Khai mạc Phiên họp thứ 22 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 12/3, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 22. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180312233452 Chủ tịch Quốc hội tiếp Đoàn Mạng lưới Nghị viện của WB và IMF
tin nhap 20180312233452 Chủ tịch Quốc hội dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết phiên họp sẽ diễn ra trong hai đợt. Đợt 1 diễn ra từ ngày 12-13/3; đợt 2 diễn ra từ ngày 19-20/3.

tin nhap 20180312233452
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các dự án Luật, gồm dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; dự án Luật Đo đạc và bản đồ; dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi); dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế.

Cũng tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét việc cho thôi nhiệm vụ với ông Ngô Đức Mạnh đã được phân công nhiệm vụ làm Đại sứ tại Liên bang Nga; cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.

Chủ tịch Quốc hội cho biết Chương trình tại Phiên họp thứ 22 có điều chỉnh so với dự kiến chương trình gửi cho các thành viên của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan. Cụ thể, không xem xét việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu và phê chuẩn và sẽ thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm vào Kỳ họp Quốc hội thứ hai của năm nay.

Ngoài ra, rút 3 dự án luật do chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng chuẩn bị, gồm Luật Cảnh sát biển, Luật Quản lý phát triển đô thị do chưa được các Ủy ban thẩm tra do ban soạn thảo gửi tài liệu chậm; dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sau khi thẩm tra cho thấy chưa bảo đảm điều kiện để trình phiên họp này vì cần lấy thêm ý kiến của một số cơ quan chức năng.

Tiếp đó, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Nghị định quy định về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.

Tờ trình về việc ban hành Nghị định của Chính phủ quy định hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, từ ngày 1/1/2017, Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 chính thức có hiệu lực, trong đó thủy lợi phí là một trong 17 loại phí chuyển sang cơ chế giá do Nhà nước định giá, thực hiện theo quy định của Luật Giá số 11/2012/QH13.

Tuy nhiên, Luật Giá không quy định đối tượng miễn hoặc hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Chính sách hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được quy định tại Điều 36 Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2018.

Do đó, từ ngày 1/1/2017 đến 30/6/2018, các đối tượng được hưởng chính sách miễn thủy lợi phí như trước đây sẽ phải trả tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi cho các tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi về nguyên tắc sẽ không tiếp tục được hưởng các hỗ trợ của Nhà nước.

Để kịp thời khắc phục khoảng trống pháp lý trong thời gian chuyển tiếp từ khi Luật Phí và lệ phí từ ngày 1/1/2017 đến khi Luật Thủy lợi có hiệu lực thi hành từ ngày 30/6/2018, đồng thời đảm bảo chính sách an sinh xã hội đã thực hiện bằng chính sách miễn thu thủy lợi phí từ năm 2008-2016, việc ban hành Nghị định quy định về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi là cần thiết và cấp bách.

Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày nêu rõ, Ủy ban Tài chính-Ngân sách nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết phải tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi nhằm hỗ trợ nông dân ổn định sản xuất nông nghiệp.

Đồng thời, để xử lý khoảng trống pháp lý từ thời điểm Luật Phí và lệ phí có hiệu lực từ 1/1/2017 khi chuyển thủy lợi phí sang cơ chế giá, theo đó không có quy định về miễn, giảm hoặc hỗ trợ thủy lợi phí theo các chính sách hiện hành đến khi Luật Thủy lợi có hiệu lực thi hành từ 1/7/2018 cần phải ban hành nghị định mới quy định về vấn đề này.

Do đó, việc Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi ban hành nghị định này là phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Về đối tượng được hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, trên thực tế, các đối tượng nêu trong Nghị định 67/NĐ-CP đã được miễn thủy lợi phí trong năm 2017 và đã được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua dự toán để chi trả cho các đối tượng này trong năm 2018.

Do đó, nghị định này cần đảm bảo quy định các đối tượng được hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi phải là các đối tượng được miễn thủy lợi phí tại Nghị định 67/NĐ-CP.

Tuy nhiên, qua rà soát, Ủy ban Tài chính và Ngân sách nhận thấy, khoản 1 Điều 3 của Dự thảo nghị định đã quy định đối tượng hẹp hơn so với điểm a khoản 4 Điều 1 của Nghị định 67/NĐ-CP. Theo đó, chỉ hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân nông dân có diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, diện tích đất trồng cây hàng năm... , trong khi Nghị định 67 quy định rộng hơn, bao gồm tất cả các đối tượng (pháp nhân và cá nhân). Từ đó, đề nghị Chính phủ cần rà soát, bổ sung đối tượng cho phù hợp với Nghị định 67/NĐ-CP.

Về mức hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, Dự thảo nghị định quy định rộng hơn Thông tư 280 về đối tượng ở khoản 4 Điều 4. Trong khi đây là nội dung có trong Nghị định 67/NĐ-CP, song Nghị định số 67/NĐ-CP lại quy định nội dung này gồm 8 đối tượng khác nhau.

Vì vậy, Ủy ban Tài chính và Ngân sách đề nghị Chính phủ cần rà soát để bảo đảm thống nhất về các quy định nào đã được áp dụng để hỗ trợ trong năm 2017 và lập dự toán trong năm 2018 để bổ sung hoặc loại bỏ trong dự thảo Nghị định.

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với nội dung Chính phủ trình. Có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung một điều quy định về trách nhiệm của hộ gia đình và cá nhân trong việc sử dụng nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để đảm bảo tiết kiệm và nâng cao trách nhiệm của các đối tượng sử dụng nước.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, cần thiết phải có sự tính toán, kiểm soát, để tránh lãng phí trong sử dụng nước, nhất là khi việc sử dụng nước đang được ngân sách hỗ trợ.

Nhất trí với quan điểm của Bộ trưởng Bộ Tài chính là “không mở rộng đối tượng, không tăng chi ngân sách,” tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định lưu ý với việc đối tượng hỗ trợ tại dự thảo được thu hẹp hơn so với trước, Chính phủ cần có sự xem xét, giải thích để tránh bỏ sót, bỏ lọt đối tượng hỗ trợ.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ về việc ban hành Nghị định thực hiện trong giai đoạn từ 1/1/2017 đến 30/6/2018 để khắc phục khoảng trống pháp lý.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cơ bản thống nhất với mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ, phương thức hỗ trợ quy định tại dự thảo nghị định.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, phải trên nguyên tắc không mở rộng đối tượng, không tăng chi ngân sách; đồng thời đề nghị rà soát lại các đối tượng được hưởng hỗ trợ trên tinh thần Nghị định 67, không bỏ sót bỏ lọt nhưng cũng không tăng đối tượng mới.

Đối với người nghèo, sẽ được hỗ trợ cho toàn bộ các hoạt động sản xuất thay vì chỉ một số hoạt động như các đối tượng khác.

Cũng trong sáng 12/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đo đạc và bản đồ.

tin nhap 20180312233452
Ngành tài chính cần bắt tay triển khai các nhiệm vụ ngay từ đầu năm

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu ngành tài chính cần bắt tay triển khai các nhiệm vụ ngay từ đầu năm, vì 2018 là năm ...

tin nhap 20180312233452
Chủ tịch nước mừng thọ Trung tướng Đặng Quân Thụy tròn 90 tuổi

Chiều 24/2, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tới mừng thọ Trung tướng Đặng Quân Thụy, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ ...

tin nhap 20180312233452
Thủ tướng chúc thọ Trung tướng Đặng Quân Thụy

Chiều 23/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thường trực Chính phủ đã tới mừng thọ Trung tướng Đặng Quân Thụy, nguyên Phó Chủ tịch ...

tin nhap 20180312233452
Chú trọng đấu tranh với buôn lậu, gian lận thương mại

Ngày 21/2, thăm và chúc Tết cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Tổng cục Hải quan, Phó Chủ tịch Quốc hội ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 6/5: Leo dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 6/5: Leo dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 6/5, cả dầu Brent và WTI đều bắt đầu tuần mới bằng cách quay đầu leo dốc nhẹ gần 0,5%.
Bánh mì baguette dài 140,5m lập kỷ lục Guinness thế giới mới

Bánh mì baguette dài 140,5m lập kỷ lục Guinness thế giới mới

Nhóm thợ bánh mì Pháp lập kỷ lục Guinness thế giới mới bằng việc làm ra chiếc bánh mì baguette dài 140,5m, dài gấp 235 lần so với chiếc truyền ...
Giá heo hơi hôm nay 6/5: Giá heo hơi tăng rải rác, sức cầu giảm, nguồn cung cũng giảm theo

Giá heo hơi hôm nay 6/5: Giá heo hơi tăng rải rác, sức cầu giảm, nguồn cung cũng giảm theo

Giá heo hơi hôm nay 6/5 chung xu hướng tăng trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Sử dụng đèn pha gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

Sử dụng đèn pha gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi, người tham gia giao thông sử dụng đèn pha gây tại nạn thì bị xử lý như thế nào? - Độc giả Chi Lan
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động