Khủng hoảng năng lượng đang khiến châu Âu 'đau đầu'. (Nguồn: Reuters) |
Sau nhiều tháng lo lắng về nguồn cung khí đốt từ Nga bị thu hẹp và giá cả tăng vọt, giờ đây, các nhà giao dịch - ít nhất là trong khoảng thời gian ngắn hạn - có thể yên tâm.
Trong một khoảng thời gian ngắn, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã chuyển sang mức âm. Thời điểm này, các nhà kinh doanh sẵn sàng trả tiền để lấy nguồn tài nguyên quý giá. Khí đốt là nguồn tài nguyên quan trọng đối với châu Âu, được sử dụng để sưởi ấm nhà cửa và duy trì hoạt động của các nhà máy.
Tin tốt bất ngờ
Hiện tại, khí đốt tại các cơ sở dự trữ của châu Âu đã gần đầy. Ông Holz đặt câu hỏi, châu Âu đã làm gì để hoàn thành mục tiêu này?
Nguồn cung LNG của Mỹ cho châu Âu đã tăng hơn gấp đôi trong năm nay. Các lô hàng từ Qatar và các nhà cung cấp quốc tế khác cũng tăng lên đáng kể.
Trong 9 tháng năm 2022, nhập khẩu LNG của châu Âu đã tăng khoảng 65%.
Ông Marzec-Manser giải thích: “Sự sẵn có của LNG ở châu Âu tốt hơn nhiều so với dự đoán của nhiều người. Điều này giúp khu vực nhanh chóng tiến tới các mục tiêu về dự trữ khí đốt. Tính đến giữa tháng 11, các cơ sở lưu trữ trên khắp EU đã đầy hơn 95%, vượt xa mục tiêu 80% mà khối đề ra".
Song song với đó, người dân châu Âu cũng đang đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực "thoát ly" khí đốt Nga.
Trên khắp châu Âu, người dân giảm mạnh nhu cầu sử dụng khí đốt và các ngành công nghiệp cũng đã hoàn thành phần việc này.
Ông Holz cho hay, tại Đức, chính phủ đã tiến hành một chiến dịch quảng cáo, khuyến khích người dân hạn chế sử dụng năng lượng và mọi người đã hưởng ứng".
Một nghiên cứu gần đây ở Đức cho thấy, vào tháng 9, việc sử dụng khí đốt của các công ty nước này đã giảm khoảng 19%.
Chưa thể "thở phào"
Tuy nhiên, ngay cả khi các tin tốt dồn dập như vậy, các nhà lãnh đạo châu Âu chưa thể "thở phào nhẹ nhõm".
Ông Marzec-Manser nhận thấy, mất nguồn cung từ Nga đồng nghĩa với việc khối lượng khí đốt của châu Âu thiếu hụt rất nhiều. Vì vậy, đợt lạnh đột ngột trong những tháng tới có thể có tác động đáng kể đến thị trường năng lượng khu vực.
Ngoài ra, điều khiến các chuyên gia thực sự lo lắng là điều gì sẽ xảy ra sau đó, khi mùa Đông kết thúc.
Ông Marzec-Manser nhận định: "Mức dự trữ khí đốt cao hiện nay được hỗ trợ bởi thực tế là nguồn cung của Nga khá ổn định thời gian qua. Năm tới, mọi chuyện sẽ rất khác. Nguồn cung khí đốt từ Nga sẽ không dễ dàng tăng trở lại, thậm chí, có thể giảm xuống bằng không".
Theo các chuyên gia, LNG có thể không đủ để lấp đầy khoảng trống khí đốt ở châu Âu. Có một rủi ro tiềm ẩn khác đối với khu vực này. Từ bên kia thế giới, sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến nhu cầu LNG.
Khi Bắc Kinh nới lỏng các biện pháp hạn chế vì đại dịch Covid-19, nền kinh tế lớn thứ hai sẽ phục hồi, nhu cầu LNG chắc chắn sẽ được thúc đẩy. Điều này sẽ gia tăng cạnh tranh trên thị trường LNG toàn cầu.
Như Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã nhận định vào đầu tháng này rằng: “Nga có thể quyết định cắt đứt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu. Công suất LNG toàn cầu sẽ tăng không đủ nhanh để lấp đầy khoảng trống này. Đặc biệt, sự cạnh tranh LNG với châu Á có thể khiến châu Âu gặp khó".
Nói cách khác, châu Âu đang làm tốt hơn nhiều người mong đợi và mùa Đông tới sẽ tốt hơn mọi người tưởng tượng. Song, trong số các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia năng lượng, vẫn chưa có ai ăn mừng!