Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu vẫy vùng tìm đường 'thoát Nga', chọn khí đốt hóa lỏng, đường càng đi càng dài?

Gia An
EU đang đầu tư hàng tỷ USD vào cơ sở hạ tầng LNG trong nỗ lực thay thế khí đốt tự nhiên từ Nga. Tuy nhiên, kết quả họ nhận được có thể sẽ "không ngọt ngào", tiền vẫn mất mà mục tiêu sinh thái vẫn tiếp tục bị xâm hại, thậm chí ở mức độ cao hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu vẫn
Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu vẫy vùng tìm đường 'thoát Nga', chọn khí đốt hóa lỏng, đường càng đi càng dài? (Nguồn: offshore-energy.biz)

"Châu Âu (EU) phải thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch" - dường như mong mỏi được Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đặt ra ngay khi nguồn cung khí đốt từ Nga bị đe dọa vẫn là một con đường rất dài hạn, thậm chí càng đi càng dài. Hãng truyền hình Deutsche Welle (DW) của Đức bình luận, họ có thể bị dẫn đến "ngõ cụt" - cho cả người đóng thuế và khí hậu.

LNG không như người ta nghĩ

Vấn đề trong phát biểu của nhà lãnh đạo EU ở chỗ, khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cũng là một loại nhiên liệu hóa thạch và cũng "không thân thiện với môi trường" như người ta nghĩ.

EU đã công bố ý định trung hòa khí thải carbon vào năm 2050, nước Đức đang hướng tới mục tiêu sớm hơn, năm 2045. Tuy nhiên, nếu EU sử dụng nhiều LNG hơn, lượng khí thải sẽ tăng lên.

Theo chuyên gia năng lượng Ganna Gladkykh từ Liên minh nghiên cứu năng lượng châu Âu (EERA), EU đang đối mặt với sự phi lý. Ngay cả Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cũng cảnh báo không nên đầu tư thêm vào nhiên liệu hóa thạch để có thể đạt được các mục tiêu về khí hậu. Việc EU "rót" hàng tỷ Euro vào cơ sở hạ tầng khí đốt là trái ngược với điều đó.

Trong nỗ lực thay thế khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Nga, các nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất EU là Đức, Italy, Hà Lan, Slovakia và Pháp... đã sử dụng rất nhiều cách để đảm bảo nguồn năng lượng, không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, mà còn đảm bảo "thông suốt" cho ngành sản xuất, theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat). Họ cũng đang tích cực mở rộng cơ sở hạ tầng để tiếp nhận khí LNG.

Theo tính toàn của Công ty ICIS, lượng khí LNG nhập khẩu vào châu Âu đã tăng 58%, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra.

Một lượng kinh phí đặc biệt lớn đang được "đổ" vào các cảng ven biển, nơi LNG được tiếp nhận và xử lý trở lại ở trạng thái khí trước khi được đưa vào mạng lưới đường ống dẫn. Hiện tại, có quá ít cơ sở tiếp nhận kiểu này, đặc biệt là ở biển Bắc Đức và biển Baltic, để có thể đáp ứng nhu cầu khí đốt của EU. Tuy nhiên, không chỉ 1 mà còn 2 "nút thắt cổ chai" khác trong nhập khẩu khí lỏng thông qua các cảng biển.

Thứ nhất, để có thể thay thế khí đốt tự nhiên chảy qua đường ống từ Nga, LNG từ các nguồn khác trước tiên phải được vận chuyển đến châu Âu bằng đội tàu chuyên dụng. Những tàu chở khí LNG này có thể dễ dàng được nhận ra bởi các bể hình cầu đặc trưng, có thể chứa tới 175.000 m3 LNG, tương ứng với 90 triệu m3 khí đốt thông thường ở dạng khí chảy trong đường ống.

Để thay thế 167 tỷ m3 khí đốt hàng năm từ Nga, châu Âu cần khoảng 1.800 chuyến tàu chở LNG như vậy mỗi năm, tức là 5 chuyến một ngày. Theo tính toán của Viện Kinh tế vận tải và logistics của Đức, châu Âu cần có 160 tàu chở LNG mới để có thể đáp ứng được lượng vận chuyển này. Với đơn giá bình quân 220 triệu USD cho mỗi con tàu, tổng số vốn đầu tư cho đội tàu mới trị giá khoảng 35 tỷ USD.

Thứ hai, trong tương lai, LNG sẽ phải đi từ Tây Ban Nha, Pháp và Hà Lan đến Trung và Đông Âu, thay vì từ Đông sang Tây như hiện nay. Tuy nhiên, do các đường ống dẫn khí đường dài chủ yếu là đường một chiều, nên "dòng chảy ngược" chỉ có thể thực hiện ở một mức độ hạn chế.

Theo Viện Fraunhofer của Đức, với vai trò trung tâm châu Âu, năng lực vận chuyển khí đốt hiện tại của Đức sẽ phải tăng ít nhất là gấp đôi mới có thể đáp ứng.

Lời "an ủi dân chúng"?

Một giải pháp thay thế đó là sản xuất loại khí xanh, thân thiện với khí hậu. Thay vì nhiên liệu hóa thạch, amoniac xanh và đặc biệt là hydro xanh sẽ được sản xuất trong vài năm tới. Cho tới khi đó, EU muốn tái sử dụng các tàu chở LNG, các cơ sở tiếp nhận và đường ống vận chuyển để tiếp nhận và vận chuyển loại nhiên liệu mới này. Nhưng kế hoạch này bị không ít người hoài nghi.

Chuyên gia Gladkykh cho rằng, nếu nói cơ sở hạ tầng đã sẵn sàng cho việc vận chuyển và tiếp nhận hydro, thì đây chỉ là những lời mang tính "an ủi dân chúng" mà thôi.

Theo chuyên gia Gladkykh, câu chuyện mà các nhà hoạch định chính sách EU đang ra sức thuyết phục là: "Chúng tôi đầu tư vào LNG. Chúng tôi biết rằng đó là nhiên liệu hóa thạch. Nhưng bạn đừng lo lắng, nó sẽ trở nên xanh hơn, bởi vì chúng tôi sẽ thiết lập công nghệ hydro và sau đó chúng tôi sẽ nhận được khí hydro thông qua hệ thống cơ sở hạ tầng LNG đã được xây dựng".

Theo chuyên gia Rainer Quitzow, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu chuyển đổi bền vững của Đức, khí hydro dễ nổ hơn và do đó nguy hiểm hơn nhiều, nên quá trình tiếp nhận và chuyển đổi từ thể lỏng sang thể khí sẽ đòi hỏi các hợp kim và vật liệu khác để lưu trữ so với LNG. Như vậy cần "một khoản đầu tư bổ sung đáng kể" cho quá trình này.

Chuyên gia Quitzow cho rằng "việc chuyển từ cơ sở hạ tầng dành cho LNG sang cơ sở hạ tầng dành cho hydro vẫn chưa được giải quyết".

Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế, chi phí bổ sung để thay thế máy bơm, van điều áp, các trang thiết bị và hệ thống an toàn dành cho hydro có thể bằng 20% chi phí xây dựng nhà máy tiếp nhận LNG. Các tàu chở LNG và thiết bị đầu cuối hiện tại vốn đạt nhiệt độ âm 160 độ C, không thể xử lý hydro lỏng vốn phải được vận chuyển và lưu trữ ở nhiệt độ lạnh hơn nhiều là âm 260 độ C.

Ngoài ra, tất cả khí hydro trước tiên phải được tạo ra một cách bền vững bằng năng lượng gió hoặc năng lượng Mặt Trời ở các quốc gia cung cấp hydro, sau đó mới được vận chuyển đến châu Âu. Vấn đề là các nhà máy điện gió và điện Mặt Trời tại các nước này không thể có đủ công suất để đáp ứng nhu cầu hydro cực lớn của châu Âu.

Chuyên gia Gladkykh chỉ trích chính sách năng lượng của châu Âu, đặc biệt là của Đức. Ông cho rằng xét về tất cả những thách thức, các khoản đầu tư lớn như vậy vào hạ tầng cơ sở khí hóa lỏng LNG là thiếu hợp lý và không hiệu quả. Chuyên gia Quitzow cũng cho rằng sẽ là rủi ro lớn cho việc đạt các mục tiêu khí hậu nếu tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch như kế hoạch hiện nay. Ông nhận định "một khi hệ thống thiết bị đầu cuối và cơ sở hạ tầng đã được hoàn thành, sẽ rất khó để thoát khỏi chúng vì những hệ thống này đã được đầu tư rất nhiều tiền".

Về nguyên tắc, việc sản xuất khí tự nhiên thông thường giải phóng ít khí thải hơn so với LNG. Không giống như khí tự nhiên từ Nga chảy qua đường ống dẫn khí sang châu Âu, khí đốt từ Qatar hoặc Mỹ phải được hóa lỏng trước khi được vận chuyển. Để hóa lỏng, khí sẽ được nén bằng áp suất lớn và làm lạnh nhiều lần. Quá trình này có thể dẫn tới thất thoát từ 8% đến 25% năng lượng do hoạt động của máy nén. Sau đó, LNG được vận chuyển qua đại dương.

Quãng đường vận chuyển càng dài thì lượng khí thải carbon sinh ra trong quá trình này càng lớn. Theo tính toán, khí LNG từ Australia vận chuyển đến châu Âu sẽ có "chi phí khí hậu trong quá trình vận chuyển" gấp 5 lần so với khí LNG từ Algeria.

Nga cũng dự định hóa lỏng khí đốt để bán LNG. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp xung đột tại Ukraine kết thúc nhanh chóng, thị phần của Nga trên thị trường khí đốt ở châu Âu có thể sẽ tiếp tục giảm vì những lý do chính trị.

Nga rất có thể sẽ phải đóng cửa các đường ống dẫn khí đốt trị giá hàng tỷ USD sang châu Âu và chuyển sang xây dựng các nhà máy LNG để xuất khẩu LNG sang các nước như Trung Quốc. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt quốc tế sẽ hạn chế khả năng của Nga trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết. Cho tới nay, hầu hết các đối tác phương Tây đã từ bỏ hợp tác với Nga.

Giá cà phê hôm nay 19/12: Tăng mạnh sau 1 tuần đầy biến động, xuất khẩu cà phê robusta Brazil giảm hơn 50%

Giá cà phê hôm nay 19/12: Tăng mạnh sau 1 tuần đầy biến động, xuất khẩu cà phê robusta Brazil giảm hơn 50%

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn duy trì được tăng trưởng cao bất chấp triển vọng kém khả quan của nền kinh tế ...

Áp giá trần dầu Nga: Moscow đã có sẵn 'đường lui', thà bán dầu lỗ chứ quyết không nhượng bộ phương Tây?

Áp giá trần dầu Nga: Moscow đã có sẵn 'đường lui', thà bán dầu lỗ chứ quyết không nhượng bộ phương Tây?

Khách hàng chính là Ấn Độ đã được mua các thùng dầu ở mức giá thấp hơn nhiều so với mức trần - 60 USD ...

Chiến tranh năng lượng thế giới, Trung Quốc đang dần tiến đến vị trí dẫn đầu thị trường?

Chiến tranh năng lượng thế giới, Trung Quốc đang dần tiến đến vị trí dẫn đầu thị trường?

Đến nay, cạnh tranh quyền thống trị giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ là sự chạy đua về đầu đạn hạt nhân, tên lửa, ...

Mỹ-Trung Quốc: USTR thông báo gia hạn miễn trừ thuế quan đối với 352 mặt hàng nhập khẩu bị áp thuế từ thời Tổng thống Trump

Mỹ-Trung Quốc: USTR thông báo gia hạn miễn trừ thuế quan đối với 352 mặt hàng nhập khẩu bị áp thuế từ thời Tổng thống Trump

Ngày 16/12, Văn phòng đại diện Thương mại Mỹ (USTR) thông báo sẽ kéo dài thêm 9 tháng thời gian miễn trừ thuế quan đối ...

(theo DW, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

XSMB 9/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 9/5/2024. dự đoán XSMB 9/5/2024

XSMB 9/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 9/5/2024. dự đoán XSMB 9/5/2024

XSMB 9/5 - SXMB 9/5. Trực tiếp xổ số miền Bắc 9/5/2024. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 5. xổ số ...
XSMT 9/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 9/5/2024. SXMT 9/5/2024

XSMT 9/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 9/5/2024. SXMT 9/5/2024

XSMT 9/5 - trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 9/5/2024. xổ số hôm nay 9/5/2024. xổ số miền Trung thứ 5. SXMT 9/5. KQXSMT thứ 5
XSMN 9/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm 9/5/2024. xổ số hôm nay 9/5

XSMN 9/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm 9/5/2024. xổ số hôm nay 9/5

XSMN 9/5 - Kết quả xổ số ngày 9 tháng 5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 9/5/2024. XSMN thứ 5. xổ số hôm nay 9/5. xo so ...
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy ...
Kiều bào chung sức đưa Nghị quyết 98 đi vào thực tiễn

Kiều bào chung sức đưa Nghị quyết 98 đi vào thực tiễn

Nhận thức sâu sắc được vai trò đối với sự phát triển TP. Hồ Chí Minh, cộng đồng doanh nhân và trí thức kiều bào đã chia sẻ nhiều ý ...
Dự án điện ảnh về Nam Phương Hoàng hậu tôn vinh phẩm chất phụ nữ Việt Nam

Dự án điện ảnh về Nam Phương Hoàng hậu tôn vinh phẩm chất phụ nữ Việt Nam

Ngày 8/5, dự án điện ảnh 'Hoàng hậu cuối cùng' với câu chuyện về Nam Phương Hoàng hậu được công bố sản xuất, do Bảo Nhân, Nam Cito làm đạo ...
Chủ tịch USABC: Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường!

Chủ tịch USABC: Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường!

Ngày 8/5, Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận nền kinh tế thị trường cho Việt Nam hay không
Giá cà phê hôm nay 8/5/2024: Giá cà phê robusta biến động chưa từng có, trong nước mất mốc 100.000 đồng, xu hướng giảm sẽ kéo dài?

Giá cà phê hôm nay 8/5/2024: Giá cà phê robusta biến động chưa từng có, trong nước mất mốc 100.000 đồng, xu hướng giảm sẽ kéo dài?

Giá cà phê hôm nay 8/5/2024: Giá cà phê robusta biến động chưa từng có, trong nước mất mốc 100.000 đồng, xu hướng giảm sẽ kéo dài?
Triển lãm quốc tế chuyên ngành văn phòng phẩm lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

Triển lãm quốc tế chuyên ngành văn phòng phẩm lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

Triển lãm Quốc tế về Giải pháp văn phòng thông minh, Thiết bị, Máy và Văn phòng phẩm (VietOffice 2024) sẽ diễn ra từ 22-24/5, tại Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay 8/5: Giảm bớt lo ngại về nguồn cung, dầu thế giới lao dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 8/5: Giảm bớt lo ngại về nguồn cung, dầu thế giới lao dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 8/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 7/5, giá dầu giảm nhẹ do có dấu hiệu giảm bớt lo ngại về nguồn cung và tồn kho xăng dầu của Mỹ ...
Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở một vài nơi tại khu vực miền Bắc, dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg.
Việt Nam-Australia thúc đẩy hợp tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Việt Nam-Australia thúc đẩy hợp tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam Nguyễn Văn Cẩn và Cao ủy Cơ quan Bảo vệ biên giới Australia Michael Outram tiến hành hội đàm song phương.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
Phiên bản di động