Chỉ giảm giá thôi thì không đủ để kết thúc cuộc khủng hoảng năng lượng, mà phải xem xét bức tranh kinh tế rộng hơn. (Nguồn: Getty Images) |
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu vẫn chưa kết thúc. Họ cảnh báo rằng, thị trường điện, khí đốt suy yếu và hóa đơn giảm cho thấy tình trạng trì trệ kinh tế sâu sắc hơn có thể kéo dài sang thập kỷ tới.
Tomas Marzec-Manser, người đứng đầu bộ phận phân tích khí tại nhà cung cấp dữ liệu ICIS cho hay: “Cuộc khủng hoảng năng lượng đã kết thúc chưa? Chưa. Chúng ta vẫn đang giải quyết cuộc khủng hoảng và ứng phó với bức tranh kinh tế tồi tệ hơn”.
Tin liên quan |
Rủi ro mới của EU: Từ chối 'yêu' Nga, đặt cược hết vào Mỹ, nguồn năng lượng mới của châu Âu có thật an toàn? |
Trước xung đột Nga-Ukraine vào tháng 2/2022, các đường ống dẫn khí từ Nga là nguồn khí đốt nhập khẩu lớn nhất của châu Âu. Sau khi xung đột bùng phát, lượng khí đốt này đã giảm 2/3 so với mức đỉnh điểm năm 2019, gây ra cú sốc thị trường khiến giá bán buôn tăng gần 10 lần so với mức trước khủng hoảng.
Hiện tại có những dấu hiệu rõ ràng rằng cuộc khủng hoảng nguồn cung khí đốt đã bắt đầu có dấu hiệu giảm bớt.
Theo cơ quan Công nghiệp cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, khu vực đã vượt qua mùa Đông thứ hai không có khí đốt Nga và dự trữ khí đốt vẫn còn tới 59%, nhờ nhập khẩu qua đường ống từ Na Uy và bằng đường biển từ Mỹ.
Theo ICIS, các kho dự trữ khí đốt sẽ lấp đầy 95% vào đầu tháng 9 năm nay - vượt xa mục tiêu của EU là 90% vào tháng 11. Lượng khí đốt dồi dào này có nghĩa là giá thị trường sẽ tiếp tục giảm.
Dự báo ban đầu cho thấy, giá khí đốt chuẩn của châu Âu có thể giảm xuống mức trung bình 28,32 Euro/MWh trong những tháng mùa Hè - giảm hơn 17% so với mức trung bình vào mùa hè năm ngoái.
Dù vậy, mức giá trên vẫn cao hơn gấp đôi mức trung bình 11,58 Euro/MWh vào mùa hè năm 2019.
Theo ông Marzec-Manser: "Chỉ giảm giá thôi thì không đủ để kết thúc cuộc khủng hoảng năng lượng, mà phải xem xét bức tranh kinh tế rộng hơn”. Vị chuyên gia này cho rằng, giá khí đốt giảm gần đây một phần là vì nền kinh tế ảm đạm do chính cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra.
Hóa đơn năng lượng cao đã gây ra lạm phát ở các nền kinh tế lớn, dẫn đến khủng hoảng chi phí sinh hoạt khiến nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm mới bị chậm lại.
Điều này lại làm giảm hoạt động kinh tế trên khắp các trung tâm công nghiệp của châu Âu và hạn chế nhu cầu khí đốt từ ngành công nghiệp nặng.
Ông Marzec-Manser khẳng định: "Nhu cầu khí đốt công nghiệp trong năm nay sẽ duy trì ở mức thấp hơn 20% so với mức trước đại dịch. Dù khí đốt có giá cả phải chăng hơn nhưng nhu cầu về sản phẩm vẫn giảm do cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, điều đó có nghĩa là nhu cầu khí đốt công nghiệp vẫn chưa phục hồi”.
| Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: Khi nhiên liệu được vũ khí hóa, quyền lựa chọn không dành cho kẻ phụ thuộc Dưới tác động của xung đột Nga-Ukraine, người ta tin rằng, năng lượng có thể được sử dụng làm vũ khí. Sự phụ thuộc quá ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu thành công thoát khí đốt Nga, kỷ nguyên cũ sẽ không trở lại Hai năm kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, động lực thị trường khí đốt châu Âu đã ... |
| Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, khí đốt Nga còn lâu mới bị loại bỏ hoàn toàn, châu Âu đau đầu với ‘bàn cờ’ an ninh năng lượng Sự chuyển hướng sang LNG đã giảm đáng kể sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga. Tuy nhiên, những diễn biến gần ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu 'ghi điểm' về dự trữ khí đốt; EU không 'hứng thú' về thỏa thuận với Nga Các cơ sở dự trữ khí đốt trên khắp Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh đã đạt 62% công suất tính đến ... |
| Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu dường như đã bị lãng quên, dù xung đột Nga-Ukraine đang tiếp diễn, điều trớ trêu vẫn xảy ra Sự gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu đã tạo cơ hội ngắn hạn cho tăng trưởng LNG, nhưng các ... |