Khai mạc phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến các nội dung quan trọng

Nhất Phong
Sáng 12/7, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 24 để xem xét, cho ý kiến về các nội dung quan trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khai mạc phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến các nội dung quan trọng
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp lần thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 12/7. (Nguồn: quochoi.vn)

Cùng dự phiên họp có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội và đại diện các Bộ, ngành, cơ quan hữu quan.

Tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và chương trình của Quốc hội

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự kiến trong 2,5 ngày phiên họp thường kỳ tháng 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phiên họp thứ 24 sẽ xem xét cho ý kiến về các nội dung quan trọng.

Về công tác xây dựng pháp luật, tại phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là 2 dự án luật đã được Quốc hội quyết định trong Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Tin liên quan
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp xúc cử tri Vĩnh Phúc sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp xúc cử tri Vĩnh Phúc sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Theo tiến độ, Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6 và xem xét quyết định thông qua tại Kỳ họp thứ 7. Hai dự án Luật này đã được chuẩn bị khá lâu và cho đến nay, theo đề xuất của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã đủ điều kiện để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sớm để các cơ quan, tổ chức hữu quan, nhất là các cơ quan chủ trì soạn thảo có thêm thời gian để nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện để có chất lượng tốt nhất.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét và biểu quyết thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong giai đoạn trước, 2019-2021, việc sắp xếp đơn vị hành chính đã được triển khai tốt theo tinh thần Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có giám sát chuyên đề về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021.

Trên cơ sở Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tục sắp xếp đơn vị cấp huyện, cấp xã, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ phối hợp với các ban, bộ, ngành liên quan, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, nhất là Ủy ban Pháp luật chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung của dự thảo Nghị quyết này. Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến sơ bộ về nội dung này.

Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm, việc sớm ban hành nghị quyết này sẽ tạo điều kiện để Chính phủ, các bộ và các địa phương tổ chức triển khai. Thực tế qua tiếp xúc cử tri cho thấy cử tri rất mong muốn sớm triển khai vấn đề này. Chính phủ và các cơ quan tổ chức hữu quan, các địa phương đã chuẩn bị một bước để phục vụ kịp thời cho Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ xem xét để kịp thời thể chế hóa Nghị quyết 37-NQ/TW, Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị là một nội dung rất quan trọng trong tổng thể thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về sắp xếp, tinh giản bộ máy biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của quản lý nhà nước, bối cảnh ở đây là Nghị quyết 27-NQ/TW của Trung ương khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là nội dung rất quan trọng, mang tính cấp bách, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Khai mạc phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Các đại biểu khách mời tham dự phiên họp. (Nguồn: quochoi.vn)

Chắc chắn, kỹ lưỡng và thận trọng

Về công tác giám sát, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về kết quả giám sát bước đầu về chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông”. Đây là vấn đề rất quan trọng được Nhân dân, cử tri và dư luận rất quan tâm. Đoàn giám sát đã tổ chức làm việc rất công phu.

Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội đã nghe báo cáo và cho ý kiến 2 lần rồi. Để đảm bảo tính thận trọng cũng như chất lượng cao nhất, lần này Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chính thức toàn thể lần đầu, cho ý kiến sơ bộ để Đoàn giám sát nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát, đồng thời sẽ chính thức làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chính phủ trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát chính thức vào phiên họp thường kỳ của tháng 8. Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là cách làm chắc chắn, kỹ lưỡng và thận trọng.

Cũng như các phiên họp thường kỳ khác, trong phiên họp thường kỳ tháng 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về công tác dân nguyện của Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cho biết, vừa qua Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục có những tìm tòi, đổi mới. Nếu như trươc đây công tác dân nguyện chỉ được xem xét 1 năm 2 lần tại các kỳ họp của Quốc hội bằng hình thức gửi báo cáo.

Trong nhiệm kỳ này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có một đổi mới quan trọng là xem xét báo cáo công tác dân nguyện hàng tháng để cùng với Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan như Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân để giải quyết kịp thời những ý kiến, kiến nghị cử tri, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ V vừa qua, cử tri đánh giá rất cao việc Quốc hội đã bố trí thời gian để thảo luận tại hội trường và phát thanh truyền hình trực tiếp phiên họp rất quan trọng này. Tiếp nối kết quả đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét về kết quả công tác dân nguyện của tháng.

TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Việc sửa đổi, bổ sung hai dự án luật xuất cảnh, nhập cảnh là cần thiết trong tình hình hiện nay

Một nội dung quan trọng khác mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và chuẩn bị kỹ lưỡng từ sớm là về Báo cáo tổng kết 10 năm việc thực hiện Nghị quyết liên tịch 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27/9/2012 giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ đây là một trong những nội dung nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Chương trình hành động toàn khóa của Đảng đoàn Quốc hội. Nghị quyết liên tịch 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN đã được ban hành và triển khai thi hành 10 năm.

Mười năm qua tình hình đã có nhiều thay đổi, phương thức hoạt động của Quốc hội tiếp tục có những thay đổi như họp trực tuyến kết hợp với trực tiếp trước đây không có hay việc vận động bầu cử, tiếp xúc cử tri cũng có nhiều thay đổi. Trong quá trình 10 năm qua cũng thu được rất nhiều kết quả.

Có nhiều nội dung, luật pháp cũng đã có thay đổi phải điều chỉnh cho phù hợp và thực tiễn yêu cầu chất lượng hoạt động của Quốc hội ngày càng phải được nâng lên. Do đó việc tổng kết Nghị quyết 525 là rất cần thiết, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Chủ tịch Quốc hội cho biết tại phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe cho ý kiến về kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 525, trên cơ sở đó sẽ ban hành kết luận để cho chủ trương định hướng về việc có sửa đổi hay không và sửa đổi thì theo hướng nào, phân công cơ quan chủ trì thẩm tra, công tác phối hợp giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xem xét xây dựng để sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết quan trọng này.

Khai mạc phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Toàn cảnh phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thứ 24. (Nguồn: quochoi.vn)

Xem xét các vấn đề để quyết định tại Kỳ họp thứ 6

Cũng tại phiên họp thường kỳ tháng 7 này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổng kết Kỳ họp thứ 5 và cho ý kiến bước đầu về chương trình, nội dung, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV. Trên cơ sở ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, nhất là ý kiến của Nhân dân và cử tri, Tổng Thư ký Quốc hội đã xây dựng báo cáo tổng kết Kỳ họp thứ 5.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đánh giá những mặt được, những mặt tích cực, những kết quả quan trọng và những tìm tòi, tiếp tục đổi mới sáng tạo, đồng thời chỉ rõ những nội dung cần phải cần rút kinh nghiệm để làm tốt hơn.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội chủ động nghiên cứu, đề xuất cho ý kiến đối với những nội dung lớn Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phối hợp với Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 6, bên cạnh những nội dung đã rõ, còn nhiệm vụ đang giao các cơ quan nghiên cứu.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các cơ quan cùng nhau phối hợp tổ chức để xác định sớm nội dung, để sau phiên họp này xác định được danh mục những dự án luật, dự thảo, nghị quyết, những công việc Quốc hội phải xem xét quyết định tại kỳ họp để cho các bộ, các ngành chủ động triển khai, chuẩn bị, khắc phục được việc chậm gửi tài liệu, hồ sơ kỳ họp cho đại biểu Quôc hội.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, thời gian của phiên họp không nhiều, nội dung khá phong phú, đề nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu tài liệu, phát huy kết quả những phiên họp trước, cố gắng phát biểu sâu và liên tục, cho ý kiến để phiên họp đạt kết quả tốt nhất.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 12/6, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp giữa hai đợt của Kỳ họp thứ 5, Quốc ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Việc sửa đổi, bổ sung hai dự án luật xuất cảnh, nhập cảnh là cần thiết trong tình hình hiện nay

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Việc sửa đổi, bổ sung hai dự án luật xuất cảnh, nhập cảnh là cần thiết trong tình hình hiện nay

Chiều ngày 27/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc đã tham gia thảo luận tại tổ 5 ...

Nóng về bình ổn giá, hỗ trợ nông dân, phòng chữa cháy

Nóng về bình ổn giá, hỗ trợ nông dân, phòng chữa cháy

Sáng 1/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh ...

Đại biểu Quốc hội: đánh giá kỹ tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các tổ chức tín dụng, đặc biệt trong sở hữu chéo nhằm hạn chế thao túng

Đại biểu Quốc hội: đánh giá kỹ tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các tổ chức tín dụng, đặc biệt trong sở hữu chéo nhằm hạn chế thao túng

Thảo luận về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ cơ sở, đánh ...

Các kết quả quan trọng của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Các kết quả quan trọng của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Chiều 24/6, ngay sau khi Quốc hội họp phiên bế mạc, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì họp báo công ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ 18-22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Khởi động Tuần hợp tác lưu vực sông Hồng Việt Nam - Trung Quốc.

Sự kiện là hoạt động thiết thực trước thềm kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.
Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Lần thứ 8 liên tiếp, Việt Nam được vinh danh là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 100 sân golf 18 hố và sân tập đang hoạt động, trong đó nhiều sân đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Tại Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo và trình Trung ương quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ theo thẩm ...
Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Theo truyền thông Hàn Quốc, hai nhà sản xuất ô tô Hyundai và GM sẽ hợp tác làm xe bán tải và sử dụng chéo các sản phẩm của nhau.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động