Sau khi từ chối nhập khí đốt từ Nga, Đức nỗ lực tìm nguồn cung thay thế. The Wall Street Journal) |
Thông tin trên được Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đưa ra ngày 19/9 sau chuyến tham quan một trạm LNG trong tương lai ở Lubmin, miền Bắc nước này.
Ông Habeck đã thực hiện một số sáng kiến nhằm đa dạng hóa nguồn cung khí đốt sau khi từ chối nhập năng lượng của Nga để phản đối chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Trước đó cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết, ông vẫn đang tìm cách để đảm bảo giá khí đốt bán cho người dân ở mức hợp lý.
Cũng trong ngày 19/9, Liên minh châu Âu (EU) đề xuất dự thảo quy định trao cho Ủy ban châu Âu (EC) quyền khẩn cấp giải quyết các cuộc khủng hoảng nguồn cung.
Theo dự thảo quy định Công cụ khẩn cấp thị trường duy nhất, các công ty có trụ sở tại châu Âu có thể bị buộc phải ưu tiên sản xuất các sản phẩm chủ chốt và dự trữ hàng hóa liên quan đến khủng hoảng.
Cơ chế này được đề xuất nhằm đối phó với các vấn đề nguồn cung do tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột ở Ukraine. Trước đó, Mỹ và Nhật Bản đã thông qua một số biện pháp tương tự.
Dự thảo trao quyền cho EC yêu cầu các nước EU tái tổ chức chuỗi cung ứng và tăng nguồn cung các mặt hàng liên quan đến khủng hoảng nhanh nhất có thể, gồm mở rộng hay cải tiến các cơ sở sản xuất hiện có, thiết lập các cơ sở mới và đưa hàng hóa liên quan đến khủng hoảng ra thị trường.
Cũng theo dự thảo, các doanh nghiệp cung cấp thông tin sai lệch hoặc lừa dối có thể bị phạt đến 300.000 Euro (299.220 USD) trong khi những doanh nghiệp không tuân thủ lệnh ưu tiên các sản phẩm chủ chốt có thể phải nộp phạt hằng ngày ở mức 1,5% doanh thu trung bình ngày.
Đề xuất dự kiến sẽ vấp phải phản đối mạnh mẽ từ các doanh nghiệp và một số nước EU vốn quan ngại rằng, cơ chế này vượt quyền hạn của EC.