Khối CEFTA - ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan hiện thực hóa tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’ của Trung Quốc

Hải An
Trong khi EU muốn bảo vệ quyền bá chủ của mình ở Balkan, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, khối lại không muốn “nhập khẩu” các vấn đề như xung đột lãnh thổ, đói nghèo… đang hoành hành ở khu vực Trung Âu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khối thương mại CEFTA - ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’ của yếu tố Trung Quốc
Thủ tướng Đức phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Tây Balkan ở Berlin, Đức, ngày 14/10. (Nguồn: PA/DPA)

Một nhóm các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Tây Balkan đã chờ đợi để gia nhập Liên minh châu Âu (EU) trong khi sử dụng khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Trung Âu (CEFTA) để giao thương với nhau. Các nền kinh tế hy vọng hiệp định sẽ giúp họ dễ dàng gia nhập EU hơn, nhưng CEFTA có "cuộc sống" riêng của nó.

CEFTA đôi khi bị coi là “phòng chờ” của EU, hoặc thậm chí là “một bộ bánh xe tập” mà liên minh 27 quốc gia cung cấp cho các thành viên đầy tham vọng để “học nghệ thuật thương mại tự do” trước khi tham gia thị trường tự do khổng lồ của khối.

Và trong phần lớn thời gian qua, CEFTA đã hoạt động như một bước đệm để hướng tới EU. Thỏa thuận thương mại tự do này, có các quy tắc dựa trên luật pháp EU, lần đầu tiên được ký kết bởi các nước Cộng hòa Czech, Ba Lan, Slovakia và Hungary vào năm 1992.

Với sự hậu thuẫn của EU, nhóm đã kết nạp thêm Slovenia, Bulgaria, Romania và Croatia. Tất cả các quốc gia này sau đó đã rời khỏi CEFTA để trở thành thành viên chính thức của EU.

Lần mở rộng lớn gần nhất của CEFTA là vào năm 2006, khi Serbia, Montenegro, Bosnia-Herzegovina, Albania, Bắc Macedonia, Moldova và Kosovo gia nhập. Hiện CEFTA cũng chỉ bao gồm 7 nền kinh tế thành viên ở Tây Balkan này với tổng dân số gần 20 triệu người.

EU - trọng tài của CEFTA

EU vẫn tham gia CEFTA với tư cách là đối tác, bên hòa giải và lực lượng ổn định. Những nỗ lực của liên minh đã được chứng minh là rất quan trọng trong việc xoa dịu các cuộc xung đột liên tục giữa Serbia và Kosovo - mà Serbia coi là một vùng lãnh thổ ly khai.

Gần đây, EU đã thúc đẩy Kosovo dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với hàng hóa của Serbia và gây sức ép buộc Belgrade cho phép chính quyền Kosovo cử đại diện tham gia các cuộc họp CEFTA, thay vì giao tiếp thông qua phái bộ Liên hợp quốc tại Pristina.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (4-10/10): Dầu Nga ‘phớt lờ’ giá trần của phương Tây, doanh thu kênh đào Suez lao dốc, tăng trưởng ASEAN cao nhất toàn cầu Kinh tế thế giới nổi bật (4-10/10): Dầu Nga ‘phớt lờ’ giá trần của phương Tây, doanh thu kênh đào Suez lao dốc, tăng trưởng ASEAN cao nhất toàn cầu

EU có ảnh hưởng lớn thông qua hoạt động thương mại với các thành viên CEFTA, cũng như viện trợ và đầu tư. Một yếu tố khác là khối nhỏ hơn này vẫn chưa đàm phán được cơ chế giải quyết tranh chấp của riêng mình và do đó, phải dựa vào EU như một trọng tài.

Ông Ardian Hackaj thuộc Viện Hợp tác và phát triển có trụ sở ở Tirana (Albani) nói: "CEFTA là một thể chế dựa trên hiệp ước khiến việc giải quyết các vấn đề như vậy trở nên khá khó khăn vì chúng ở cấp độ chính trị, nhiều hơn là cấp độ kỹ thuật hoặc thương mại”.

Chuyên gia Hackaj đồng thời là điều phối viên của Hội nghị Tirana về Tiến trình Berlin. Hội nghị này hoạt động với mục đích đưa các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Balkan còn lại vào EU.

Hôm 14/10, người đứng đầu chính quyền 6 trong 7 thành viên CEFTA đã đến Berlin để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tây Bakan với Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, thảo luận về kế hoạch hành động cụ thể để biến “giấc mơ lớn” - gia nhập EU - thành hiện thực.

Gia nhập EU hay không?

Về mặt chính thức, EU vẫn để ngỏ cánh cửa cho các quốc gia Tây Balkan còn lại và Moldova gia nhập liên minh sau khi đáp ứng các điều kiện. Hôm 14/10 vừa qua, Thủ tướng Scholz nhấn mạnh rằng, EU "sẽ chỉ hoàn thiện khi Tây Balkan là một phần của liên minh".

Trong khi đó, bà Von der Leyen cho biết, những năm gần đây, EU đã đạt được động lực mới trong việc mở rộng. Bà nói: “Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã mang lại sự sáng tỏ”, ngụ ý rằng các bên cần phải lựa chọn đứng về phía nào.

Tuy nhiên, đằng sau những bức ảnh nhóm và các tuyên bố “hào nhoáng” trên báo chí, có cảm giác rằng, các kế hoạch mở rộng EU thực tế không đi đến đâu cả.

Quốc gia mới nhất gia nhập EU là Croatia vào năm 2013 - cựu thành viên CEFTA. Và trong khi khối mong muốn bảo vệ quyền bá chủ của mình ở Balkan và hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà lãnh đạo châu Âu lại không muốn “nhập khẩu” các vấn đề như xung đột lãnh thổ, đói nghèo… đang hoành hành ở các thành viên CEFTA còn lại.

Về phần mình, các quốc gia như Serbia và Albania đã trở nên thoải mái khi trở thành “con cá lớn” trong ao CEFTA nhỏ bé, thay vì bị bỏ mặc chìm hoặc tự bơi trong thị trường tự do của EU với 450 triệu người.

Ngoài ra, các chính phủ ở khu vực Balkan không muốn xa lánh Trung Quốc, quốc gia đã mang đến nguồn tiền mới, công khai thách thức EU, đặc biệt là khi liên minh đang phải vật lộn để ứng phó với những biến động toàn cầu và thúc đẩy nền kinh tế đang trì trệ.

Khối thương mại CEFTA - ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’ của Trung Quốc
Cờ EU tung bay bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ. (Nguồn: Reuters)

Tiền Trung Quốc thúc đẩy thặng dư của Serbia

Serbia là bên hưởng lợi lớn nhất từ ​​khuôn khổ CEFTA. Mặc dù vùng lãnh thổ Kosovo ngừng nhập khẩu từ Serbia, Belgrade vẫn báo cáo thặng dư thương mại với CEFTA ở mức 2,71 tỷ USD (2,48 tỷ Euro) vào năm 2023. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là phần lớn kim ngạch xuất khẩu lại đến từ các công ty do Trung Quốc sở hữu có trụ sở tại Serbia.

Albania cũng báo cáo thặng dư thương mại với CEFTA khoảng 242 triệu USD vào năm ngoái. Ngược lại, Kosovo ghi nhận thâm hụt 583 triệu Euro.

Mặc dù triển vọng kinh tế có vẻ ảm đạm ở Pristina, nhưng việc Belgrade nhượng bộ khi đồng ý để Kosovo được cử đại diện của riêng mình tại các cuộc họp CEFTA là một bước đi chính trị lớn đối với Kosovo.

"Đây là một bước đi hợp lý... Điều này cũng rất quan trọng vì nó chứng minh rằng những thay đổi tưởng chừng như không thể trong khu vực có thể được thực hiện miễn là có ý chí chính trị và cam kết rõ ràng từ EU và các đối tác Balkan", ông Hackaj nhận định.

Serbia, hiện đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên của CEFTA, vẫn giữ nguyên một quan điểm: trong thông báo chính thức, tên của Kosovo sẽ được đi kèm một dấu sao, để chỉ ra rằng việc sử dụng tên này trong diễn đàn không liên quan đến lập trường của Serbia về nền độc lập của Kosovo.

Chi tiết này có thể được coi là lời cảnh báo cho EU - liên minh lớn mạnh và đến giờ vẫn chưa thể xóa bỏ những thành kiến với Balkan. Để kết nạp các nền kinh tế này, khối 27 quốc gia thành viên cần một tầm nhìn vượt ra ngoài tiền bạc và vượt qua các liên minh Balkan cũ và mới do các đối thủ địa chính trị của mình đưa ra.

Chuyên gia quốc tế nhận định về vai trò quan trọng của TP. HCM trong thu hút nhân tài các nước

Chuyên gia quốc tế nhận định về vai trò quan trọng của TP. HCM trong thu hút nhân tài các nước

Đại diện Diễn đàn Kinh tế thế giới, thành phố Torino và Trung tâm Climateworks chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam bên ...

Chủ tịch EuroCham Trung Quốc: Một cuộc chiến thương mại là 'không thể tránh khỏi'

Chủ tịch EuroCham Trung Quốc: Một cuộc chiến thương mại là 'không thể tránh khỏi'

Theo ông Jens Eskelund, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham tại Trung Quốc, với tình hình căng thẳng hiện tại, một cuộc chiến ...

Giáo sư Klaus Schwab: Việt Nam đã có sự chuẩn bị tốt để thích ứng, đón nhận và tận dụng các xu thế mới trên toàn cầu

Giáo sư Klaus Schwab: Việt Nam đã có sự chuẩn bị tốt để thích ứng, đón nhận và tận dụng các xu thế mới trên toàn cầu

Ngày 7/10, tại trụ sở Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, ...

Bất động sản mới nhất: Thị trường có dấu hiệu ‘tạo nhiệt’, giao dịch chung cư giữ ‘ngôi vương’, phía Đông TP.HCM ‘sục sôi’ dự án mới

Bất động sản mới nhất: Thị trường có dấu hiệu ‘tạo nhiệt’, giao dịch chung cư giữ ‘ngôi vương’, phía Đông TP.HCM ‘sục sôi’ dự án mới

Thị trường tăng trưởng tích cực, tuy nhiên xuất hiện dấu hiệu “tạo nhiêt”, giao dịch chung cư áp đảo; nguồn cung căn hộ phía ...

Giá tiêu hôm nay 17/10/2024: Vụ thu hoạch 2025 đến muộn hơn thông lệ, 78% hồ tiêu nhập khẩu vào Mỹ đến từ Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 17/10/2024: Vụ thu hoạch 2025 đến muộn hơn thông lệ, 78% hồ tiêu nhập khẩu vào Mỹ đến từ Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 17/10/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.500 – 144.000 ...

(theo DW)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 21/12/2024, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 21/12/2024, Lịch vạn niên ngày 21 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 21/12. Lịch âm 21/12/2024? Âm lịch hôm nay 21/12. Lịch vạn niên 21/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 21/12/2024: Xử Nữ sự nghiệp khởi sắc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 21/12/2024: Xử Nữ sự nghiệp khởi sắc

Tử vi hôm nay 21/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Miss Charm 2024: Đêm dạ hội lung linh tại Vier Lounge

Miss Charm 2024: Đêm dạ hội lung linh tại Vier Lounge

Cuộc thi Miss Charm 2024 đang diễn ra sôi nổi tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.
Ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025

Ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025

Thủ tướng chủ trì Hội nghị với các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm ...
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Biểu tượng của niềm tin và thiện chí hợp tác quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Biểu tượng của niềm tin và thiện chí hợp tác quốc tế

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 góp phần thúc đẩy đối ngoại và hợp tác quốc phòng trên tất cả các lĩnh vực, vì hòa bình, ổn ...
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Ngôi 'Nhà đồng đội' có diện tích 90m2, sau hơn 2 tháng thi công được hoàn thành được Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao.
Giá tiêu hôm nay 21/12/2024: Thị trường biến động không đồng nhất, dự báo xu hướng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 21/12/2024: Thị trường biến động không đồng nhất, dự báo xu hướng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 21/12/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.
Nông sản chế biến của Đắk Lắk đã vươn đến hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ

Nông sản chế biến của Đắk Lắk đã vươn đến hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ

Kim ngạch xuất khẩu của Đắk Lắk năm 2024 tăng trưởng ấn tượng, ước đạt 1,675 tỷ USD, bằng 104,7% kế hoạch năm, tăng 10,47% so với năm trước.
Giá cà phê hôm nay 20/12/2024: Giá cà phê trong nước còn tăng, đồng USD cao nhất 2 năm, thông tin cập nhật về EUDR

Giá cà phê hôm nay 20/12/2024: Giá cà phê trong nước còn tăng, đồng USD cao nhất 2 năm, thông tin cập nhật về EUDR

Giá cà phê hôm nay 20/12/2024: Giá cà phê 'hạ nhiệt', đồng USD cao nhất 2 năm, thông tin cập nhật về EUDR...
Giá xăng dầu hôm nay 20/12: Thế giới lao dốc; trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 20/12: Thế giới lao dốc; trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 20/12, thế giới tiếp tục lao dốc, trong nước giá xăng đồng loạt tăng.
Giá heo hơi hôm nay 20/12: Tăng giảm trái chiều, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thịt heo trọng điểm của Nga

Giá heo hơi hôm nay 20/12: Tăng giảm trái chiều, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thịt heo trọng điểm của Nga

Thị trường heo hơi hôm nay biến động trên toàn quốc. Khảo sát mới nhất cho thấy heo hơi tại ba miền đang có giá dao động từ 62.000 - 67.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 20/12/2024: Nguồn cung suy yếu, thị trường tăng, hơn 30% tiêu Việt Nam xuất khẩu sang nền kinh tế lớn nhất thế giới

Giá tiêu hôm nay 20/12/2024: Nguồn cung suy yếu, thị trường tăng, hơn 30% tiêu Việt Nam xuất khẩu sang nền kinh tế lớn nhất thế giới

Giá tiêu hôm nay 20/12/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Dòng tiền đang ‘Nam tiến’, Bộ Tài chính ý kiến về đánh thuế khi sở hữu nhiều nhà đất, Hà Nội giao 30.000m2 đất để đấu giá

Bất động sản mới nhất: Dòng tiền đang ‘Nam tiến’, Bộ Tài chính ý kiến về đánh thuế khi sở hữu nhiều nhà đất, Hà Nội giao 30.000m2 đất để đấu giá

Bộ Tài chính có ý kiến về đánh thuế trường hợp sở hữu nhiều nhà đất, dòng tiền đang dịch chuyển vào phía Nam… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động