Nga phủ nhận sự liên quan của Moscow với cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. |
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/9 đã phủ nhận sự liên quan của Moscow với cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và cho rằng nếu các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) muốn có thêm khí đốt, họ cần yêu cầu Ukraine khai thông các đường ống dẫn khí đốt, đồng thời dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt ngăn cản kế hoạch vận hành tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 2.
Nga đã cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan vì hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng Ruble, thay vì đơn vị tiền tệ được quy định trong hợp đồng.
Nga cũng ngừng vận hành tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 cung cấp khí đốt cho Đức và các khách hàng châu Âu khác. Các khách hàng phương Tây đã bác bỏ lời biện minh này của Moscow, cho rằng đó chỉ là cái cớ để trả đũa kinh tế đối với những quốc gia áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga.
Trong khi đó, Tổng thống Nga cũng đã kêu gọi giải quyết các vấn đề tồn đọng đối với hoạt động xuất khẩu phân bón của Nga và dỡ bỏ các quy định hạn chế xuất khẩu đối với phân bón của Belarus do các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Ông Putin cho biết, các nhà xuất khẩu phân bón của Nga đang gặp nhiều vấn đề về chi phí vận tải và bảo hiểm.
Từ phía châu Âu, cùng ngày, Thủ tướng Italy Mario Draghi tuyên bố các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Nga đang phát huy hiệu quả, đồng thời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine cho tới khi nước này giành được thắng lợi trong cuộc xung đột với Moscow.
Phát biểu họp báo, Thủ tướng Draghi nêu rõ: “Chiến dịch tuyên truyền của Nga cố gắng cho thấy các biện pháp trừng phạt không có tác dụng, song những biện pháp này thực sự đang phát huy hiệu quả. Cần tiếp tục hỗ trợ Ukraine cho tới khi Ukraine giành được thắng lợi”.
| Tổng thống Nga cáo buộc Ukraine chưa sẵn sàng hòa đàm, Moscow cũng có lý do 'không vội' Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/9 đã ca ngợi những nỗ lực của người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhằm chấm ... |
| Thượng đỉnh SCO: Nước đi mới trong ‘ván cờ’ địa-chính trị quốc tế Trong lịch sử 21 năm kể từ khi ra đời (năm 2001) đến nay, chưa bao giờ các hoạt động trong khuôn khổ Tổ chức ... |
| Khi nào kinh tế Nga mới trở lại mức trước xung đột với Ukraine? Trong bối cảnh cuộc xung đột và các lệnh trừng phạt nghiêm khắc, đến cuối thập niên này, nền kinh tế Nga khó có thể ... |
| Thế giằng co trên thị trường năng lượng châu Âu, 'vũ khí' Nga-EU ai lợi hại hơn? Căng thẳng Nga-Ukraine đang ở trạng thái giằng co, thị trường năng lượng châu Âu cũng vậy. Và cuộc khủng hoảng năng lượng của châu ... |
| Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Mỹ phải 'bó tay', Pháp đành lựa chọn 'đau đớn' Cuối cùng thì Mỹ đã không thể là “vị cứu tinh” cho khủng hoảng năng lượng châu Âu, dù là nước xuất khẩu LNG lớn ... |