Nhỏ Bình thường Lớn

Khai mạc kỳ họp 36 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thảo luận 3 dự án Luật, chất vấn và trả lời chất vấn; phê chuẩn bổ nhiệm Đại sứ

Trong 4 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến đối với nhiều nội dung quan trọng để đảm bảo chất lượng, hiệu quả cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Khai mạc kỳ họp 36 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thảo luận 3 dự án Luật, chất vấn và trả lời chất vấn; phê chuẩn bổ nhiệm Đại sứ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên khai mạc Kỳ họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sáng 19/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 36.

Tin liên quan
Tiếp tục thúc đẩy cơ quan của Hoa Kỳ xem xét sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam Tiếp tục thúc đẩy cơ quan của Hoa Kỳ xem xét sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Tham dự phiên họp có: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cùng các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Trưởng các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Ban Thư ký Quốc hội.

Cùng dự phiên họp có: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Lê Minh Trí; đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung ương; đại diện các Bộ, ngành có liên quan…

Dành 1,5 ngày tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, căn cứ Chương trình công tác năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên họp thường kỳ thứ 36. Thời gian họp dự kiến trong 4 ngày (từ 19-22/8/2024), trong đó dành 1,5 ngày tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn và xem xét 12 nội dung quan trọng.

Về công tác lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu về 3 dự án luật: Luật Điện lực (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nếu chuẩn bị tốt, quá trình thảo luận đạt sự đồng thuận cao thì Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn. Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 theo quy trình tại một kỳ họp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 vừa qua. Sau đó, các cơ quan có liên quan tiếp tục hoàn chỉnh, trình Hội nghị ĐBQH chuyên trách cho ý kiến (ngày 27 đến 29/8), gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu quốc hội, các cơ quan, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét đề nghị của Chính phủ về việc bổ sung 2 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và Luật Phòng bệnh.

Nhấn mạnh khối lượng các dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 và thứ 9 đã rất lớn, do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị ngay từ bước này, cần xem xét kỹ sự cần thiết của dự án, tính toán việc bổ sung vào thời điểm phù hợp, để vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, vừa bảo đảm tính khả thi của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tránh việc đưa vào rồi đến thời điểm gửi hồ sơ lại chậm, hoãn.

“Với những dự án luật đã được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đề nghị các cơ quan soạn thảo phải chuẩn bị rất kỹ; cơ quan thẩm tra thẩm tra đúng quy trình, đúng quy định. Những vấn đề nào đã chín, đã rõ thì đưa vào Luật, còn những vấn đề chưa chín, chưa rõ, chưa được thực tế kiểm nghiệm chứng minh thì tiếp tục nghiên cứu. Không phải vì thời gian gấp mà bỏ qua các công đoạn theo quy trình của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Về công tác giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành 1,5 ngày (cả ngày 21/8 và sáng ngày 22/8/2024) tiến hành hoạt động chất vấn, qua đó, sẽ đánh giá toàn diện, tổng thể về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023 liên quan đến 9 lĩnh vực:

Nhóm lĩnh vực thứ nhất là nhóm kinh tế - xã hội, do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành, liên quan đến 3 lĩnh vực: Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Công thương; Văn hóa, thể thao và du lịch.

Nhóm lĩnh vực thứ 2 thuộc nhóm nội chính, do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành, liên quan đến 6 lĩnh vực: Tư pháp; Nội vụ; An ninh, trật tự, an toàn xã hội; Thanh tra; Tòa án; Kiểm sát.

Khai mạc kỳ họp 36 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Thảo luận 3 dự án Luật, chất vấn và trả lời chất vấn; phê chuẩn bổ nhiệm Đại sứ
Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp 36 Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phiên chất vấn được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và Nhân dân cả nước theo dõi. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn để làm cơ sở cho các cơ quan triển khai thực hiện và để Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu quốc hội, các vị đại biểu quốc hội giám sát.

Theo Chương trình giám sát năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo của Đoàn giám sát và thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023”; xem xét Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 07/2024 theo thông lệ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của UBTVQH về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tổ chức Diễn đàn Quốc hội về hoạt động giám sát. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là một sáng kiến mới, lần đầu tiên được tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội.

Tại phiên họp thứ 35, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về chủ trương tổ chức hoạt động này. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét, cho ý kiến cụ thể để công tác chuẩn bị và tổ chức Diễn đàn bảo đảm thiết thực, chu đáo, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đạt hiệu quả cao nhất.

Chuẩn bị “từ sớm, từ xa” để đảm bảo chất lượng, hiệu quả cho Kỳ họp thứ 8

Về quyết định các vấn đề quan trọng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến, quyết định 4 nội dung theo thẩm quyền, gồm.

Việc phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ Y tế.

Thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định một số nội dung liên quan đến các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính là đô thị giai đoạn 2023-2025.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 để đầu năm 2025 tập trung cho Đại hội Đảng bộ các cấp; triển khai hiệu quả Kết luận số 48 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 và Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị “về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng”.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét thông qua nghị quyết để xử lý chung một số vấn đề phát sinh trong triển khai sắp xếp đơn vị hành chính. Đối với việc sắp xếp cụ thể của các địa phương, khi Chính phủ gửi hồ sơ, UBTVQH sẽ bố trí thời gian để xem xét một cách tập trung, mỗi lần bố trí xem xét việc sắp xếp của 10 đến 20 địa phương, tránh phân tán, rải rác quá nhiều lần.

Nhấn mạnh khối lượng công việc của phiên họp lớn, nhiều nội dung khó, phức tạp, yêu cầu cao, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan báo cáo ngắn gọn - rõ, đúng thời gian cho phép; các đồng chí thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung phát biểu đi thẳng vào vấn đề; tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau; bảo đảm tiến độ, chất lượng của phiên họp. Đây cũng là một bước chuẩn bị “từ sớm, từ xa” để đảm bảo chất lượng, hiệu quả cho Kỳ họp thứ 8.

Đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành đảm bảo tiến độ chuẩn bị các dự án luật theo đúng yêu cầu, tránh việc đăng ký vào chương trình nhưng lại không chuẩn bị kịp, dẫn tới phải điều chỉnh chương trình phiên họp, ảnh hưởng tới các nội dung khác.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, thời gian qua, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga không ngừng được củng ...

Việt Nam và Brunei luôn sát cánh trên các chặng đường phát triển đất nước

Việt Nam và Brunei luôn sát cánh trên các chặng đường phát triển đất nước

Ngày 10/8, Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei đã tổ chức tiệc chiêu đãi kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9.

Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Bổ sung quy định nghiêm cấm mua bán bào thai

Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Bổ sung quy định nghiêm cấm mua bán bào thai

Tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, sáng 13/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc ...

Phối hợp triển khai hiệu quả công tác giữa 4 cơ quan đối ngoại

Phối hợp triển khai hiệu quả công tác giữa 4 cơ quan đối ngoại

Chiều ngày 13/8, tại Nhà khách Chính phủ, diễn ra Hội nghị phối hợp triển khai công tác đối ngoại năm 2024 giữa Bộ Ngoại ...

Tin cũ hơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào
Trung Quốc bắn 21 phát đại bác chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước Trung Quốc bắn 21 phát đại bác chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước
Thư mừng bà Paetongtarn Shinawatra được phê chuẩn làm Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Thư mừng bà Paetongtarn Shinawatra được phê chuẩn làm Thủ tướng Vương quốc Thái Lan
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc
Bạn bè Trung Quốc chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ về Việt Nam với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm Bạn bè Trung Quốc chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ về Việt Nam với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Sân bay quốc tế Bắc Kinh rực rỡ cờ hoa chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân Sân bay quốc tế Bắc Kinh rực rỡ cờ hoa chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cảm ơn Quảng Đông đã gìn giữ, bảo tồn chu đáo các chứng tích lịch sử quan trọng trong tiến trình cách mạng Việt Nam Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cảm ơn Quảng Đông đã gìn giữ, bảo tồn chu đáo các chứng tích lịch sử quan trọng trong tiến trình cách mạng Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động đợt thi đua cao điểm hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động đợt thi đua cao điểm hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân dâng hoa tại mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái, thăm Di tích trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân dâng hoa tại mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái, thăm Di tích trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Sẽ xem xét một số vấn đề quan trọng tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 19/8 Sẽ xem xét một số vấn đề quan trọng tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 19/8
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đến Quảng Đông, bắt đầu hoạt động đầu tiên tại Trung Quốc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đến Quảng Đông, bắt đầu hoạt động đầu tiên tại Trung Quốc
Cách mạng Tháng Tám - 'chìa khóa' mở ra thắng lợi của cách mạng Việt Nam mọi thời đại Cách mạng Tháng Tám - 'chìa khóa' mở ra thắng lợi của cách mạng Việt Nam mọi thời đại