Khi cuộc khủng hoảng năng lượng diễn biến theo chiều hướng tồi tệ hơn, Ngân hàng Deutsche dự báo về một cuộc suy thoái 'dài hơn và sâu hơn' ở châu Âu. (Nguồn: Getty Images) |
Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang thúc đẩy việc đảm bảo những nước này có thể giữ mức thuế lợi nhuận thu được của riêng mình đối với các công ty năng lượng và nắm giữ quyền lựa chọn trong việc áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt hơn, bên cạnh các biện pháp toàn khối do Brussels đề xuất.
27 quốc gia của EU đang đàm phán về các đề xuất khẩn cấp được Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra vào tuần trước. Mục đích của việc này là chuẩn bị để các bộ trưởng năng lượng thông qua tại cuộc họp ngày 30/9 tới.
Đề xuất thỏa hiệp mới nhất sẽ không yêu cầu các quốc gia áp dụng cách của EU về thuế lợi nhuận thu được đối với các công ty nhiên liệu hóa thạch, nếu họ đã có các biện pháp trong nước "tương đương". Các quốc gia cũng có thể áp đặt một khoản thu lợi nhuận thấp đối với nhiên liệu hóa thạch.
Các nhà ngoại giao từ một số nước EU hy vọng sẽ có một thỏa thuận vào tuần tới, nhưng cho biết sẽ chỉ đạt được điều này nếu các quốc gia được phép giữ lại các biện pháp chống khủng hoảng quốc gia của riêng mình.
Trước đó, trong nỗ lực giảm bớt áp lực chi phí năng lượng tăng cao, Chính phủ Anh ngày 21/9 thông báo sẽ áp mức trần hóa đơn tiền điện và khí đốt đối với doanh nghiệp từ tháng 10 tới, tương tự như kế hoạch đã được áp dụng trước đó để hỗ trợ người tiêu dùng.
Theo đó, giá bán buôn điện sẽ được giới hạn ở mức 211 bảng Anh (239,17 USD) mỗi Megawatt giờ (MWh), trong khi giá khí đốt giới hạn ở mức 75 bảng Anh/MWh. Bộ trưởng Tài chính Anh Kwasi Kwarteng nhấn mạnh chính phủ đã có biện pháp can thiệp nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của các doanh nghiệp, bảo vệ việc làm và kiềm chế lạm phát.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh Liz Truss cho biết, chiến lược áp mức trần hóa đơn năng lượng bán buôn sẽ được áp dụng trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/10 tới và sẽ đảm bảo các doanh nghiệp "có thể vượt qua mùa Đông".
Ngày 19/9, đài truyền hình Hà Lan NOS cũng đưa tin, chính phủ nước này sẽ áp giới hạn giá đối với các hợp đồng năng lượng từ ngày 1/1/2023 để bảo vệ người tiêu dùng khỏi giá tăng cao.
Ngày 17/9, Pháp đã bác bỏ thông tin nói rằng, Tập đoàn năng lượng nhà nước EDF cảnh báo Italy về việc doanh nghiệp này có thể ngừng xuất khẩu điện sang Italy, đồng thời tái khẳng định cam kết của Paris "đoàn kết" với các nước láng giềng khi châu Âu phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng.
Trước đó cùng ngày, tờ La Repubblica của Italy đưa tin, Rome đã nhận được thông báo bằng văn bản từ EDF về việc ngừng xuất khẩu điện trong 2 năm như một phần trong kế hoạch tiết kiệm năng lượng của Pháp. Người phát ngôn của Bộ Chuyển đổi sinh thái Italy sau đó đã xác nhận thông tin của báo này đăng tải.
Trong tuyên bố, Bộ Chuyển đổi Năng lượng Pháp nêu rõ: "Các nhà chức trách Pháp phủ nhận thông tin này và tái khẳng định cam kết đoàn kết có đi có lại về điện và khí đốt với tất cả các nước châu Âu láng giềng của chúng tôi".
| Giá cà phê hôm nay 24/9: Đảo chiều giảm, nhu cầu có thể tăng 1,5%, UKVFTA hỗ trợ ngành cà phê mở rộng thị phần tại Anh Nhập khẩu cà phê của Anh từ Việt Nam đạt 41 nghìn tấn, trị giá 91 triệu USD, tăng 148% về lượng và tăng 212% ... |
| Nord Stream 2 vẫn là tia hy vọng mong manh của Nga và sự tiếc nuối của châu Âu? Mùa Đông 2022 không chỉ là một mùa Đông khó khăn ở phía trước đối với châu Âu, mà phải là ít nhất hai hoặc ... |
| Giá vàng hôm nay 23/9: Giá vàng 'miễn nhiễm' trước quyết định của Fed, USD lại có kỷ lục mới, kinh tế Mỹ khó hạ cánh mềm, dự báo nhiều đau đớn Giá vàng hôm nay 23/9 dù giảm tới 1% trong ngày nhưng vẫn được coi là "miễn nhiễm", khi USD tiếp tục lên giá và ... |
| Fed tăng lãi suất khủng lần thứ ba liên tiếp, Mỹ vô tư 'xuất khẩu' lạm phát, kinh tế toàn cầu biết làm sao? Fed tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ ba liên tiếp sẽ là động thái mới nhất trong "cuộc đua" tăng lãi suất ... |
| Nord Stream 2 vĩnh viễn không bao giờ chảy, Đức không lụy vào khí đốt Nga; Tổng thống Putin chỉ nguyên nhân khủng hoảng năng lượng Stephan Weil, Thống đốc bang Lower Saxony, Tây Bắc nước Đức, cho biết, nước này sẽ không bao giờ có thể dựa vào Nga để ... |