đối ngoại của đất nước nói chung và công tác ngoại vụ địa phương nói riêng cũng như sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ của các địa phương đối với Bộ Ngoại giao trong những năm qua, tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp ngoại giao" cho Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trịnh Quốc Nam; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Trúc Sơn; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk H'Yim Kdoh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Chương; Phó Chủ tịch tỉnh Lai Châu Hà Trọng Hải; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương.

Trao Kỷ niệm chương cho Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Hà Giang Đỗ Quốc Hương; Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Bắc Giang Phạm Dương Tuyển; Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Lạng Sơn Trần Thị Vân Thùy; tặng Bằng khen Bộ trưởng cho các cá nhân, tập thể đã có thành tích xuất sắc trong công tác ngoại vụ địa phương giai đoạn 2020-2022.

Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21 sẽ diễn ra trong cả ngày với Phiên khai mạc, Phiên đối nội vào buổi sáng, Phiên đối ngoại sẽ diễn ra vào buổi chiều với sự tham gia của các đoàn ngoại giao, Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và một số doanh nghiệp tiêu biểu.

Khai mạc Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp ngoại giao" cho các -Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh. (Ảnh: Tuấn Anh)
Khai mạc Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao Kỷ niệm chương cho Giám đốc Sở Ngoại vụ các địa phương. (Ảnh: Tuấn Anh)
Khai mạc Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tặng Bằng khen Bộ trưởng cho các cá nhân, tập thể đã có thành tích xuất sắc trong công tác ngoại vụ địa phương giai đoạn 2020-2022. (Ảnh: Tuấn Anh)
Biến nguy thành cơ trong công tác ngoại vụ địa phương

Biến nguy thành cơ trong công tác ngoại vụ địa phương

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng mọi mặt đời sống xã hội và công tác ngoại vụ địa phương cũng không phải ngoại lệ. Đại sứ ...

Công tác ngoại vụ địa phương: Nhiều dấu ấn đặc sắc

Công tác ngoại vụ địa phương: Nhiều dấu ấn đặc sắc

“Ngay sau khi mở cửa, chúng tôi đã rất nhanh chóng “lên dây cót”, tăng tốc để thích ứng với tình hình mới, các cán ...

Hội nghị Lãnh đạo các cơ quan ngoại vụ địa phương năm 2023

Hội nghị Lãnh đạo các cơ quan ngoại vụ địa phương năm 2023

Ngày 11-12/5, tại TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Cục Ngoại vụ (Bộ Ngoại giao) đã phối hợp với Thanh tra Bộ, Cục Phục vụ ...

Đồng Nai: Chủ động, tích cực và nâng tầm công tác ngoại vụ địa phương

Đồng Nai: Chủ động, tích cực và nâng tầm công tác ngoại vụ địa phương

Công tác đối ngoại 6 tháng đầu năm 2023 của tỉnh Đồng Nai được triển khai chủ động, tích cực, linh hoạt và đã đạt ...

Giao ban làm việc giữa Bộ Ngoại giao với các cơ quan ngoại vụ địa phương

Giao ban làm việc giữa Bộ Ngoại giao với các cơ quan ngoại vụ địa phương

Ngày 31/10, Bộ Ngoại giao tổ chức giao ban làm việc với các cơ quan ngoại vụ địa phương.

Bài viết cùng chủ đề

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 5/7/2024: Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, vàng thế giới 'kiểm tra' mức cao mới, Fed chưa giảm lãi suất?

Giá vàng hôm nay 5/7/2024: Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, vàng thế giới 'kiểm tra' mức cao mới, Fed chưa giảm lãi suất?

Giá vàng hôm nay 5/7/2024: Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, vàng thế giới kiểm tra mức cao mới, Fed chia rẽ về lộ trình lãi suất...
Giá tiêu hôm nay 5/7/2024, tiếp đà giảm, lý do người dân chưa mặn mà mở rộng diện tích dù thị trường đi lên

Giá tiêu hôm nay 5/7/2024, tiếp đà giảm, lý do người dân chưa mặn mà mở rộng diện tích dù thị trường đi lên

Giá tiêu hôm nay 5/7/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 - 151.000 đồng/kg.
Mông Cổ hết sức coi trọng, ưu tiên thúc đẩy quan hệ với Việt Nam

Mông Cổ hết sức coi trọng, ưu tiên thúc đẩy quan hệ với Việt Nam

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống với Đảng Nhân dân Mông Cổ và Nhà nước Mông Cổ.
Bị từ chối bàn thắng, Nam Định gục ngã ở bán kết cúp Quốc gia

Bị từ chối bàn thắng, Nam Định gục ngã ở bán kết cúp Quốc gia

Quyết định gây tranh cãi của trọng tài đã khiến Nam Định phải ngậm ngùi dừng bước ở vòng bán kết cúp Quốc gia.
Điện chia buồn về vụ giẫm đạp nghiêm trọng tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ

Điện chia buồn về vụ giẫm đạp nghiêm trọng tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ

Được tin vụ giẫm đạp nghiêm trọng xảy ra tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ gây nhiều thương vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn.
CHÍNH THỨC: HLV Ten Hag tiếp tục dẫn dắt MU

CHÍNH THỨC: HLV Ten Hag tiếp tục dẫn dắt MU

HLV người Hà Lan Erik ten Hag vừa chính thức kí hợp đồng mới với MU đến tháng 6/2026.
Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Bộ LĐTBXH triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm di cư an toàn và bảo vệ quyền, lợi ích đối với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Để công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp, tránh rơi vào cạm bẫy mua bán người

Để công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp, tránh rơi vào cạm bẫy mua bán người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự nêu những nguy cơ lao động thường gặp phải khi làm việc ở nước ngoài, khuyên công dân Việt Nam để thúc đẩy di cư an toàn
Tạo môi trường di cư an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam

Tạo môi trường di cư an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam

Ngày 25-26/6, Cục Lãnh sự phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế tổ chức buổi Tập huấn về Di cư an toàn và Bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Cháy nhà máy pin ở Hàn Quốc: Không có công dân Việt Nam thương vong

Cháy nhà máy pin ở Hàn Quốc: Không có công dân Việt Nam thương vong

Truyền thông địa phương xác nhận với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc là không có công dân Việt Nam thương vong trong vụ cháy nhà máy pin Aricell.
Thông tin liên quan đến công dân Việt Nam mất tích tại Pháp

Thông tin liên quan đến công dân Việt Nam mất tích tại Pháp

Cảnh sát Pháp phát hiện một thi thể tại căn hộ ngoại ô thành phố Paris. Sau khi xác minh, các cơ quan chức năng Pháp xác định đây là công dân Việt Nam.
Bộ Ngoại giao thông tin về vụ du học sinh Việt mất tích và qua đời tại Pháp

Bộ Ngoại giao thông tin về vụ du học sinh Việt mất tích và qua đời tại Pháp

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã thông tin về vụ việc một nữ du học sinh của Việt Nam mất tích và qua đời sau đó tại Pháp.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đúng thời điểm, hợp lòng người

Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đúng thời điểm, hợp lòng người

Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là một sự kiện bước ngoặt trong quan hệ Việt-Hàn.
Ngoại giao kinh tế Bangladesh: Tranh thủ nguồn lực láng giềng

Ngoại giao kinh tế Bangladesh: Tranh thủ nguồn lực láng giềng

Ngoại giao kinh tế trở thành xung lực giúp Bangladesh vận động hỗ trợ từ Trung Quốc và Ấn Độ, giúp đẩy mạnh tăng trưởng trong nước.
Ngoại giao khí hậu của Ấn Độ: Khẳng định vị thế dẫn đầu công nghệ xanh ở Nam bán cầu

Ngoại giao khí hậu của Ấn Độ: Khẳng định vị thế dẫn đầu công nghệ xanh ở Nam bán cầu

Ngoại giao khí hậu của Ấn Độ nổi lên như học thuyết đối ngoại chiến lược, thể hiện thông qua những thành tựu lớn mà nước này gặt hái.
Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo: Mở ra thời kỳ phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Croatia

Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo: Mở ra thời kỳ phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Croatia

Theo Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo, 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là dấu mốc mở ra thời kỳ phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Croatia.
Bộ trưởng Ngoại giao Croatia: Hướng tới tương lai ngập tràn cơ hội hợp tác và phát triển cùng Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Croatia: Hướng tới tương lai ngập tràn cơ hội hợp tác và phát triển cùng Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Croatia Gordan Grlic Radman đánh giá quan hệ Việt Nam-Croatia trải qua ba thập kỷ với tình hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng.
Tân Đại sứ Nhật Bản quyết tâm dành mọi sức lực để cụ thể hóa ý chí cấp cao Nhật-Việt

Tân Đại sứ Nhật Bản quyết tâm dành mọi sức lực để cụ thể hóa ý chí cấp cao Nhật-Việt

Mặc dù quan hệ song phương đã có được nền tảng tốt đẹp nhưng theo tân Đại sứ Nhật Bản Ito Naoki những 'chân trời' hợp tác vẫn còn rất rộng mở.
Phiên bản di động