Tình hình khủng hoảng ở Haiti vẫn tiếp tục diễn biến nghiêm trọng. (Nguồn: AFP) |
Hội đồng tổng thống chuyển tiếp, được kỳ vọng là nơi tập hợp các tầng lớp chính trị đầy mâu thuẫn ở Haiti, có sứ mệnh bổ nhiệm người thay thế Thủ tướng Ariel Henry, đã thông báo từ chức hôm 11/3.
Tin liên quan |
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ |
Hội đồng sẽ đảm đương một số quyền lực nhất định của tổng thống cho tới khi quốc gia Caribbean này có thể tổ chức các cuộc bầu cử.
Theo Prensa Latina, phát biểu tại một cuộc họp báo, Phó phát ngôn viên Liên hợp quốc Farhan Haq cho biết, Tổng thư ký Antonio Guterres đánh giá cao việc các bên liên quan ở Haiti đều đề cử đại diện vào Hội đồng trên.
Trong khi đó, tình hình bạo lực ở Haiti vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, khi các băng nhóm vũ trang tiếp tục triển khai nhiều cuộc tấn công mới ở vùng ngoại ô thủ đô Port-au-Prince trong ngày 21/3, khiến nhiều nước phải tiến hành sơ tán khẩn cấp công dân khỏi đảo quốc này.
Chính phủ Mỹ đã sơ tán 15 công dân bằng trực thăng trong ngày 21/3.
Trang web Atlantic Council của Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ) dẫn lời Tướng Laura Richardson, tư lệnh Bộ Chỉ huy phương Nam (SOUTHCOM), tuyên bố, Washington "không loại trừ khả năng triển khai lực lượng quân sự tới Haiti" theo một “giải pháp quốc tế” phù hợp với quan điểm của quốc gia Caribbean.
Khẳng định quân đội Mỹ đã "chuẩn bị sẵn sàng nếu được Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng yêu cầu", tuy nhiên, bà Richardson cũng nói rõ, hiện tại, Washington không có kế hoạch triển khai quân đội đến Haiti.
Mặc dù vậy, SOUTHCOM đã xây dựng loạt kế hoạch dự phòng và chuẩn bị sẵn sàng cho căn cứ hải quân của nước này ở Vịnh Guantanamo "để xử lý làn sóng người di cư có thể xảy ra".
Cộng hòa Dominicana cũng cho biết đã hỗ trợ nhiều nước và tổ chức quốc tế sơ tán khoảng 300 người.
Về phần mình, Cuba thông báo sẽ sơ tán công dân bị mắc kẹt ở Haiti ngay khi các chuyến bay được nối lại. Cuba có hàng nghìn công dân sinh sống tại Haiti, một lữ đoàn khoảng 60 nhân viên y tế và một số lượng không xác định thương nhân thường xuyên qua lại giữa hai nước.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo, dịch tả ở Haiti, vốn đã lắng xuống từ cuối năm ngoái, có thể bùng phát trở lại nếu tình trạng bất ổn tiếp diễn ở quốc gia Caribbean này.
Haiti chìm trong vòng xoáy bạo lực trong những tuần gần đây khi xung đột leo thang giữa chính phủ và các băng đảng vũ trang, những người ngày càng có nhiều ảnh hưởng tại thủ đô Port-au-Prince kể từ khi tổng thống nước này bị ám sát hồi năm 2021.
| Khủng hoảng Haiti: ALBA lo ngại 'nguy cơ của chủ nghĩa can thiệp' Liên minh Bolivar vì các dân tộc ở châu Mỹ của chúng ta (ALBA) mới đây bày tỏ quan ngại trước “nguy cơ của chủ ... |
| Điểm tin thế giới sáng 18/3: Hải quân Ấn Độ 'lập công', Pháp để ngỏ đối thoại với Nga, EU 'hào phóng' với Ai Cập Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 18/3. |
| Haiti tăng cường giới nghiêm nhằm trấn áp bạo lực Chính phủ Haiti tiếp tục gia hạn lệnh giới nghiêm ở khu vực phía Tây thủ đô Port-au-Prince đến ngày 20/3. |
| Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy Khoảng 1.000 công dân Mỹ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti trong bối cảnh làn sóng bạo lực ... |
| Khủng hoảng Haiti: Tội phạm hoành hành, ngân hàng trung ương bị tấn công, Mỹ cùng hàng loạt tổ chức sơ tán khẩn nhân viên Ngân hàng Cộng hòa Haiti (BRH), tức ngân hàng trung ương, ở thủ đô Port-au-Prince bị tấn công trong ngày 18/3 (giờ địa phương). |