Lạm phát tại Bỉ đã tăng cao nhất trong 40 năm qua do tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng đang lan rộng tại châu Âu. (Nguồn: The Brussels Times) |
Ông Bruno Colmant cho biết, một người dân sẽ bị xếp vào tình trạng rủi ro nghèo đói khi tổng thu nhập ròng giảm xuống dưới 60% thu nhập ròng trung bình.
Dựa theo tiêu chuẩn đó, một lao động được xếp vào diện nghèo khi thu nhập của người này ở vào mức từ 15.443 Euro/năm trở xuống, hoặc 1.287 Euro/tháng. Đối với một hộ gia đình có hai người lớn và hai trẻ em, con số này là dưới 32.430 Euro/năm hay 2.703 Euro/tháng.
Do mức độ lạm phát hiện tại, chuyên gia Colmant tin rằng Chính phủ Bỉ nên sử dụng cách tính này. Ông cũng cho rằng khi khấu trừ tất cả các khoản chi thiết yếu như nước, khí đốt, điện và tiền thuê nhà, nhiều hộ gia đình sẽ thấy họ không còn khả năng chi trả.
Khoảng một nửa dân số Bỉ sẽ bị ảnh hưởng bởi cơn bão giá đang hoành hành tại Bỉ và châu Âu. Các hộ gia đình Bỉ đã phải trả thêm 6,1 tỷ Euro cho khí đốt, điện và hệ thống sưởi trong khoảng thời gian từ tháng 9/2021 đến tháng 8/2022 so với năm 2019. Trong khi tiền lương và các khoản trợ cấp an sinh xã hội đã bù đắp một phần chi phí tăng thêm, nhưng chi phí năng lượng đang đè nặng lên các hộ gia đình, đặc biệt là những người có thu nhập thấp .
Mùa Đông sắp tới có khả năng ảnh hưởng đến các hộ gia đình nhiều hơn. Giá khí đốt đã tăng hơn gần 15 lần so với năm 2020, nhưng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng vọt.
Theo ước tính của các chuyên gia, chi phí năng lượng có thể tăng lên 7.000-10.000 Euro đối với mỗi hộ gia đình trung bình trong năm tới (tương đương mức tăng 600-800 euro mỗi tháng).
Để vượt qua mùa Đông khó khăn sắp tới, chuyên gia Colmant khuyến nghị rằng mỗi cá nhân phải thực hiện tiết kiệm năng lượng tối đa, đồng thời Chính phủ Bỉ cũng phải đóng vai trò bảo vệ người tiêu dùng.
Chính phủ Bỉ đã quyết định mở rộng một số biện pháp bảo vệ người dân trước “cơn bão” giá, chẳng hạn như áp thuế giá trị gia tăng (VAT) 6% đối với điện và khí đốt. Nhưng hầu hết các giải pháp phụ thuộc vào quy mô Liên minh châu Âu (EU), có nghĩa là sẽ phụ thuộc nhiều vào cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng EU vào ngày 30/9 tới.
| Châu Âu đang 'đốt' hàng tỷ USD vào cuộc khủng hoảng năng lượng Trong nhiều tuần nay, các chính phủ châu Âu gần như đều công bố các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ các hộ gia ... |
| Khủng hoảng năng lượng: 'Nỗi đau' lan rộng khắp châu Âu, suy thoái sâu là không thể tránh khỏi? Các doanh nghiệp và gia đình trên khắp châu Âu đang phải “chiến đấu” với giá năng lượng cao khi Nga kìm hãm nguồn cung ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Khí đốt Nga không còn khiến Đức 'đau đầu'? Ngày 20/9, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck tuyên bố, mặc dù Nga cắt nguồn cung khí đốt tới châu Âu, Đức có thể vượt ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Đức tìm thấy nguồn cung khí đốt mới? EU trao quyền khẩn cấp cho EC Thủ tướng Đức Olaf Scholz dự kiến sẽ ký các hợp đồng về khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong chuyến thăm tới Các tiểu ... |
| Kinh tế Nga có ‘khô héo’ khi lợi thế ‘quả đấm thép’ năng lượng mờ dần? Giới chuyên gia nhận định, việc Nga “phản đòn” các lệnh trừng phạt đang làm suy yếu nền kinh tế Nga và sẽ phá hủy ... |