Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Nga sẽ 'đánh thẳng' vào điểm gây nhiều đau khổ nhất của EU?

Minh Anh
Châu Âu có quá phụ thuộc vào năng lượng của Nga?... không hẳn là như vậy, nhưng nói như vậy cũng không sai, bởi ý chí chính trị đôi khi khó tách khỏi quyền lợi kinh tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tại Nga hay tại EU?
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Nga sẽ 'đánh thẳng' vào điểm gây nhiều đau khổ nhất của EU?. (Nguồn: Getty)

Dù muốn hay không, châu Âu vẫn cần năng lượng của Nga. Có thể không phải dầu, nhưng chắc chắn là khí đốt. Châu Âu hiện đang phụ thuộc khá lớn vào khí đốt của Nga, tuy nhiên, sự phụ thuộc đó không còn mang tính tuyệt đối và khó tránh như trước.

Tất nhiên, ở hiện tại, bất kỳ lời dụ dỗ nào về việc từ chối khí đốt của Nga đều sẽ bị khuyến cáo, bởi vì việc thay thế một nguồn cung chiếm tới khoảng một phần ba lượng nhập khẩu của châu Âu là không thể đối với một số quốc gia thành viên và cực kỳ tốn kém đối với những quốc gia khác.

Hàng nghìn dặm đường ống nối châu Âu với nguồn dữ trữ khí đốt khổng lồ của Tập đoàn Gazprom (Nga), trong khi hàng nghìn km đường ống khác đã sẵn sàng đi vào hoạt động. Và người châu Âu có “nghĩa vụ” hợp đồng mua khí đốt của Nga - mặc dù không còn phụ thuộc quá cực đoan như trước đây. Điểm mấu chốt là khi thảo luận về nguồn cung với Gazprom (hoặc bất kỳ nhà cung cấp nào khác), châu Âu không còn trong thế yếu nữa. Các lưới điện của châu Âu đã được kết nối với nhau tốt hơn và có nhiều khả năng tái định hình hơn.

Hiện có rất nhiều loại khí đốt có thể được mua tự do, thậm chí dễ dàng và rẻ trên thị trường giao ngay, dưới dạng khí hóa lỏng (LNG). Tình hình không chỉ nhờ nguồn cung dầu đá phiến từ Mỹ. Sự cạnh tranh cuối cùng cũng đã đến và châu Âu sẽ bắt đầu được hưởng lợi?

Tại Nga hay tại châu Âu?

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong mối quan hệ phụ thuộc về khí đốt của châu Âu vào Nga không chỉ vì khối lượng bán ra hay mức giá được tính, mà là những vướng mắc chính trị trong mối quan hệ năng lượng hiện tại.

Châu Âu trong nhiều thập kỷ đã không thể hình thành một thị trường khí đốt duy nhất và Nga đã có thể sử dụng sự mất đoàn kết này để thu lợi cho mình. Nga đã đưa ra các giao dịch tuyệt vời cho từng nước thành viên EU và xây dựng các đường ống hào nhoáng làm suy yếu sự gắn kết của châu Âu.

Nói một cách đơn giản, mối quan hệ năng lượng của châu Âu với Nga khá nhạy cảm, thường gặp trở ngại bởi chỉ một dự án nào đó. Chẳng hạn, hiện Dự án đường ống dẫn khí đốt khủng sẽ nối Nga với Đức dưới Biển Baltic mang tên Nord Stream 2 đang là điểm nóng trong căng thẳng giữa những người châu Âu. Đây là một minh chứng rõ nét cho thấy sự mong manh trong mối quan hệ khí đốt Nga-EU.

Nga - đối tác láng giềng lớn nhất châu Âu, giàu khí đốt và nghèo tiền mặt. Đây có thể là một yếu tố giúp tạo ra một thỏa thuận hoàn hảo cho châu Âu, nếu người châu Âu biết thống nhất cách quản lý để nhập khẩu khí đốt Nga và có thể bỏ qua các ảnh hưởng chính trị của nước này. Giới chuyên gia cho rằng, châu Âu nên hoàn thành liên minh năng lượng đầy tham vọng của mình và phi chính trị hóa vấn đề khí đốt của Nga.

Theo đó, với các kết nối đường ống đầy đủ, những nhà ga LNG mới và việc giám sát tốt hơn các hợp đồng cung cấp khí đốt tự nhiên, mối quan hệ năng lượng chặt chẽ với Nga sẽ không còn là vấn đề. Và triển vọng khí đốt của Mỹ vào thị trường châu Âu sẽ khiến Nga có nhiều khả năng "chơi" tốt hơn với các nước láng giềng châu Âu.

Tuy nhiên, theo Nhà kinh tế cao cấp Krzysztof Bledowski, Giám đốc Hội đồng Liên minh các nhà sản xuất về Năng suất và Đổi mới, châu Âu đã phụ thuộc vào năng lượng của Nga trong một thời gian quá dài. Đối với các đối tác Trung và Đông Âu, nó hình thành nên một phần của chuỗi cung ứng kế thừa.

Tuy nhiên, khi Nga đang ngày càng trở thành một "đối tác nguy hiểm", sự thuận tiện thương mại về địa lý đã dẫn đến những cân nhắc chiến lược. Sự hợp tác mang đầy tính toán khiến châu Âu ngày càng quá phụ thuộc vào năng lượng của Nga, kể cả trong tương lai.

Trên thực tế, theo chuyên gia Krzysztof Bledowski, có thể khẳng định, châu Âu có đầy đủ các nguồn cung có thể thay thế cho khí đốt của Nga. Bổ sung nguồn hàng từ Na Uy, Biển Caspi và sản phẩm LNG, có thể nói không thiếu nguồn cung cấp cho EU. Điều còn thiếu chỉ là tư duy chiến lược về hậu quả lâu dài do sự phụ thuộc vào Nga một cách quá mức.

Bởi khi nói đến năng lượng, các quốc gia châu Âu thường tập trung vào thị trường nội địa của nước mình, so sánh với chi phí của Chiến lược toàn châu Âu. Nga đang khai thác sự phân chia này bằng cách tăng cường hợp tác và triển khai các tuyến cung cấp song phương, điều này làm tăng tính dễ bị tổn thương chung của EU. Điều đó cho thấy, yếu tố năng lượng cho EU có thể chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với chính phủ Nga khi đàm phán các thỏa thuận cung cấp mới.

Ý chí chính trị hay quyền lợi kinh tế?

EU không được trang bị để hành động một cách chiến lược trên phạm vi toàn cầu. Vẫn còn thiếu ý chí chính trị để đảm bảo cho an ninh năng lượng của cả khu vực. Và việc làm thế nào để đạt được mục tiêu đó vẫn là một câu hỏi khó.

Thật không may, đúng như vậy. Ủy ban châu Âu dù không muốn nhưng đã nhiều lần phải công nhận thực tế này. EU đã tìm nhiều cách nhằm thúc đẩy đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng và tăng cường kết nối giữa các nước thành viên EU như một phần của gói liên minh năng lượng. Những nỗ lực này cũng đã mang lại một số kết quả tích cực, tuy nhiên, vị trí của tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga trên thị trường khí đốt châu Âu vẫn chiếm ưu thế, khiến một số quốc gia châu Âu khó ra khỏi áp lực kinh tế và chính trị từ Moscow.

Do đó, họ cần hành động nhiều hơn nữa để củng cố thị trường năng lượng châu Âu và giảm sự phụ thuộc vào Nga càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên, đường ống Nord Stream 2 đang có tác dụng ngược lại. Mối liên kết này sẽ làm tăng ảnh hưởng của Moscow đối với Tây Âu, khiến các quốc gia khác ở Trung và Đông Âu dễ bị "bắt nạt" hơn, đồng thời có nguy cơ làm suy yếu tình hình địa chính trị ở Ukraine.

Cái khó của Berlin trong vấn đề này chủ yếu là do các cân nhắc về kinh tế trong nước và nhu cầu năng lượng, nhưng điều đó cũng có thể khiến sự chia rẽ nội bộ ở châu Âu thêm phần sâu sắc, điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể "hưởng lợi".

Hiện tại, an ninh năng lượng châu Âu đã nguy càng thêm khó. Khi căng thẳng biên giới với Ukraine leo thang, Nga bắt đầu xuất khẩu khí đốt sang châu Âu ít hơn thường lệ. Dự trữ ở các cơ sở khí đốt đặt tại châu Âu của Gazprom, tập đoàn khí đốt Nga, thường xuyên cạn đáy. Động thái này khiến châu Âu ngày càng lo ngại không đủ khí đốt qua mùa Đông.

Trong tình hình đó, Helima Croft, Giám đốc Ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets lo ngại: "Họ (Nga) sẽ đánh thẳng vào điểm gây nhiều đau khổ nhất của chúng ta. Đó chính là năng lượng". Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng, Tổng thống Nga Putin sẽ chẳng mặn mà với phương án này. Cắt khí đốt của khách hàng quan trọng nhất sẽ là lựa chọn không mấy sáng suốt, bởi Nga có nguy cơ tự tước đi nguồn doanh thu chủ chốt của mình.

Trên hết mọi tính toán, mối quan hệ năng lượng giữa các thành viên EU và Nga ràng buộc và phức tạp, thậm chí là phụ thuộc lẫn nhau dày đặc, khó cắt đứt. Nga cung cấp 31% nhập khẩu khí đốt, 27% nhập khẩu dầu thô, 24% nhập khẩu than của EU, 30% tổng nhập khẩu uranium của EU và là nhà cung cấp điện lớn thứ ba của EU.

Đổi lại, EU không chỉ dễ dàng trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga mà còn là thị trường cho 88% lượng dầu xuất khẩu của Nga, 70% lượng khí đốt xuất khẩu và 50% lượng than xuất khẩu của nước này. Hiện hơn 40% ngân sách Nga đến từ việc xuất khẩu nguyên liệu thô sang EU.

Giá vàng hôm nay 28/1, Giá vàng rơi tự do, còn thấp hơn nữa, Fed đang vội vàng? Vàng SJC mình một đường

Giá vàng hôm nay 28/1, Giá vàng rơi tự do, còn thấp hơn nữa, Fed đang vội vàng? Vàng SJC mình một đường

Giá vàng hôm nay 28/1 lao dốc mạnh, tiếp tục nằm trong vùng tiêu cực và không thể tìm thấy bất kỳ động lực tăng ...

Giá cà phê hôm nay 28/1, Biên độ giao động nhẹ bớt, biến đổi khí hậu có thể đe dọa giá cà phê

Giá cà phê hôm nay 28/1, Biên độ giao động nhẹ bớt, biến đổi khí hậu có thể đe dọa giá cà phê

Phiên họp chính sách của Fed khép lại dường như chỉ nhấn mạnh những gì đã được thị trường suy đoán, với khẳng định chỉ ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Hành trình 69 năm giữ biển vẻ vang của chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam

Hành trình 69 năm giữ biển vẻ vang của chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam

Trải qua 69 năm, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã nối tiếp nhau xây đắp và tô thắm truyền thống vẻ vang ...
Cách tích hợp ChatGPT vào Google Docs giúp bạn sử dụng thuận tiện hơn

Cách tích hợp ChatGPT vào Google Docs giúp bạn sử dụng thuận tiện hơn

Bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tích hợp ChatGPT vào Google Docs trên máy tính giúp bạn soạn thảo văn bản một cách thuận tiện ...
Hoa hậu Nông Thúy Hằng giữ vị trí Giám đốc quốc gia cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị quốc tế tại Việt Nam

Hoa hậu Nông Thúy Hằng giữ vị trí Giám đốc quốc gia cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị quốc tế tại Việt Nam

Hoa hậu Nông Thúy Hằng mới cho biết, cô chính thức được bổ nhiệm là Giám đốc quốc gia cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị quốc tế tại Việt Nam.
FIFA lần đầu công bố bảng xếp hạng futsal, đội tuyển Việt Nam đứng ở vị trí nào?

FIFA lần đầu công bố bảng xếp hạng futsal, đội tuyển Việt Nam đứng ở vị trí nào?

Hôm qua (6/5), FIFA lần đầu công bố bảng xếp hạng futsal thế giới, đội tuyển futsal Việt Nam xếp thứ 33 thế giới, dưới Thái Lan và Indonesia.
Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5, đầu tuần tăng nhẹ chưa đến 50 cent do đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel không có tiến ...
Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5, đầu tuần tăng nhẹ chưa đến 50 cent do đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel không có tiến triển.
Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5 ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng cao nhất 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

Baoquocte.vn. Chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước còn mãi vang dội. Điện Biên ngày ấy giờ đã khoác lên mình diện mạo mới, đang dần vươn tầm mạnh mẽ.
PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác

PetroVietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới, quyết làm mới động lực cũ, cập nhật hướng đi cho lĩnh vực thăm dò, khai thác...
Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa trên thế mạnh

Điện Biên đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội dựa trên thế mạnh

Năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024, giá cao cũng chỉ bằng nửa mốc kỷ lục, bài toán cung cầu gặp khó, đà tăng của thị trường trong nước còn mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024, giá cao cũng chỉ bằng nửa mốc kỷ lục, bài toán cung cầu gặp khó, đà tăng của thị trường trong nước còn mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 – 104.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
Phiên bản di động