Khủng hoảng năng lượng tác động mạnh đến kinh tế châu Âu. Hình ảnh nhà máy nhiệt điện than Niederaussem, Đức. (Nguồn: Getty Images) |
Giá năng lượng đã tăng gấp 10 lần so với mức trung bình trong suốt thập niên qua, đẩy giá điện cao ngất ngưởng và khiến các ngành công nghiệp đình trệ. Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đang hành động khẩn cấp trong nỗ lực "hạ nhiệt" giá năng lượng.
Brussels đang thảo luận về khẩu phần khí đốt; chính phủ các quốc gia châu Âu khác cũng đang chạy đua để tìm nguồn cung cấp khí đốt thay thế nguồn cung từ Nga.
Tình hình có thể thêm tồi tệ
Ben Cahill, thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho biết, mọi người đang chứng kiến hóa đơn tiền điện cao đến kinh ngạc. Các doanh nghiệp nhỏ đang phải vật lộn để thanh toán các hóa đơn. "Mùa Đông vẫn chưa đến, vì vậy, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn", vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Trên khắp châu Âu, các công ty buộc phải cắt giảm sản lượng, thậm chí phá sản. Tại Đức, cường quốc công nghiệp của châu Âu, các ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất đang bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều nhà sản xuất ô tô tại khu vực đã bắt đầu tích trữ kính chắn gió để tránh tình trạng thiếu kính trong những tháng tới.
Tập đoàn công nghiệp Eurometaux cho biết, hơn một nửa số nhà máy luyện nhôm của châu Âu đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng năng lượng. EU đã tạm thời mất 650.000 tấn công suất nhôm sơ cấp, tương đương khoảng 30% tổng sản lượng. Một số nhà máy thép và hóa chất lớn nhất châu Âu đang phải hoạt động ngoại tuyến và không rõ khi nào có thể hoạt động trở lại.
Alex Munton, chuyên gia về thị trường khí đốt toàn cầu tại công ty tư vấn Rapidan Energy Group mô tả tình hình hiện tại như "cuộc chiến năng lượng". Trong nhiều thập kỷ, Nga đã cung cấp một lượng lớn khí đốt tự nhiên với giá cả phải chăng cho EU, nhưng hiện tại, nguồn cung này lại là "vũ khí" của Moscow.
Chuyên gia Munton nói rằng: "Thiệt hại kinh tế ngày càng tăng đã khiến các doanh nghiệp châu Âu điêu đứng về mặt tài chính. Tại một thời điểm nào đó, mọi thứ sẽ đến giới hạn".
Các cuộc biểu tình phản đối chi phí năng lượng tăng vọt nổ ra tại Anh, Moldova, Đức, Áo và Italy. Tại Praha (CH Czech), khoảng 70.000 người đã đổ ra đường vào đầu tháng 9 yêu cầu chính phủ phải hành động "hạ nhiệt" giá năng lượng đang ngày một leo thang.
Jan Kovar, Phó Giám đốc nghiên cứu tại Viện Quan hệ quốc tế Praha cho hay: "Rất nhiều người đang hình thành nỗi sợ hãi về những gì sẽ xảy ra trong mùa Đông tới. Tại Czech, bên cạnh giá năng lượng, lạm phát tăng cao cũng là nỗi lo thường trực của người dân".
Tin liên quan |
Suy thoái sâu là không thể tránh khỏi?
Hóa đơn tiền điện tăng cao, chi phí sinh hoạt tăng phi mã và một mùa Đông phải lựa chọn giữa “ăn uống hoặc sưởi ấm” đang là thực tế mà người dân châu Âu phải đối mặt…
Hiện tại, nhiều quốc gia châu Âu đã đạt được mục tiêu đặt ra tại các cơ sở lưu trữ khí đốt. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thể trả lời câu hỏi, lượng khí đốt dự trữ có đủ để khu vực này duy trì qua mùa Đông hay không.
Để vượt qua mùa Đông lạnh giá, châu Âu sẽ phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của người dân, khả năng tìm nguồn cung thay thế của các quốc gia và thời tiết.
Bên cạnh đó, việc tiết kiệm năng lượng đã trở thành động lực chính của EU đối với cuộc khủng hoảng năng lượng. Các quan chức EU cho rằng, việc cắt giảm mức sử dụng điện của người tiêu dùng là một công cụ không thể thiếu để giải quyết sự mất cân bằng lớn giữa cung và cầu đang khiến giá cả tăng vọt.
Ngoài việc cắt giảm khí đốt đã được thống nhất vào tháng 7, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một kế hoạch giảm tiêu thụ điện đối với các hộ gia đình, công ty, nhà máy và các tòa nhà công cộng. EU đưa ra mục tiêu bắt buộc là cắt giảm nhu cầu ít nhất 5% trong giờ cao điểm.
Thêm vào đó, EU sẽ thu lợi nhuận từ các công ty khai thác và tinh chế nhiên liệu hóa thạch, bao gồm khí đốt, dầu và than. Điều này có thể giúp các chính phủ thu được khoảng 25 tỷ Euro. Tiền mặt sẽ dành để hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình, công ty hoặc đầu tư vào công nghệ xanh.
Một quan chức cấp cao của EU nhấn mạnh: "Những thời điểm bất thường đòi hỏi phải có những hành động đặc biệt".
Ngoài ra, để bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi "nỗi đau" lớn hơn, các chính phủ đã trích hàng trăm tỷ USD cho trợ cấp.
Đơn cử như tại Vương quốc Anh, quốc gia này đã công bố gói cứu trợ trị giá 46 tỷ USD, trong khi Thụy Điển quyết chi 20 tỷ USD để đảm bảo thanh khoản cho các công ty năng lượng đang gặp khó khăn.
Tại Đức, khi các công ty năng lượng bị đẩy đến mức gần phá sản, quốc gia này đã chuyển sang quốc hữu hóa ba "gã khổng lồ khí đốt lớn". Đây là một sự can thiệp "chưa từng có tiền lệ" giúp giải cứu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, những khoản tiền khổng lồ này phản ánh tình trạng nghiêm trọng chưa từng có của cuộc khủng hoảng năng lượng. "Nỗi đau" của doanh nghiệp đang ảnh hưởng mạnh đến các nền kinh tế trong khu vực.
Các nhà kinh tế dự đoán rằng, một cuộc suy thoái sâu tại EU dường như không thể tránh khỏi. Cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu đang ảnh hưởng rõ rệt đến ngành công nghiệp.
Sản xuất công nghiệp của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) rơi vào cảnh đen tối trong tháng 7 khi sụt giảm 2,3%.
Oxford Economics cho rằng: "Sản lượng công nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục giảm do giá khí đốt và điện bán buôn vẫn cao hơn trong thời gian dài. Kinh tế Eurozone sẽ bước vào suy thoái từ quý III/2022 và kết thúc vào quý I/2023.
Sự leo thang nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đồng nghĩa với việc tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ đi ngang trong năm tới".
| Khủng hoảng năng lượng: Khí đốt Nga không còn khiến Đức 'đau đầu'? Ngày 20/9, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck tuyên bố, mặc dù Nga cắt nguồn cung khí đốt tới châu Âu, Đức có thể vượt ... |
| Rất có thể EU sẽ sớm phải xem xét lại các lệnh trừng phạt Nga khi sự cầm cự về nguồn cung khí đốt không ... |
| Trên khắp châu Âu, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nỗi lo chung. Giá năng lượng tăng vọt và nguồn cung khí đốt ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu 'tung chiêu' đối phó, đòn khí đốt của Nga có giảm trọng lượng? Châu Âu đang phải vật lộn để kiềm chế một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể dẫn đến mất điện, các nhà máy đóng ... |
| Mặt bằng chi phí mới đã “bóp nghẹt” công việc kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn cung năng lượng đang bị thiếu hụt trầm trọng, ... |