TIN LIÊN QUAN | |
“Ngoại giao tuần duyên” của Tổng thống Duterte | |
Việt Nam lên tiếng về tình hình Biển Đông tại phiên họp Đại hội đồng LHQ về 'Đại dương và Luật biển' |
Đảo Natuna Lớn nhìn từ trên cao. (Ảnh: Flickr) |
Máy bay quân sự, 3 tàu chiến cùng 600 quân nhân thuộc các quân chủng hải-lục-không quân đã được triển khai tới vùng biển quần đảo Natuna, giáp Biển Đông. Người đứng đầu Bộ Tư lệnh tác chiến hỗn hợp khu vực I, Phó Đô đốc Yudo Margono tuyên bố: “Hành động xâm phạm lãnh thổ của các tàu nước ngoài vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia... là mối đe dọa đối với chủ quyền của Indonesia”.
Động thái trên diễn ra sau khi Indonesia triệu Đại sứ Trung Quốc trong tuần này để “phản đổi mạnh mẽ” việc một tàu hải cảnh của Trung Quốc hộ tống các tàu cá Trung Quốc đánh bắt quanh quần đảo Natuna hồi trung tuần tháng 12/2019.
Indonesia không phải là một bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, song Jakarta tuyên bố sẽ không tha thứ cho hành động xâm nhập của Trung Quốc - một đối tác thương mại quan trọng vào các vùng biển gần đó của quốc gia Đông Nam Á này.
Người phát ngôn của Tổng thống Indonesia, ông Fajroel Rachman ngày 4/1 nhấn mạnh: “Không có thỏa hiệp nào về chủ quyền của Indonesia”.
25 năm vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và thế giới TGVN. Nhìn lại chặng đường 25 năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 ... |
Bộ Ngoại giao lên tiếng trước hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông TGVN. Việt Nam khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế; mọi diễn biến trên ... |
Ấn Độ, Nhật Bản phản đối Trung Quốc gây sức ép lên ASEAN về COC TGVN. Ấn Độ và Nhật Bản phản đối động thái mới nhất của Trung Quốc nhằm gây sức ép để ASEAN phải đưa vào Bộ ... |