Khi Dòng chảy phương Bắc - ‘dây rốn’ đưa khí đốt Nga tới châu Âu ‘khó ở’…

Hải An
Trở thành “vũ khí” trong cuộc chiến kinh tế, việc có hoạt động hay không và hoạt động với công suất như thế nào của các đường ống thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) đưa khí đốt từ Nga sang châu Âu đang khiến EU thực sự “đau đầu”.
Theo dõi TGVN trên
Khi Dòng chảy phương Bắc - ‘dây rốn’ đưa khí đốt Nga tới châu Âu ‘khó ở’… (Nguồn: Reuters)
Năm 2011, sự ra mắt của Dòng chảy phương Bắc 1 là một phần trong quá trình mở rộng quan hệ giữa Đức và Nga. (Nguồn: Reuters)

Trong khi đó, Nga vẫn đang kiếm "bộn tiền" từ nguồn nhiên liệu này.

Công cụ cho cuộc chiến kinh tế

Zug (Thụy Sỹ) được biết đến với một vài điều khác biệt. Khung cảnh tuyệt vời của đỉnh núi Alpine nơi đây từng được nhà văn Mark Twain miêu tả chi tiết đầy tình cảm.

Zug cũng nổi tiếng là “thiên đường thuế thấp” và là nơi đặt trụ sở công ty điều hành dòng khí đốt từ Nga sang châu Âu thông qua một đường ống trị giá gần 12 tỷ USD có tên Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2).

Tháng 2/2022, khi Nga chính thức công nhận độc lập cho 2 khu vực ly khai ở miền Đông Ukraine, chính phủ Đức đình chỉ hoàn toàn quá trình cấp giấy chứng nhận cho dự án dẫn khí trên. Và cho đến nay, dù đã được hoàn thành, Dòng chảy phương Bắc 2 vẫn chưa được đưa vào sử dụng.

Cũng liên quan tới năng lượng, kể từ khi bắt đầu được đưa vào hoạt động năm 2011, đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) đã là một loại “dây rốn” kết nối châu Âu với phần lớn nguồn cung năng lượng, thứ hàng hóa thiết yếu để người dân châu lục này giữ ấm và thắp sáng.

Tính đến năm 2020, Nga cung cấp gần 1/5 lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu vào Pháp, khoảng 2/3 khí đốt ở Đức và 100% ở Czech.

Nhưng đường ống huyết mạch này đã trở thành công cụ cho cuộc chiến kinh tế giữa Nga và phương Tây liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow ở Ukraine.

Gần đây, Dòng chảy phương Bắc 1 tiếp tục hoạt động trở lại sau khi tuabin khí được bảo trì theo lịch trình. Tuy nhiên, công suất bơm giảm mạnh đã gây ra nhiều lo lắng cho các nước châu Âu.

Trước một tương lai không chắc chắn về nguồn cung, các nhà nhập khẩu buộc phải bơm nhiều khí đốt nhất có thể qua đường ống dẫn dài 1.200 km vào các bể chứa dự trữ. Gần đây, kho chứa khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Nga của Đức đã đạt 67% công suất, tăng từ 36% trong tháng 5.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (29/7-4/8): Nga ‘đánh tiếng’ về Dòng chảy phương Bắc 2, EU loay hoay giải bài toán khó khí đốt, nhà bán lẻ Mỹ vẫn lạc quan Kinh tế thế giới nổi bật (29/7-4/8): Nga ‘đánh tiếng’ về Dòng chảy phương Bắc 2, EU loay hoay giải bài toán khó khí đốt, nhà bán lẻ Mỹ vẫn lạc quan

Tuy vậy, có một điều có vẻ chắc chắn: Châu Âu cuối cùng cũng có ý định ngừng mua khí đốt của Nga.

Điều đó có thể khiến Dòng chảy phương Bắc 1 trở thành một trong số các công trình cơ sở hạ tầng hoành tráng trở nên vô dụng. Nó cũng như một lời nhắc nhở rằng ngay cả những kế hoạch với mục đích tốt cũng có thể bị rẽ ngang.

Hơn một thập niên trước, sự ra mắt của Dòng chảy phương Bắc 1 là một phần trong quá trình mở rộng quan hệ giữa Đức và Nga.

Một giám đốc điều hành của Dòng chảy phương Bắc đã gọi dự án này là “một biểu tượng quan trọng của mối quan hệ ràng buộc giữa các quốc gia về chính trị, kinh tế và văn hóa”.

Các nhà lãnh đạo Nga nói thêm: "Đây là đóng góp của chúng tôi cho an ninh năng lượng của châu Âu".

Hiện nay, tình hình địa chính trị đã khiến mối quan hệ đó trở nên rạn nứt và ngày càng căng thẳng.

Cuống cuồng lo dự trữ

Dòng chảy phương Bắc 1 là đường ống dẫn khí đốt dưới biển dài nhất thế giới, chạy qua biển Baltic từ Nga đến Đức và đã hoạt động được hơn một thập niên. Theo thông tin trên trang web của Nord Stream, khí đốt từ Nga được vận chuyển đến thị trấn Lubmin (Đức), rồi từ đó tiếp tục được chuyển đến Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Anh và Hà Lan.

Dự án Nord Stream 1 ngay từ đầu đã bị chỉ trích vì bỏ qua các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, bao gồm cả Ukraine, khiến họ rơi vào tình thế bất lợi. Các nhà quan sát cũng lưu ý rằng, có thể chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi Nga sử dụng khí đốt tự nhiên như một “vũ khí kinh tế”.

Dự án tiếp tục được phát triển vào năm 2008 và khí đốt tiếp tục chảy vào năm 2014 khi Nga sáp nhập Crimea.

Khoảng một tuần sau khi Nga triển khai chiến dịch tại Ukraine (24/2/2022), công ty điều hành Nord Stream 1 đã đưa ra tuyên bố khẳng định rằng họ không liên quan đến “người hàng xóm” Nord Stream 2 ở Zug (Thụy Sỹ).

Như đã nhắc tới ở trên, dự án dẫn khí đốt này đã bị Đức đình chỉ hoạt động bởi các lệnh trừng phạt và hiện đang nằm im dưới đáy biển Baltic.

Vài ngày sau khi Mỹ trừng phạt, công ty điều hành Dòng chảy phương Bắc 2 phải tuyên bố phá sản. (Nguồn: Reuters)
Cho đến nay, dù đã được hoàn thành, dự án dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu Dòng chảy phương Bắc 2 vẫn chưa được đưa vào sử dụng. (Nguồn: Reuters)

Cuối tháng 7 vừa qua, khi tập đoàn Gazprom của Nga thông báo cắt giảm lượng khí đốt chảy qua Nord Stream 1 xuống còn 20%, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý cắt giảm tiêu thụ 15% trong mùa Đông này.

Theo đó, các nước EU sẽ giảm 15% nhu cầu tiêu thụ khí đốt ở khu vực trong giai đoạn từ tháng 8/2022-3/2023. Các nước EU được tự nguyện thực hiện các biện pháp hạn chế tiêu thụ khí đốt và, nếu chúng vẫn chưa đủ để đạt mục tiêu nói trên, các hành động giảm tiêu thụ khí đốt bắt buộc có thể kích hoạt khắp 27 nước thành viên của khối này.

Kể từ khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moscow, có khoảng 12 nước EU đã ghi nhận tình trạng gián đoạn hoặc bị cắt giảm dòng chảy khí đốt từ Nga.

Theo nhận định của giới phân tích, giảm tiêu thụ khí đốt 15% sẽ giúp EU tránh được tình trạng mất điện và suy thoái kinh tế sâu hơn. Tuy nhiên, các quốc gia trong khối sẽ phải đưa ra lựa chọn khó khăn khi quyết định ngành công nghiệp thâm dụng năng lượng nào phải hạn chế tiêu thụ khí đốt.

Các tác động từ việc thiếu khí đốt đã được cảm nhận ở Đức. Đèn đường chiếu sáng vào ban đêm mờ hơn, đường phố vắng vẻ hơn. Những hồ bơi ngoài trời đang dần lạnh hơn bởi thiếu hệ sống sưởi ấm.

Hậu quả của việc thiếu khí đốt có thể nghiêm trọng hơn khi nhiệt độ giảm xuống vào mùa Đông đang tới gần. Chính phủ các nước châu Âu có thể phải lựa chọn giữa việc cung cấp điện hoặc nhiệt trong một số trường hợp.

Mới đây, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết: “Sẽ là không khôn ngoan nếu loại trừ khả năng Nga từ bỏ doanh thu từ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu”.

IEA cũng lưu ý rằng, Moscow đã tiến hành dự trữ ngân khố, bằng cách tận dụng sự không chắc chắn của thị trường để tăng gấp đôi số tiền thu được từ xuất khẩu dầu và khí đốt sang châu Âu.

Tuy nhiên, nếu Nord Stream 1 không hoạt động, Nga cũng sẽ phải trả giá, và một sự thiếu hụt lớn trong ngân khố có thể xuất hiện.

Kinh tế thế giới nổi bật (29/7-4/8): Nga ‘đánh tiếng’ về Dòng chảy phương Bắc 2, EU loay hoay giải bài toán khó khí đốt, nhà bán lẻ Mỹ vẫn lạc quan

Kinh tế thế giới nổi bật (29/7-4/8): Nga ‘đánh tiếng’ về Dòng chảy phương Bắc 2, EU loay hoay giải bài toán khó khí đốt, nhà bán lẻ Mỹ vẫn lạc quan

Xung đột Nga-Ukraine khiến thị trường năng lượng thế giới lao đao, OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu khai thác, ông Putin nói Dòng ...

Lệnh trừng phạt Nga phản tác dụng, Moscow dùng khí đốt trả đũa, EU loay hoay chống đỡ

Lệnh trừng phạt Nga phản tác dụng, Moscow dùng khí đốt trả đũa, EU loay hoay chống đỡ

Giới chuyên gia nhận định, các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa Nga-EU gây ra nhiều thiệt hại cho châu Âu hơn cho Moscow ...

(theo weforum.org)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/12 và sáng 8/12: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 15 - Tottenham vs West Ham; lịch thi đấu Ligue 1

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/12 và sáng 8/12: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 15 - Tottenham vs West Ham; lịch thi đấu Ligue 1

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/12 và sáng 8/12: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 15 - Tottenham vs West Ham; Ligue 1 - Brest vs Strasbourg...
Vấn đề con người trong xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045 (kỳ cuối)

Vấn đề con người trong xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045 (kỳ cuối)

Lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN đã đưa ra một tầm nhìn dài hạn dài hạn nhất cho tương lai phát triển của khối - Tầm nhìn Cộng đồng ...
Sao Mai Group và khát vọng phát triển năng lượng tái tạo

Sao Mai Group và khát vọng phát triển năng lượng tái tạo

Sao Mai Group đã phác thảo kế hoạch chi tiết tầm nhìn dài hạn cho việc phát triển năng lượng tái tạo từ nay đến năm 2050.
Thủ môn Filip Nguyễn có quốc tịch Việt Nam, sẵn sàng nhận nhiệm vụ tại đội tuyển quốc gia

Thủ môn Filip Nguyễn có quốc tịch Việt Nam, sẵn sàng nhận nhiệm vụ tại đội tuyển quốc gia

Trang chủ của CLB Công an Hà Nội xác nhận, thủ môn Filip Nguyễn đã có quốc tịch Việt Nam sau thời gian dài hoàn tất các thủ tục cần ...
Việt Nam đăng cai tổ chức Giải Quần vợt vô địch U14 ITF châu Á

Việt Nam đăng cai tổ chức Giải Quần vợt vô địch U14 ITF châu Á

Từ ngày 6 - 19/1/2024, Giải Quần vợt vô địch U14 ITF châu Á sẽ diễn ra với sự tham gia của hơn 70 vận động viên và huấn ...
Sôi động Lễ hội Âm nhạc và bế mạc 'Thái Bình Homecoming'

Sôi động Lễ hội Âm nhạc và bế mạc 'Thái Bình Homecoming'

Lễ hội Âm nhạc 'Thái Bình Homecoming' lần đầu tiên tổ chức tại Thái Bình quy tụ các ngôi sao âm nhạc nổi tiếng của Hàn Quốc, Việt Nam.
Giá cà phê hôm nay 7/12/2023: Giá cà phê đồng loạt tăng mạnh mẽ, vụ thu hoạch tới khó đạt kỷ lục?

Giá cà phê hôm nay 7/12/2023: Giá cà phê đồng loạt tăng mạnh mẽ, vụ thu hoạch tới khó đạt kỷ lục?

Giá cà phê thế giới hồi phục mạnh trên tất cả các sàn phái sinh, do lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung...
Giá tiêu hôm nay 7/12/2023, thị trường khởi sắc, chuyên gia lạc quan, giá hồ tiêu có lực đẩy tăng

Giá tiêu hôm nay 7/12/2023, thị trường khởi sắc, chuyên gia lạc quan, giá hồ tiêu có lực đẩy tăng

Giá tiêu hôm nay 7/12/2023 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 71.500 – 74.500 đồng/kg.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023: Thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023: Thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế

Chiều 6/12 tại Hà Nội, Bộ trưởng Trần Văn Sơn chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023.
Giá cà phê hôm nay 6/12/2023: Giá cà phê còn giảm, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn đợi kỷ lục mới

Giá cà phê hôm nay 6/12/2023: Giá cà phê còn giảm, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn đợi kỷ lục mới

Giá cà phê thế giới điều chỉnh giảm liên tiếp từ đầu tuần, trong đó, giá cà phê arabica giảm rất mạnh bởi lý do này...
Thành công 'hút' du khách quốc tế, Việt Nam nỗ lực đáp ứng nhu cầu du lịch xanh - trải nghiệm xanh

Thành công 'hút' du khách quốc tế, Việt Nam nỗ lực đáp ứng nhu cầu du lịch xanh - trải nghiệm xanh

Việc nâng trao trải nghiệm xanh để giữ chân du khách là bài toán không dễ với những người trong ngành du lịch nói chung và ngành khách sạn nói riêng.
Giá xăng dầu hôm nay 6/12: Đồng bạc xanh leo dốc gây tác động mạnh; trong nước được dự báo tăng giảm đan xen

Giá xăng dầu hôm nay 6/12: Đồng bạc xanh leo dốc gây tác động mạnh; trong nước được dự báo tăng giảm đan xen

Giá xăng dầu hôm nay 6/12, kết thúc phiên giao dịch ngày 5/12, giá dầu giảm khoảng 1% xuống mức thấp gần 5 tháng do sự gia tăng của đồng USD và lo về nhu ...
Bất động sản mới nhất: Cơ hội mua nhà trong nước với người Việt ở nước ngoài, giá chung cư Hà Nội chỉ tăng không giảm

Bất động sản mới nhất: Cơ hội mua nhà trong nước với người Việt ở nước ngoài, giá chung cư Hà Nội chỉ tăng không giảm

Phân khúc chung cư cao cấp áp đảo, Thanh Hóa chốt giá khu 'đất vàng'... là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 10 năm, giá địa ốc tăng hàng chục lần; tỷ suất sinh lợi hấp dẫn, thị trường hút vốn ngoại

Bất động sản mới nhất: 10 năm, giá địa ốc tăng hàng chục lần; tỷ suất sinh lợi hấp dẫn, thị trường hút vốn ngoại

Nguyên nhân khiến giá địa ốc tăng không ngừng, ‘giải cơn khát’ nhà ở xã hội tại Hà Nội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Ngã ngũ về thời hạn sở hữu chung cư, thị trường phát tín hiệu ‘vượt đáy’, làm sổ đỏ có cần ký giáp ranh không?

Bất động sản mới nhất: Ngã ngũ về thời hạn sở hữu chung cư, thị trường phát tín hiệu ‘vượt đáy’, làm sổ đỏ có cần ký giáp ranh không?

Quốc hội thông qua Luật Nhà ở sửa đổi, thị trường có dấu hiệu tích cực, Bình Định đấu giá hơn 140 lô đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Trình Thủ tướng chấp thuận đầu tư casino Vân Đồn, điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới

Bất động sản mới nhất: Trình Thủ tướng chấp thuận đầu tư casino Vân Đồn, điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới

Trình Thủ tướng chấp thuận đầu tư casino Vân Đồn, thị trường TP.HCM dần phục hồi... là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thoát nguy cơ ‘mất phanh’, Hà Nội dừng chủ trương đầu tư 1 dự án, giá trị pháp lý của sổ hồng và sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Thị trường thoát nguy cơ ‘mất phanh’, Hà Nội dừng chủ trương đầu tư 1 dự án, giá trị pháp lý của sổ hồng và sổ đỏ

Giá nhà cao vượt khả năng mua của người thu nhập trung bình, Hà Nội dừng đầu tư 1 dự án đường Lê Văn Lương… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lịch đấu giá 114 lô đất Quảng Ninh; chuyển mục đích sử dụng hơn 72ha đất rừng, trường hợp bị từ chối cấp sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Lịch đấu giá 114 lô đất Quảng Ninh; chuyển mục đích sử dụng hơn 72ha đất rừng, trường hợp bị từ chối cấp sổ đỏ

Sắp đấu giá 114 lô đất tại Quảng Ninh, trường hợp bị từ chối cấp sổ đỏ theo quy định… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 5/12: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Hóng Fed sớm cắt giảm lãi suất, đồng bạc xanh tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 5/12: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Hóng Fed sớm cắt giảm lãi suất, đồng bạc xanh tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 5/12: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 4/12: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... dự báo đồng bạc xanh giảm nhẹ dịp cuối năm

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 4/12: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... dự báo đồng bạc xanh giảm nhẹ dịp cuối năm

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 4/12: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Cuối năm, dự báo đồng bạc xanh khả năng giảm nhẹ.
Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng nhà nước?

Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng nhà nước?

Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng nhà nước? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là gì? Mời độc giả tìm hiểu bài viết dưới đây.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 1/12: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Chốt lời cuối năm, đồng bạc xanh được đà tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 1/12: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Chốt lời cuối năm, đồng bạc xanh được đà tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 1/12: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Chốt lời cuối năm, đồng bạc xanh được đà tăng mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 30/11: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Kinh tế Mỹ chậm lại, đồng bạc xanh tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 30/11: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Kinh tế Mỹ chậm lại, đồng bạc xanh tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 30/11: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Kinh tế Mỹ chậm lại, đồng bạc xanh tiếp tục giảm.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 29/11: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Kinh tế Mỹ chậm lại, đồng bạc xanh tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 29/11: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Kinh tế Mỹ chậm lại, đồng bạc xanh tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 29/11: Tỷ giá USD, EUR, CAD, Yen Nhật, Bảng Anh, tỷ giá hối đoái... Kinh tế Mỹ chậm lại, đồng bạc xanh tiếp tục giảm.
Phiên bản di động