Bulgaria mua thêm 8 máy bay F-16 của Mỹ trị giá 1,32 tỷ USD. (Nguồn: Reuters) |
Bulgaria đã trả 1,67 tỷ USD cho 8 chiếc F-16 đầu tiên từ Lockheed Martin và hy vọng sẽ giao hàng vào năm 2023.
Tuy nhiên, quá trình này bị trì hoãn và Bộ trưởng Quốc phòng lâm thời Dimitar Stoyanov cho biết, Bulgaria có thể sẽ không nhận được máy bay F-16 trước năm 2025.
Với việc Quốc hội thông qua thỏa thuận mới, đến năm 2031, Bulgaria sẽ phải trả thêm 1,32 tỷ USD cho 4 máy bay chiến đấu F-16 Block 70 một chỗ ngồi và 4 chiếc hai chỗ ngồi cùng với vũ khí. Lô hàng này dự kiến sẽ được chuyển giao vào năm 2027.
Bulgaria, quốc gia trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ năm 2004, đã tìm cách thay thế máy bay MiG-29 do Liên Xô chế tạo trong nhiều năm qua.
Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Bulgaria đã không thể mua phụ tùng hoặc động cơ cho các máy bay MiG-29. Thay vào đó, Sofia đang đàm phán để mua 2 động cơ MiG-29 từ Ba Lan và gửi 6 chiếc sang Ba Lan để sửa chữa.
Để bảo vệ không phận của mình, Bulgaria đang tìm cách thuê hoặc mua các máy bay chiến đấu đã qua sử dụng từ Thụy Điển hoặc Pháp.
Hiện tại, các máy bay chiến đấu cùng phi công của Tây Ban Nha, Hà Lan và Mỹ thay phiên nhau hỗ trợ việc kiểm soát không phận của Bulgaria.
Dự kiến, 6 máy bay chiến đấu Eurofighter và cùng 130 phi công được triển khai cho nhiệm vụ mới ở Bulgaria vào giữa tháng 11.
| Bất động sản mới nhất: Thị trường dành cho người có ‘tiền tươi thóc thật’, loạt dự án nhà ở giá rẻ, chấm dứt hoạt động 1 khu du lịch sinh thái Thị trường ảm đạm, nhiều nhà đầu tư bị mắc kẹt vốn; loạt dự án nhà ở giá rẻ ở Bắc Ninh; Khánh Hòa chấm ... |
| Tuyên bố chung Hội nghị Ngoại trưởng G7: Dành ‘gói viện trợ mùa Đông’ cho Ukraine, kêu gọi Nga gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Ngày 4/11, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã bế mạc sau hai ngày họp tại Munster, ... |
| EU nói Ukraine đã đưa bằng chứng việc Iran cấp UAV cho Nga, Tehran đề nghị Moscow một điều liên quan chương trình hạt nhân? Ngày 4/11, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đã kêu ... |
| Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc theo đuổi chiến lược đôi bên cùng có lợi Ngày 4/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, nước này sẽ duy trì chính sách mở cửa nền kinh tế. |
| Kinh tế thế giới nổi bật (28/10-3/11): Cấm dầu Nga, EU gặp cú sốc lớn; ông Putin ‘nói nước đôi’ về thỏa thuận ngũ cốc, tin vui Trung Quốc-Australia OPEC lạc quan về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, Nga-Ukraine thêm căng thẳng liên quan thỏa thuận ngũ cốc, Australia ‘bật đèn xanh’ xuất ... |