TIN LIÊN QUAN | |
Dầu lửa sắp hết "thời hoàng kim" | |
Vũ khí dầu lửa hết thời? |
Dù có những lúc trồi sụt, nhưng với sự hỗ trợ của nhiều yếu tố, giá dầu đang liên tục phục hồi. Nửa đầu tháng 10, giá dầu WTI có lúc đã lên ngưỡng
76 USD/thùng và giá dầu Brent vượt 85 USD/thùng, mức cao nhất trong gần 4 năm, khi giới đầu tư lo ngại các biện pháp trừng phạt của Mỹ được tái áp đầy đủ lên Iran vào đầu tháng 11, sẽ khiến nguồn cung từ quốc gia Trung Đông này giảm tới 2 triệu thùng/ngày. Lo ngại càng gia tăng, khi Mỹ dọa trừng phạt Saudi Arabia vì vụ biến mất của nhà báo có tư tưởng đối lập Jamal Khashoggi, còn Riyadh cũng đã ngầm cảnh báo có thể dùng dầu lửa làm vũ khí để đáp trả…
100 USD/ thùng, tại sao không?
Các chuyên gia ước tính, nguồn cung toàn cầu có thể bị gián đoạn trong thời gian tới khi lệnh tái trừng phạt Iran có hiệu lực. Từ đầu năm tới nay, Iran - quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ 3 OPEC cung cấp trung bình 2,5 triệu thùng dầu/ngày, tương đương 2,5% lượng dầu tiêu thụ toàn cầu. Khi Washington tạo áp lực lên các nước buộc ngưng nhập khẩu dầu từ Iran, lượng cung từ nước này có thể giảm khoảng 1,5 triệu thùng/ngày.
Dù có những lúc trồi sụt, song giá dầu thế giới đã có lúc đạt mức cao nhất trong vòng 4 năm qua. |
Trên thực tế, dù phải đến đầu tháng sau, các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với ngành dầu lửa Iran mới có hiệu lực, xuất khẩu dầu thô của nước này đã giảm nhanh hơn dự kiến và dường như ngay lập tức đã có tác động đến thị trường. Ngay trong tháng 9, lần đầu tiên trong 6 năm qua Hàn Quốc đã không nhập dầu từ Iran. Động thái này càng khiến thị trường tin vào khả năng những tác động của lệnh tái trừng phạt là có thật. Đà phục hồi giá theo đó cũng trở nên mong manh.
Tuy vậy, một số nhà phân tích cho rằng, phần sản lượng dầu hao hụt đó hiện đang được bù đắp một phần bởi nguồn cung tăng thêm từ các nước sản xuất dầu lớn như Saudi Arabia và Nga. Cùng với những tuyên bố bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ Saudi Arabia, số liệu thực tế của OPEC cũng cho thấy, sản lượng dầu của khối này tăng thêm 100.000 thùng/ngày trong tháng 9, đạt mức 32,78 triệu thùng/ngày, trong đó chủ yếu là sản lượng tăng thêm của Saudi Arabia và một số nước ngoài OPEC, trong đó có Mỹ. Tuy nhiên, hiện giới giao dịch dầu lửa vẫn nghi ngờ về khả năng cung cấp của hai “thủ lĩnh” dầu mỏ là Saudi Arabia và Nga, trong việc bù đắp đầy đủ sự hao hụt nguồn cung dầu từ Iran.
Không chỉ có vậy, tình hình chính trị ở Trung Đông vẫn đang có nhiều bấp bênh khiến nguồn cung dầu thêm xáo trộn. Saudi Arabia đang chịu sức ép sau vụ nhà báo Jamal Khashoggi biến mất ngày 2/10, khi đến lãnh sự quán Saudi Arabia tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố Mỹ sẽ điều tra đến cùng và trừng phạt nặng Saudi Arabia nếu Khashoggi thật sự bị sát hại. Đáp lại, Riyadh khẳng định, sẽ đáp trả mạnh mẽ nếu phải nhận bất kỳ sự trừng phạt nào, đồng thời tự tin “kinh tế Saudi Arabia luôn có sức ảnh hưởng cũng như vai trò quan trọng đối với kinh tế toàn cầu”.
Việc Saudi Arabia sử dụng dầu lửa như một thứ vũ khí đã từng có tiền lệ. Cách đây 45 năm, Saudi Arabia và các đồng minh đã cắt nguồn cung dầu lửa cho Mỹ để phản đối việc Washington hậu thuẫn Israel. Giá dầu lửa khi đó tăng gấp 4 lần, gây ra một cú sốc lớn cho nền kinh tế toàn cầu. Nếu điều đó lại xảy ra, khi Washington áp lệnh trừng phạt lên Riyadh, giá dầu được giới chuyên gia cảnh báo sẽ tăng vọt lên mức 200 USD/thùng.
Trên thực tế, thị trường dầu lửa thế giới đã có nhiều thay đổi bởi sản lượng dầu thô của Mỹ tăng gấp đôi trong vòng 1 thập kỷ qua. Mỹ đã giảm bớt được rất nhiều sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu từ Saudi Arabia so với trước, nhưng Vương quốc vùng Vịnh này vẫn là nguồn dầu nước ngoài lớn thứ hai của Mỹ, chỉ sau Canada. Tuy nhiên, thế giới và cả nước Mỹ vẫn cần đến dầu của Saudi Arabia, nên bất kỳ động thái giảm nguồn cung dầu nào từ nước này đều có thể đẩy giá dầu toàn cầu đi lên.
Vùng báo động đỏ
Trong một diễn biến có liên quan, sau khi không thể thúc ép OPEC bơm nhiều dầu hơn để bù đắp lượng cung thiếu hụt nhằm giảm giá dầu, Tổng thống Mỹ Trump được cho là có thể theo đuổi một bước đi trực tiếp hơn, đó là khai thác dự trữ dầu mỏ chiến lược quốc gia (SPR). Trong lịch sử, Tổng thống Bill Clinton đã từng khai thác yếu tố này hai tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000, với nỗ lực giảm giá dầu trực tiếp.
Một địa điểm khai thác dầu dễ dàng ở Trung Đông. |
Với việc chưa đầy hai tháng trước cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ, giá dầu leo lên mức cao nhất trong 4 năm, những “lão làng” trong ngành dầu thế giới tin rằng, vấn đề hiện chỉ là khi nào, chứ không phải là ông Trump có cho phép sử dụng hay không. Và khả năng, Tổng thống Trump sử dụng “vũ khí” này được cho là ngày một tăng lên.
Dư luận chắc chưa quên Tổng thống Trump đã chỉ trích OPEC tại Liên hợp quốc hôm 25/9, “Chúng tôi sẽ không chấp nhận những mức giá khủng khiếp lâu hơn nữa. Giá dầu tăng khoảng 40% trong vòng 12 tháng qua”. Ông Trump đã nói. Nhưng hiện chưa thấy Nhà Trắng ra dấu hiệu xem xét sử dụng SPR, hơn nữa một số nhà đầu tư nhân tin rằng, một động thái như vậy cũng không có tác động nhiều đến giá dầu, hoặc nó chỉ có thể khiến giá tăng lên một vài USD.
Giá dầu đang đi vào “vùng báo động đỏ” là lời cảnh báo mà Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg ngày 9/10. Trong cuộc trao đổi này, ông Birol nhận định, giá năng lượng đắt đỏ “đã quay trở lại đúng vào một thời điểm xấu, khi nền kinh tế toàn cầu đang suy giảm đà tăng trưởng. Chúng ta thực sự cần có thêm dầu để kích thích tăng trưởng”.
Saudi Arabia hậu dầu lửa Khó xoay chuyển giá dầu, Saudi Arabia lên kế hoạch đại tu nền kinh tế chuẩn bị cho “thời hậu dầu lửa”. |
Shell và Exxon Mobil sống tốt trong bão giá dầu Bí quyết của họ là gì, trong khi không ít “đại gia” dầu lửa khác của thế giới đang điêu đứng? |
Giá dầu còn nhảy múa? Dầu lửa vừa có những phiên khởi sắc, sau chuỗi ngày dài tụt dốc. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, giá dầu sẽ còn ... |