Khủng hoảng năng lượng: Không có Nga, châu Âu phải thay đổi - dù muốn hay không

Linh Chi
Dự kiến, châu Âu sẽ có đủ khí đốt tự nhiên để vượt qua mùa Đông tới. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, châu lục này vẫn phải đối mặt với "những rủi ro chưa từng có" và có thể gây ra những hậu quả sâu sắc hơn trong năm tới và những năm tiếp theo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khủng hoảng năng lượng: Không có Nga, châu Âu phải thay đổi - dù muốn hay không
Thời tiết là một trong những yếu tố quyết định khủng hoảng năng lượng tại châu Âu. (Nguồn: Global Times)

Các kho dự trữ khí đốt tự nhiên trên lục địa này đã gần đầy. Việc bảo quản những kho dự trữ đó, đặc biệt là trong mùa Đông, sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, nhu cầu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của châu Á và nguồn cung khí đốt ít ỏi từ Nga.

Công ty tư vấn Timera Energy của Anh nhận định, những yếu tố nói trên có thể “gây ra sự biến động mạnh và đòi hỏi các chính phủ trong khu vực phải can thiệp mạnh tay để giảm nhu cầu”. Những gì diễn ra ở châu Âu trong mùa Đông này cũng có khả năng định hình thị trường khí đốt tự nhiên toàn cầu trong năm tới.

Yếu tố quyết định

Ông Tom Marzec-Manser, Trưởng bộ phận phân tích khí đốt tại ICIS cho biết, nếu tất cả các đường ống cung cấp khí đốt của Nga cho Liên minh châu Âu (EU) bị dừng lại, các nước thành viên vẫn có thể vượt qua mùa Đông. Tuy nhiên, khối sẽ phải đạt được mục tiêu cắt giảm nhu cầu khí đốt tự nguyện ở mức 15% và thời tiết không quá lạnh.

Ông nói: “Mối quan tâm trên thị trường hiện nay là làm thế nào để châu Âu có đủ nguồn cung khí đốt và LNG vào mùa Hè tới để các kho dự trữ lại được lấp đầy trước mùa Đông năm 2023. Nếu không có khí đốt Moscow, làm thế nào để đạt mục tiêu này, đây sẽ là một câu hỏi khó”.

Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu giảm 44% so với cùng kỳ năm 2021. Khí đốt bắt đầu giảm mạnh trong mùa Hè năm 2022 khi căng thẳng giữa Nga với phương Tây về chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 bảo trì và gặp sự cố.

Tin liên quan
Khủng hoảng năng lượng Khủng hoảng năng lượng 'gặm nhấm' châu Âu, nỗi đau lan tỏa, bài học từ quá khứ có cứu vãn tình hình?

Nguồn cung cấp khí đốt của Nga vẫn đang chảy nhỏ giọt vào châu Âu thông qua Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho hay, sự thay đổi dòng chảy khí đốt của Nga đã tạo ra "những rủi ro chưa từng có" đối với an ninh nguồn cung khí đốt của châu Âu.

Công ty Timera Energy lưu ý rằng, thời tiết có thể sẽ là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường khí đốt trong mùa Đông này ở cả châu Âu và châu Á. Nhiệt độ lạnh hơn có thể khiến nhu cầu khí đốt của châu Âu tăng mạnh.

Nhà phân tích năng lượng độc lập Neil Atkinson cũng nhận thấy, thời tiết sẽ là yếu tố quyết định liệu EU có thể vượt qua mùa Đông hay không.

IEA cho rằng, duy trì kho dự trữ khí đốt ở mức thích hợp thời gian tới sẽ là yếu tố quan trọng để ứng phó với đợt lạnh mùa Đông và đảm bảo an ninh nguồn cung vào năm 2023.

Phân tích của IEA cho thấy, việc cắt giảm nhu cầu khí đốt ở châu Âu xuống 9% so với mức trung bình 5 năm sẽ là cần thiết để duy trì mức dự trữ của châu lục trên 25%, đặc biệt nếu dòng chảy LNG giảm.

Cạnh tranh với châu Á

Việc nhập khẩu LNG của châu Âu thời gian tới phần lớn sẽ phụ thuộc vào thị trường khí đốt tự nhiên châu Á.

Ông Felix Booth, người đứng đầu LNG tại Vortexa nói rằng, thị trường châu Á đang bình tĩnh tiến vào mùa Đông. Các quốc gia trong khu vực này chủ yếu đang mua LNG với các hợp đồng dài hạn.

Trung Quốc - nhà nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới - đang mạnh tay nhập khẩu LNG và khí đốt Nga, cùng với các nhiên liệu khác như than đá. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể nhập khẩu nhiều nhiên liệu hơn trong mùa Đông tới nếu thời tiết lạnh hơn.

Tập đoàn Dầu khí và hóa chất Trung Quốc cho hay, thâm hụt nguồn cung khí đốt có thể xuất hiện sớm vào mùa Đông nếu nhiệt độ lạnh hơn và các chính sách hạn chế sự lây lan của Covid-19 được nới lỏng.

Cơ quan Khí tượng Trung Quốc cũng cho rằng, hiện tượng thời tiết La Nina nhiều khả năng sẽ tiếp diễn trong suốt mùa Đông, có thể khiến nhiệt độ giảm sâu hơn.

Hơn nữa, chính phủ Nhật Bản trong tháng này tiết lộ, họ sẽ tăng mua LNG, nếu các công ty tư nhân không thể đảm bảo đủ nguồn cung trong bối cảnh thị trường cạnh tranh hơn.

Nhà phân tích Laura Page của Kpler nhấn mạnh: “Những rủi ro lớn nhất là thời tiết và sự phục hồi kinh tế ở Trung Quốc - hai yếu tố có khả năng thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu LNG và thu hút nguồn cung ra khỏi châu Âu”.

Tin liên quan
Mỹ: Mỹ: 'Mây lớn' bao trùm nền kinh tế, vẫn còn 'vùng nước' chưa được thăm dò

Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến

Theo các chuyên gia, một cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài nhiều năm đang xuất hiện. Ông Atkinson nhận định: “Tôi nghĩ điều tồi tệ nhất có thể sẽ đến vào năm 2023. Châu Âu phải nỗ lực rất nhiều để bù đắp những gì đã mất từ ​​Nga”.

Mỹ đã cung cấp một phương án khả thi cho châu Âu. Theo dữ liệu của Kpler, trong 9 tháng đầu năm, 43% tổng lượng LNG nhập khẩu của châu Âu là từ Mỹ. LNG gần như thay thế nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống của Nga cho khu vực này.

Tuy nhiên, ông Atkinson nhấn mạnh rằng, Mỹ không thể gửi nhiều LNG đến châu Âu hơn mức hiện tại. Không có sự bổ sung đáng kể nào được có thể đưa đến khối thời gian tới.

Hiệp hội cung cấp khí đốt tự nhiên (NGSA) cho hay, các nhà sản xuất LNG của Mỹ sẽ hoạt động ở công suất tối đa. Xuất khẩu của Mỹ được dự báo sẽ đạt trung bình 13,4 Bcf/ngày trong mùa Đông này, so với mức 12,2 Bcf/ngày của năm ngoái.

Nếu châu Âu muốn tăng mua LNG trong năm tới, khu vực này sẽ phải trả giá cao hơn.

Những vấn đề kể trên sẽ tạo áp lực lên các chính phủ ở châu Âu, những quốc gia đang phải vật lộn ứng phó với tình huống tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng năng lượng.

Chuyên gia Atkinson nói: “Tôi nghĩ rằng, các nhà hoạch định chính sách đang lên kế hoạch về một thị trường năng lượng không có bất kỳ nguồn cung cấp nào từ Nga. Tôi nghĩ đó là một sự thay đổi lớn, dù muốn hay không”.

Khát năng lượng, lạm phát dâng cao, biến động chính trị, châu Âu đang 'rối như tơ vò'

Khát năng lượng, lạm phát dâng cao, biến động chính trị, châu Âu đang 'rối như tơ vò'

Việc nữ Thủ tướng Anh Liz Truss từ chức hôm 20/10 sau chỉ 45 ngày tại vị là tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy ...

Khủng hoảng năng lượng: Không chỉ châu Âu... thiếu Nga, Mỹ cũng phải 'bó tay'

Khủng hoảng năng lượng: Không chỉ châu Âu... thiếu Nga, Mỹ cũng phải 'bó tay'

Ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân của Mỹ cũng đang vật lộn để tìm sự thay thế cho một loại nhiên liệu uranium làm ...

Ukraine thúc viện trợ, Mỹ và đồng minh châu Âu 'lục đục' vì… tiền

Ukraine thúc viện trợ, Mỹ và đồng minh châu Âu 'lục đục' vì… tiền

Mỹ và đồng minh phương Tây đang gia tăng “lục đục” vì tình hình xấu đi của kinh tế Ukraine. Thậm chí, các quan chức ...

Khủng hoảng năng lượng 'gặm nhấm' châu Âu, nỗi đau lan tỏa, bài học từ quá khứ có cứu vãn tình hình?

Khủng hoảng năng lượng 'gặm nhấm' châu Âu, nỗi đau lan tỏa, bài học từ quá khứ có cứu vãn tình hình?

Mọi con mắt đang đổ dồn vào Brussels trong tuần này, khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại thủ ...

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu ráo riết tìm lựa chọn tốt nhất, 'ly hôn' khí đốt Nga không phải điều dễ dàng

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu ráo riết tìm lựa chọn tốt nhất, 'ly hôn' khí đốt Nga không phải điều dễ dàng

Theo giới chuyên gia, cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu hiện đã rất tồi tệ và tình hình có thể sẽ chưa thay ...

(theo Natural Gas Intel)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Việt Nam-Togo thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam-Togo thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Togo nhất trí coi nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác trọng tâm, thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác song phương và ...
Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Togo

Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Togo

Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác với các nước bạn bè châu Phi, trong ...
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Chiều nay (8/1), Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024.
Quy chế về kỳ thi lớp 10 cần lưu ý

Quy chế về kỳ thi lớp 10 cần lưu ý

Phương thức thi tuyển vào lớp 10 sẽ gồm 3 môn Toán, Ngữ văn và một môn thi hoặc bài thi thứ ba do Sở GD&ĐT lựa chọn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato Katsunobu

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato Katsunobu

Thủ tướng đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ tài chính, thúc đẩy ODA thế hệ mới dành cho Việt Nam để thực hiện các dự án hạ tầng ...
Đồng hành cùng ngư dân xuyên tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Đồng hành cùng ngư dân xuyên tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 7 và 8/1, 15 tàu thuộc Chi đội Kiểm ngư số 4 đã xuất phát bắt đầu hải trình trực xuyên Tết, đồng hành cùng ngư dân.
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Chiều nay (8/1), Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024.
Việt Nam 'rộng đường' phát triển tài chính xanh

Việt Nam 'rộng đường' phát triển tài chính xanh

Baoquocte.vn. Tài chính xanh đang trở thành một xu hướng đầu tư quan trọng toàn cầu, mang lại cơ hội lớn cho nhà đầu tư.
Giá cà phê hôm nay 8/1/2025: Giá cà phê đồng loạt xanh trở lại, robusta lấy lại mốc 5.000 USD, nỗi lo về đường vận tải biển chưa thể hết

Giá cà phê hôm nay 8/1/2025: Giá cà phê đồng loạt xanh trở lại, robusta lấy lại mốc 5.000 USD, nỗi lo về đường vận tải biển chưa thể hết

Giá cà phê hôm nay 8/1/2025: Giá cà phê đồng loạt xanh trở lại, robusta lấy lại mốc 5.000 USD, nỗi lo về đường vận tải biển chưa giảm...
EuroCham: Kinh tế Việt Nam phục hồi đáng kinh ngạc, là điểm đến đầu tư lý tưởng

EuroCham: Kinh tế Việt Nam phục hồi đáng kinh ngạc, là điểm đến đầu tư lý tưởng

Bất chấp những thách thức toàn cầu như áp lực lạm phát và căng thẳng chính trị, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng bền bỉ.
Giá xăng dầu hôm nay 8/1: Tiếp đà tăng do lo ngại hạn chế nguồn cung từ Nga và Iran

Giá xăng dầu hôm nay 8/1: Tiếp đà tăng do lo ngại hạn chế nguồn cung từ Nga và Iran

Giá xăng dầu hôm nay 8/1, giá dầu tăng xấp xỉ 1% do lo ngại nguồn cung hạn chế từ Nga và Iran và dự kiến nhu cầu cao hơn từ Trung Quốc.
Giá tiêu hôm nay 8/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, hơn 81% hồ tiêu nhập vào Việt Nam đến từ quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 8/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, hơn 81% hồ tiêu nhập vào Việt Nam đến từ quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 8/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.
Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Nhận định phân khúc điểm sáng của thị trường năm 2025, đất đấu giá ngoại thành Hà Nội quay đầu giảm mạnh… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Giá chung cư vượt xa giá trị thực, giao dịch vượt nhà phố, căn hộ trung tâm Hà Nội sẽ có lợi nhuận tốt nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Giá nhà đất khó giảm, chuyên gia dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, phát triển nhà ở xã hội trong cả nước thời gian tới sẽ bứt phá...
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1 ghi nhận đồng USD phục hồi trở lại, trong khi đó, EUR kéo dài đà giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, có thời điểm chạm mốc 107. Trong khi đó, EUR, Nhân dân tệ bật tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1 ghi nhận triển vọng tích cực, sát mốc 109.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày đầu tiên của năm 2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1 ghi nhận USD tiếp tục duy trì đà tăng trước đó.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025: USD chiếm ưu thế nhờ Fed, Yen Nhật thua lỗ lớn nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025: USD chiếm ưu thế nhờ Fed, Yen Nhật thua lỗ lớn nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025 ghi nhận đồng USD đạt mức cao nhất trong hai năm.
Phiên bản di động