Nhỏ Bình thường Lớn

Khủng hoảng năng lượng: Mâu thuẫn của ngành điện, thế giới còn khá xa với lộ trình đạt mục tiêu trung hòa khí thải

IEA ngày 14/1 cho rằng, thế giới có thể đối mặt với giá năng lượng và lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính tăng cao thêm nhiều năm nữa nếu ngành điện không nhanh chóng chuyển đổi trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng lên mức kỷ lục trong năm 2021.
ADB cấp khoản tài trợ đầu tiên cho 3 dự án điện gió ở Việt Nam
Giá năng lượng lên mức cao chưa từng thấy, trong khi lượng khí phát thải của ngành điện trong năm 2021 cũng tăng kỷ lục.Thế giới vẫn đang ở khá xa so với lộ trình đạt mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050. (Nguồn: ADB)

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, cùng với thời tiết bất thường đã khiến nhu cầu tiêu dùng điện trong năm ngoái tăng hơn 6% - mức tăng cao nhất kể từ năm 2010.

Báo cáo thị trường điện được công bố sáu tháng một lần của IEA cho thấy nhu cầu sử dụng điện trên thế giới đã tăng lên mức cao nhất từ trước tới nay, tới hơn 1.500 TWh. Điều này đã đẩy giá năng lượng lên mức cao chưa từng thấy, trong khi lượng khí phát thải của ngành điện trong năm 2021 cũng tăng kỷ lục tới 7%, sau khi giảm trong hai năm trước đó.

Báo cáo chỉ ra thực tế là trong khi năng lượng tái tạo đạt mức tăng trưởng ấn tượng, thì sản lượng điện từ than và khí đốt tự nhiên cũng tăng lên mức kỷ lục.

IEA cho rằng, nếu ngành điện không nhanh chóng thay đổi cơ cấu, nhu cầu điện tăng cao trong ba năm tới có thể khiến thị trường có thêm nhiều biến động và lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn sẽ duy trì ở mức cao.

Theo Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol, để thế giới có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đến năm 2030, lượng khí thải từ sản xuất điện cần phải giảm 55%. Nếu các chính phủ không có những hành động chính sách lớn, mức phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính có thể vẫn duy trì ở mức cao hiện nay trong ba năm tới.

Theo ông, thực trạng này không chỉ cho thấy thế giới vẫn đang ở khá xa so với lộ trình đạt mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050, mà còn nhấn mạnh phải có những thay đổi lớn để ngành điện hoàn thành trọng trách trong việc giảm lượng phát thải carbon trong lĩnh vực năng lượng.

Giám đốc điều hành IEA cũng cảnh báo giá điện cao hiện đang gây khó khăn cho nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp trên khắp thế giới và có nguy cơ trở thành yếu tố dẫn đến căng thẳng chính trị và xã hội.

Năm 2021, Trung Quốc - quốc gia chiếm khoảng 50% nhu cầu tiêu thụ điện trên toàn cầu, phải đối mặt với tình trạng mất điện trên diện rộng do thiếu nguồn cung than.

Sau Trung Quốc, một nền kinh tế lớn khác tại châu Á là Ấn Độ cũng gặp phải tình trạng tương tự. Nhu cầu năng lượng tăng cao trên quy mô toàn cầu đã đe dọa quá trình phục hồi kinh tế và gia tăng áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu.

Giá vàng hôm nay 15/1, Giá vàng củng cố động lực tăng, lạm phát cao nhất 40 năm, dự báo lạc quan cho tuần tới

Giá vàng hôm nay 15/1, Giá vàng củng cố động lực tăng, lạm phát cao nhất 40 năm, dự báo lạc quan cho tuần tới

Giá vàng hôm nay 15/1 giằng co, tạm thời mất ngưỡng quan trọng 1.820 USD trước khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần. Nhưng ...

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Giá khí đốt tăng gần 300%, còn điều gì tồi tệ hơn?

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Giá khí đốt tăng gần 300%, còn điều gì tồi tệ hơn?

Giá khí đốt bán buôn ở châu Âu đã tăng gần 300% trong năm qua do lượng dự trữ thấp bất thường, trong bối cảnh ...

(Theo AFP, TTXVN)

Tin cũ hơn

Giá vàng hôm nay 20/5/2024: Giá vàng có thể tăng lên mức 2.500 USD/ounce, bắt đầu 'thắt dây an toàn' và 'chạy đua' Giá vàng hôm nay 20/5/2024: Giá vàng có thể tăng lên mức 2.500 USD/ounce, bắt đầu 'thắt dây an toàn' và 'chạy đua'
Bị EU 'sờ gáy', Trung Quốc 'ăn miếng trả miếng' khởi động điều tra chống bán phá giá với nhựa POM Bị EU 'sờ gáy', Trung Quốc 'ăn miếng trả miếng' khởi động điều tra chống bán phá giá với nhựa POM
Tăng trưởng nhanh, năng động và không ngại chi tiêu, Gen Z sẽ tạo nên một cuộc cách mạng tiêu dùng tại Trung Quốc Tăng trưởng nhanh, năng động và không ngại chi tiêu, Gen Z sẽ tạo nên một cuộc cách mạng tiêu dùng tại Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 19/5/2024, Giá vàng SJC tăng, thế giới xuất hiện ‘cơn bão hoàn hảo của sự lạc quan’, sẽ vượt mốc cao nhất mọi thời đại Giá vàng hôm nay 19/5/2024, Giá vàng SJC tăng, thế giới xuất hiện ‘cơn bão hoàn hảo của sự lạc quan’, sẽ vượt mốc cao nhất mọi thời đại
Khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt Trung-Nga dự kiến đạt mức cao mới Khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt Trung-Nga dự kiến đạt mức cao mới
Trung Quốc thu hẹp cửa với thủy sản Nhật Bản Trung Quốc thu hẹp cửa với thủy sản Nhật Bản
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin? Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin?
AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử
Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc
Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền