Các văn bản pháp lý đã được thống nhất, song Ba Lan không đồng ý với mức giá trần dầu Nga. (Nguồn: FILE) |
Nguyên nhân là Ba Lan cho rằng mức trần phải được đặt thấp hơn đề xuất của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nhằm cắt giảm khả năng tài chính của Moscow trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Theo nguồn tin, các văn bản pháp lý đã được thống nhất, song Ba Lan không đồng ý với mức giá trần. Dự kiến, việc áp giá trần này sẽ có hiệu lực từ ngày 5/12 tới nhưng hiện EU vẫn chưa ấn định thời điểm mới để tiến hành đàm phán.
Nếu không có thỏa thuận nào đạt được trước ngày 5/12, EU sẽ thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn vốn đã được thống nhất từ hồi tháng 5.
Theo đó, cấm nhập khẩu dầu thô của Nga từ ngày 5/12 và các sản phẩm dầu mỏ của nước này từ ngày 5/2/2023. Hungary và hai quốc gia Trung Âu không giáp biển khác được miễn trừ và được tiếp tục nhập khẩu dầu của Nga qua hệ thống đường ống.
G7 đã đề xuất một chính sách mền dẻo hơn lệnh cấm vận của EU nhằm đảm bảo nguồn cung dầu mỏ ổn định cho nền kinh tế toàn cầu. Nga hiện cung cấp 10% lượng dầu của thế giới.
Theo đề xuất của G7, EU và các khách hàng khác tiếp tục mua dầu của Nga nhưng chỉ khi ở mức giá bằng hoặc thấp hơn mức G7 đã thỏa thuận là 65-70 USD/thùng.
Tuy nhiên, Ba Lan và một số nước cho rằng, biện pháp này không làm tổn hại đến Moscow vì dầu thô của Nga đã được giao dịch ở mức 63,5 USD/thùng, trong khi chi phí sản xuất ước tính chỉ 20 USD/thùng.
Ba Lan cùng Litva và Estonia đã thúc đẩy áp giá trần 30 USD/thùng. Trong khi đó, Malta, CH Cyprus và Hy Lạp lo ngại đề xuất giới hạn giá của G7 quá thấp, ảnh hưởng đến các ngành vận tải biển của mình.
G7 muốn thực thi việc áp giá trần bằng cách cấm vận chuyển bằng đường biển, cung cấp bảo hiểm và tái bảo hiểm đối với việc xử lý hàng hóa là dầu thô của Nga trên toàn cầu trừ khi được bán với giá thấp hơn mức giá do khối và các đồng minh đặt ra.
Do các công ty vận tải biển và bảo hiểm quan trọng trên thế giới có trụ sở tại các nước G7 nên biện pháp này được cho sẽ khiến Nga khó có thể bán dầu của mình với giá cao hơn.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày 28/11, hãng tin Bloomberg dẫn số liệu của Argus Media cho biết, giá dầu xuất khẩu Urals của Nga giảm xuống còn 51,96 USD/thùng, dưới mức giá trần được đề xuất tại EU.
Trước đó, Politico cho biết, Ba Lan ủng hộ áp mức giá trần đối với dầu mỏ của Nga là 30 USD/thùng, trong khi hầu hết các nước EU đồng ý về giá trần ở mức 65-70 USD/thùng.
Theo Bộ Tài chính Nga, giá trung bình dầu Urals của nước này trong giai đoạn từ tháng 1-10/2022 tăng 17,86% so với cùng kỳ năm 2021, đạt mức 79,57 USD / thùng.
Ngân hàng Trung ương Nga dự báo, giá trung bình dầu Urals cho năm 2022 là 78 USD/thùng.
Bộ trên cho biết, do giá dầu Urals giảm, ngân sách Nga sẽ mất 1,247 nghìn tỷ Ruble trong năm 2023.
| Giá vàng hôm nay 29/11, Giá vàng bất ngờ đảo chiều, củng cố vai trò trú ẩn, vẫn phải ‘canh me’ Fed, vàng SJC còn thăm dò Giá vàng hôm nay 29/11, Giá vàng tăng lên mức cao nhất trong hơn một tuần, được hỗ trợ bởi đồng USD “mềm” hơn và ... |
| Giá tiêu hôm nay 29/11, thị trường có xu hướng phục hồi, xuất hiện yếu tố hỗ trợ giá Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 58.200 – 62.000 đ/kg. |
| Ảnh ấn tượng tuần (21-27/11): Quân Ukraine nã pháo, Tổng thống Nga Putin quyết đạt mục tiêu chiến dịch, đám cưới cháu ông Biden ở Nhà Trắng Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin gặp mặt mẹ của các binh sĩ thiệt mạng trong chiến dịch quân sự, đám cưới thứ 19 tại ... |
| Giá tiêu hôm nay 28/11, thị trường trong nước đang tạo sóng để thoát hàng, dự báo kém vui về giá hồ tiêu cuối năm Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 58.200 – 62.000 đ/kg. |
| Kinh tế thế giới nổi bật (18-24/11): Nga phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng, Ba Lan nói về giá trần khí đốt, Đức quyết ‘thoát’ khủng hoảng Giải pháp khi tăng trưởng toàn cầu chậm lại, G7 dự kiến áp giá trần dầu Nga 65-70 USD/thùng, Đức tuyên bố đủ mạnh để ... |