Khủng hoảng năng lượng đang tác động mạnh đến kinh tế châu Âu. (Nguồn: Shutterstock) |
Một số bộ trưởng của các bang ở Đức đã kêu gọi triển khai chương trình giảm giá khí đốt có hiệu lực vào tháng 1/2023 để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và các hộ gia đình vượt qua mùa Đông năm nay.
Tại cuộc họp với phòng thương mại Đức ở Munich vào cuối tuần trước, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, chính phủ trước tiên phải đảm bảo các nhà cung cấp năng lượng có thể đưa ra biện pháp trước khi đưa ra bất kỳ lời hứa nào.
Bộ trưởng Lindner nói: “Hiện tại, chúng tôi không biết liệu kế hoạch giảm giá khí đốt có khả thi về mặt kỹ thuật và pháp lý hay không. Chúng tôi đang làm việc khẩn trương nhất có thể để đi đến kết luận”.
Theo kế hoạch hiện tại, chính phủ Đức sẽ thanh toán một lần để trang trải hóa đơn khí đốt tháng 12 cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm nay, và áp dụng cơ chế giới hạn giá khí đốt đã được đưa ra từ tháng 3.
Trong khi đó, các công ty công nghiệp lớn tiêu thụ hơn 1,5 triệu kW giờ điện mỗi năm sẽ được giảm giá đối với 70% lượng khí đốt tiêu thụ hàng năm kể từ tháng 1/2023, còn 30% còn lại tùy thuộc vào giá thị trường.
Khi được hỏi liệu Chính phủ có đình chỉ việc đình chỉ nợ vào năm 2023 như năm 2022 hay không, ông Lindner nói: "Tất nhiên chúng tôi sẽ có các khoản nợ cao vào năm tới. Nhưng Đức sẽ duy trì ổn định trong dài hạn và đang xử lý tốt nguồn ngân sách, vì vậy lãi suất sẽ không tăng thêm nữa”.
Cùng ngày, Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn dầu khí Shell (Anh/Hà Lan) Ben Van Beurden cảnh báo rằng, châu Âu sẽ bị thiệt hại trong dài hạn do cuộc khủng hoảng năng lượng có nguy cơ gây bất ổn về chính trị.
Nhận định trên của ông Ben Van Beurden được đưa ra trong bối cảnh Shell đã nhất trí mua 9,3% cổ phần trong dự án Nam North Field của QatarEnergy - một công ty xăng dầu quốc gia của Qatar.
Dự án được kỳ vọng đóng vai trò quan trọng, giúp Qatar tăng sản lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) thêm 50%, lên khoảng 127 triệu tấn/năm trong 5 năm tới.
Tại lễ ký kết diễn ra ở Doha, Qatar, ông Van Beurden cho biết, ngành công nghiệp châu Âu phải đối mặt với tác động lớn từ cuộc khủng hoảng năng lượng và tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn những ảnh hưởng từ những diễn biến căng thẳng ở Ukraine.
Theo ông Van Beurden, châu Âu đã giảm mức tiêu thụ "khá hiệu quả, khá đáng kể" sau khi mất đi 120 triệu tấn khí đốt mỗi năm từ Nga, nhưng việc giảm này "đa phần đạt được nhờ chuyển đổi ngành công nghiệp".
Châu Âu ráo riết tìm kiếm các nguồn thay thế khí đốt của Nga, nhưng ông Van Beurden cho rằng lục địa này vẫn cần một lượng lớn LNG trong nhiều thập kỷ tới.
Ông Van Beurden đánh giá, việc cắt giảm năng lượng tiêu thụ nêu trên “tạo ra khá nhiều áp lực cho các nền kinh tế châu Âu và có lẽ cũng sẽ gây ra nhiều áp lực cho hệ thống chính trị ở châu lục này".
| IMF: Kinh tế châu Âu u ám, tăng trưởng ngày một chậm lại và lạm phát tiếp tục tăng Trong một báo cáo ngày 23/10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, tăng trưởng sụt giảm ở nhiều nước châu Âu hiện nay ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Không có Nga, châu Âu phải thay đổi - dù muốn hay không Dự kiến, châu Âu sẽ có đủ khí đốt tự nhiên để vượt qua mùa Đông tới. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, châu lục ... |
| Chi phí năng lượng tăng cao, người dân Đức biểu tình đòi tăng trợ cấp Chính phủ Đức đang làm rất nhiều nhưng mức hỗ trợ và người dân nhận được vẫn ở mức thấp. |
| Khát năng lượng, lạm phát dâng cao, biến động chính trị, châu Âu đang 'rối như tơ vò' Việc nữ Thủ tướng Anh Liz Truss từ chức hôm 20/10 sau chỉ 45 ngày tại vị là tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Không chỉ châu Âu... thiếu Nga, Mỹ cũng phải 'bó tay' Ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân của Mỹ cũng đang vật lộn để tìm sự thay thế cho một loại nhiên liệu uranium làm ... |