Khí đốt khiến Nga-EU lâm thế tiến thoái lưỡng nan, nút thắt sẽ được gỡ trong một sớm một chiều?

Hải An
Mặc dù EU đã dùng nhiều cách nhằm giảm nhu cầu đối với khí đốt của Nga, nhưng Moscow vẫn là nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng lớn thứ hai cho liên minh 27 quốc gia thành viên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bên trong cơ sở cung cấp khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal, Nga. (Nguồn: AFP)
Bên trong cơ sở cung cấp khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal, Nga. (Nguồn: AFP)

Theo tác giả Kieran Thompson trong bài viết mới đây trên hinrichfoundation.com, kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (tháng 2/2022), các nước phương Tây và đồng minh đã áp đặt lên Moscow hàng loạt biện pháp trừng phạt năng lượng chưa từng có. Mặc dù vậy, Nga vẫn tiếp tục xuất khẩu một lượng lớn khí đốt tự nhiên ra thế giới, mang lại cho Điện Kremlin một nguồn doanh thu đáng kể.

Tin liên quan
Có Có 'khách sộp', doanh thu xuất khẩu dầu vẫn tăng đều, đây là cách Nga kiếm bộn tiền từ ‘tác dụng phụ’ của lệnh trừng phạt

Nga chủ động chặn dòng khí đốt

Khác với dầu mỏ, đến nay, xuất khẩu khí đốt của Nga chưa bị các nước phương Tây trừng phạt nặng nề. Ngoài những hạn chế đối với công nghệ sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), vốn có thể tác động lâu dài đến năng lực sản xuất trong tương lai của Nga, khí đốt của nước này hầu như được tự do bán cho bất kỳ khách hàng nào.

Thay vì dùng biện pháp trừng phạt chính thức, các nước Liên minh châu Âu (EU) lại tìm cách loại bỏ khí đốt của Nga, trong đó, Đức thường được coi là ví dụ điển hình thành công của việc xa lánh nhiên liệu của Moscow.

Tuy nhiên, có thể nói, thành công của Đức được thúc đẩy nhiều bởi các quyết định của Điện Kremlin, chẳng hạn như việc ngừng xuất khẩu qua đường ống Nord Stream 1 (đường ống chính dẫn khí đốt từ Nga đến Đức), hơn là do các hành động của EU.

Chính Moscow đã áp đặt các hạn chế về xuất khẩu khí đốt của mình, không phải EU hay phương Tây. Nga rõ ràng muốn sử dụng việc từ chối xuất khẩu khí đốt như một biện pháp làm suy yếu EU. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Moscow không tìm được nhiều khách hàng có thể thay thế cho thị trường châu Âu - khu vực vốn nhập khẩu lượng lớn khí đốt từ Nga.

Phụ thuộc lẫn nhau

Khí đốt giá rẻ của Nga là một trong những nền tảng chính của ngành công nghiệp nặng ở châu Âu và các quốc gia tại lục địa này đã phụ thuộc vào đường ống dẫn khí đốt của Moscow cho gần một nửa tổng nguồn cung.

Khi bắt đầu xung đột ở Ukraine, 10 quốc gia EU phụ thuộc vào khí đốt của Nga, chiếm hơn 75% lượng nhập khẩu của họ. Trong khi đó, có rất ít nguồn cung cấp khí đốt thay thế cho liên minh này.

Ở chiều ngược lại, Nga tất nhiên cũng phụ thuộc vào EU với tư cách một thị trường xuất khẩu. Ngoài các đường ống dẫn khí đốt tới EU, giải pháp thay thế của Moscow là cố gắng bán càng nhiều hàng càng tốt cho các thị trường mới.

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, khí đốt tự nhiên phải được xuất khẩu dưới dạng chất lỏng (LNG). Điều này liên quan đến việc làm lạnh nó xuống âm 162 độ C, đưa LNG lên các tàu chở chuyên dụng và bán cho người dùng có thiết bị nhập khẩu đầu cuối được trang bị để dỡ hàng.

Thách thức của Nga là có rất ít kho cảng nhập khẩu LNG trên toàn cầu để nước này vận chuyển khí đốt. Đội tàu chở LNG toàn cầu hiện tại cũng không đủ để vận chuyển khối lượng tương đương với doanh số bán hàng trước xung đột của Nga tới châu Âu.

Trong bối cảnh đó, để thay thế khí đốt của Nga, EU, đứng đầu là Đức, nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất trong khối, đã tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế. Khối đã nhập khẩu thêm khí đốt bằng đường ống từ Azerbaijan và Na Uy, đưa ra các chính sách giảm tiêu thụ và tăng hơn 60% lượng nhập khẩu LNG từ tất cả các nguồn vào năm 2022 so với năm 2021. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng tăng cường nguồn khí đốt từ năng lượng tái tạo.

Mặc dù mục đích rõ ràng của các biện pháp trên là nhằm giảm nhu cầu đối với khí đốt của Nga, nhưng Moscow vẫn là nhà cung cấp LNG lớn thứ hai cho liên minh 27 quốc gia thành viên. Đây là tình thế tiến thoái lưỡng nan đối với cả Nga và EU.

Ngày 17/12, Đức đã khai trương cơ sở tiếp nhận khí hóa lỏng đầu tiên tại cảng Wilhelmshaven, bang miền Bắc Niedersachsen. (Nguồn: AP)

Thủ tướng Đức Olaf Scholz dự lễ khai trương cơ sở tiếp nhận LNG đầu tiên của nước này tại cảng Wilhelmshaven, bang miền Bắc Niedersachsen, gày 17/12/2022. (Nguồn: AP)

Điện Kremlin muốn tận dụng nhu cầu của châu Âu đối với khí đốt của Nga để trừng phạt khối này. Trong khi đó, EU muốn ngừng mua khí đốt để cắt giảm nguồn thu của Nga.

Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau này lớn đến mức không thể một sớm một chiều có thể phá vỡ được. Điều đó hạn chế khả năng của EU trong việc tác động đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Hiện các đường ống dẫn khí không phải của Nga không có đủ công suất và châu Âu cũng không đủ cảng nhập khẩu LNG để tiếp cận các nguồn cung cấp thay thế với khối lượng cần thiết. Mặc dù EU đang xây dựng các cảng nhập khẩu LNG mới, nhưng quá trình này thường mất vài năm.

Trong khi đó, Nga cũng mắc kẹt với EU. Không giống như dầu mỏ, Moscow gặp những hạn chế không nhỏ trong việc chuyển hướng xuất khẩu khí đốt với khối lượng tương đương khối lượng đã cung cấp cho EU trước đây.

Trung Quốc được cho là một thị trường tiềm năng, nhưng đường ống Power of Siberia hiện tại tương đối nhỏ và không thể mở rộng nếu không có một cuộc đại tu. Tổng thống Nga Putin từ lâu đã ủng hộ một đường ống dẫn mới nối hai nước.

Theo tính toán, doanh số bán khí đốt của Nga sẽ giảm xuống 136 tỷ mét khối (bcm) vào năm 2023 từ 241 bcm vào năm 2021. Nguyên nhân là các hạn chế của nước này đối với việc xuất khẩu khí đốt qua đường ống sang EU. Tuy nhiên, bất chấp sự sụt giảm đáng kể này, hoạt động xuất khẩu khí đốt vẫn mang lại hàng tỷ USD doanh thu cho Điện Kremlin.

Giới phân tích nhận định rằng, các biện pháp trừng phạt năng lượng nói chung và khí đốt nói riêng sẽ không có tác dụng đáng kể trong việc làm suy giảm nguồn thu của Nga.

Kinh tế thế giới nổi bật (26/5-1/6): Nga lần đầu tăng trưởng sau 1 năm, Mỹ ‘thoát hiểm’, Trung Quốc mất đà, Czech chưa muốn dùng đồng Euro

Kinh tế thế giới nổi bật (26/5-1/6): Nga lần đầu tăng trưởng sau 1 năm, Mỹ ‘thoát hiểm’, Trung Quốc mất đà, Czech chưa muốn dùng đồng Euro

Nga lần đầu tiên tăng trưởng trong vòng 1 năm, Mỹ đạt thỏa thuận nâng trần nợ công, Trung Quốc mất đà hồi phục, giá ...

Giá tiêu hôm nay 1/6/2023, nguồn cung ngày càng thu hẹp, thị phần tiêu Việt trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm

Giá tiêu hôm nay 1/6/2023, nguồn cung ngày càng thu hẹp, thị phần tiêu Việt trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 72.500 – 75.500 đồng/kg.

Có 'khách sộp', doanh thu xuất khẩu dầu vẫn tăng đều, đây là cách Nga kiếm bộn tiền từ ‘tác dụng phụ’ của lệnh trừng phạt

Có 'khách sộp', doanh thu xuất khẩu dầu vẫn tăng đều, đây là cách Nga kiếm bộn tiền từ ‘tác dụng phụ’ của lệnh trừng phạt

Các biện pháp trừng phạt từ phương Tây đối với dầu của Nga không đạt mục tiêu và cũng không có cơ sở để tin ...

Giá tiêu hôm nay 2/6/2023, thị trường tăng trưởng ấn tượng, chinh phục các mốc mới, dự báo còn nhiều khó khăn

Giá tiêu hôm nay 2/6/2023, thị trường tăng trưởng ấn tượng, chinh phục các mốc mới, dự báo còn nhiều khó khăn

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 72.500 – 75.500 đồng/kg.

5 tháng đầu năm 2023, hơn 30% doanh nghiệp bất động sản giải thể

5 tháng đầu năm 2023, hơn 30% doanh nghiệp bất động sản giải thể

Nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) dừng triển khai các dự án mới, giảm đến 50% lực lượng lao động để ứng phó với ...

(theo hinrichfoundation.com)

Đọc thêm

Điện mừng Ngày Độc lập của Nhà nước Israel

Điện mừng Ngày Độc lập của Nhà nước Israel

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện mừng nhân dịp kỷ niệm lần thứ 76 Ngày Độc lập của Nhà nước ...
Dự báo thời tiết ngày mai (15/5): Hà Nội, Bắc Bộ ngày nắng, chiều, tối mai có mưa lớn; Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng nóng, chiều mưa vừa, mưa to

Dự báo thời tiết ngày mai (15/5): Hà Nội, Bắc Bộ ngày nắng, chiều, tối mai có mưa lớn; Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng nóng, chiều mưa vừa, mưa to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (15/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Indonesia đăng cai giải vô địch bóng đá U16 và U19 Đông Nam Á

Indonesia đăng cai giải vô địch bóng đá U16 và U19 Đông Nam Á

Indonesia được chọn đăng cai giải vô địch bóng đá U16 và U19 do Liên đoàn bóng đá ASEAN (AFF) tổ chức, dự kiến diễn ra vào tháng 6 và ...
Tọa đàm môi trường đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam, thực tiễn triển khai tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Tọa đàm môi trường đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam, thực tiễn triển khai tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ mong muốn các đại biểu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế thời ...
Động thái mới liên quan đến vấn đề Palestine, thông điệp và tương lai khó đoán định

Động thái mới liên quan đến vấn đề Palestine, thông điệp và tương lai khó đoán định

Liên hợp quốc kết nạp Palestine tạo ra lực đẩy cho đối thoại, đàm phán... Giải pháp hai nhà nước có tia hy vọng nào không?
Hàn Quốc tập trận không quân, lên kế hoạch có một hành động hiếm hoi với Mỹ

Hàn Quốc tập trận không quân, lên kế hoạch có một hành động hiếm hoi với Mỹ

Quân đội Hàn Quốc có kế hoạch tổ chức một cuộc họp giữa các quan chức hoạt động đặc biệt của Lực lượng đặc nhiệm Mỹ-Hàn.
Giá cà phê hôm nay 14/5/2024: Giá cà phê trong nước về với ngưỡng 100.000 VND, xu hướng tăng giá đang trở lại?

Giá cà phê hôm nay 14/5/2024: Giá cà phê trong nước về với ngưỡng 100.000 VND, xu hướng tăng giá đang trở lại?

Giá cà phê hôm nay 14/5/2024: Giá cà phê trong nước trở lại ngưỡng 100.000 VND, xu hướng tăng giá đang trở lại?
Giá xăng dầu hôm nay 14/5: Tăng chưa đến 1 USD

Giá xăng dầu hôm nay 14/5: Tăng chưa đến 1 USD

Giá xăng dầu hôm nay 14/5, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu tăng chưa đến 1 USD.
Giá heo hơi hôm nay 14/5: Giá heo hơi cao nhất 67.000 đồng/kg, doanh nghiệp chăn nuôi lớn có kế hoạch mới

Giá heo hơi hôm nay 14/5: Giá heo hơi cao nhất 67.000 đồng/kg, doanh nghiệp chăn nuôi lớn có kế hoạch mới

Giá heo hơi hôm nay 14/5 tiếp tục tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg tại nhiều địa phương thuộc khu vực miền Bắc.
Giá tiêu hôm nay 14/5/2024, chịu áp lực nguồn cung, dự báo thị trường trong nước tiếp tục đi lên

Giá tiêu hôm nay 14/5/2024, chịu áp lực nguồn cung, dự báo thị trường trong nước tiếp tục đi lên

Giá tiêu hôm nay 14/5/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 102.000 - 103.000 đồng/kg.
Chuyên gia giải mã 'cơn điên loạn' giá vàng

Chuyên gia giải mã 'cơn điên loạn' giá vàng

Chuyên gia Huỳnh Trung Khánh cho rằng, giá vàng miếng SJC tăng nóng là do tâm lý thị trường trong nước đẩy giá lên trong thời gian gần đây.
Giá cà phê hôm nay 13/5/2024: Giá cà phê đồng loạt yếu đi, đà giảm đã được kìm hãm, thị trường sẽ thế nào?

Giá cà phê hôm nay 13/5/2024: Giá cà phê đồng loạt yếu đi, đà giảm đã được kìm hãm, thị trường sẽ thế nào?

Giá cà phê hôm nay 13/5/2024: Giá cà phê đồng loạt yếu đi, đà giảm đã được kìm hãm, thị trường được dự báo thế nào?
Bất động sản mới nhất: Quy định về chứng chỉ hành nghề môi giới, chung cư Hà Nội đột ngột ‘cắt sóng’, lý giải việc giá đất nền lệch pha

Bất động sản mới nhất: Quy định về chứng chỉ hành nghề môi giới, chung cư Hà Nội đột ngột ‘cắt sóng’, lý giải việc giá đất nền lệch pha

Một số điểm mới về môi giới theo Luật Kinh doanh bất động sản, chung cư Hà Nội tạo mặt bằng giá mới… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nhà đầu tư nước ngoài nhận định về thị trường condotel Phú Quốc sau giai đoạn tăng trưởng nóng

Nhà đầu tư nước ngoài nhận định về thị trường condotel Phú Quốc sau giai đoạn tăng trưởng nóng

Giám đốc Savills Hotels khu vực châu Á-Thái Bình Dương Gasparotti chia sẻ về thị trường condotel tại Việt Nam, đặc biệt ở khu vực Phú Quốc.
Bất động sản mới nhất: Người ‘ăn chắc mặc bền’ luôn thích phân khúc này, đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7

Bất động sản mới nhất: Người ‘ăn chắc mặc bền’ luôn thích phân khúc này, đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7

Đề xuất Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, nhà ngõ Hà Nội tăng giá liên tục nhiều năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/5: Chờ tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lép vế' so với rổ tiền tệ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/5: Chờ tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lép vế' so với rổ tiền tệ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/5 ghi nhận đồng USD giảm giá so với hầu hết các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/5: USD duy trì ổn định, Euro có tín hiệu vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/5: USD duy trì ổn định, Euro có tín hiệu vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/5 ghi nhận đồng USD ổn định, Euro đã tăng trở lại từ mức thấp.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5 ghi nhận đồng USD suy yếu so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5: Bảng Anh 'mắc kẹt', Yen Nhật vẫn là tâm điểm chú ý

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5: Bảng Anh 'mắc kẹt', Yen Nhật vẫn là tâm điểm chú ý

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5 tăng khi các nhà đầu tư đặt cược vào nền kinh tế Mỹ vượt trội so với các nền kinh tế khác.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Phiên bản di động