Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: Khi nhiên liệu được vũ khí hóa, quyền lựa chọn không dành cho kẻ phụ thuộc

Hải An
Dưới tác động của xung đột Nga-Ukraine, người ta tin rằng, năng lượng có thể được sử dụng làm vũ khí. Sự phụ thuộc quá mức vào năng lượng hóa thạch có thể nhanh chóng trở thành những điểm yếu của EU.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột Trung Đông leo thang, thế giới sắp chứng kiến một cuộc khủng hoảng năng lượng kịch tính?
Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu diễn ra trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bùng phát (từ tháng 2/2022) chứng minh rằng, năng lượng có thể được sử dụng làm vũ khí. (Nguồn: iStock Photo)

Trong bài viết mới đây đăng trên clingendael.org, hai chuyên gia Louise van Schaik (*) và Giulia Cretti (**) cho rằng, quá trình chuyển đổi năng lượng ở châu Âu không chỉ quan trọng để chống lại biến đổi khí hậu mà đã trở thành một nhu cầu cần thiết để đảm bảo an ninh chính trị.

Rủi ro từ việc phụ thuộc

Vai trò đảm bảo an ninh năng lượng và địa chính trị của việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch chiếm vị trí trung tâm tại Hội nghị An ninh Munich tổ chức ở Đức trong tuần qua.

Rủi ro từ việc phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch của các quốc gia giàu dầu mỏ, nguyên liệu thô quan trọng và chuỗi giá trị điện hạt nhân là những mối lo ngại không thể phủ nhận. Sự phụ thuộc có thể và đã được vũ khí hóa.

Để tăng cường quyền tự chủ chiến lược trong lĩnh vực năng lượng, Liên minh châu Âu (EU) cần tăng tốc vai trò dẫn đầu về công nghệ xanh, phát triển thị trường hydro đáng tin cậy và hợp tác cùng có lợi với nhiều quốc gia hơn.

Trong nhiều thập niên, người châu Âu đã nuôi dưỡng mối quan hệ với các quốc gia giàu nguồn dầu mỏ, đồng thời cho rằng, năng lượng có thể thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước sản xuất và tiêu thụ. Thỏa thuận về đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 giữa Đức và Nga là một trong những ví dụ điển hình.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu diễn ra trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Ukraine bùng phát (từ tháng 2/2022) chứng minh rằng năng lượng có thể được sử dụng làm vũ khí. Mặc dù vậy, trách nhiệm này vượt ra ngoài phạm vi nước Nga kể từ khi EU nhập khẩu năng lượng hóa thạch từ nhiều quốc gia khác.

Sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch có thể nhanh chóng chuyển thành những điểm yếu nghiêm trọng khiến châu Âu dễ bị tổn thương hơn trước đòn bẩy và các cú sốc bên ngoài.

Gần đây, an ninh năng lượng châu Âu đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ, khiến gần như giảm một nửa lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Qatar sang thị trường lục địa già. Điều này có thể tác động đến giá khí đốt.

Phong trào áo vàng ở Pháp và tình trạng hỗn loạn ở Kazakhstan vào đầu năm 2022 cũng là những minh họa cho thấy giá nhiên liệu cao có thể trở thành chất xúc tác cho các cuộc biểu tình rộng lớn.

Nhưng người ăn xin không thể được lựa chọn!

EU giữa nhiều mối lo ngại

Để thoát khỏi nguồn cung cấp khí đốt của Nga, châu Âu đã phải tham gia vào các thỏa thuận năng lượng hóa thạch mới vốn bị ràng buộc bởi sự phụ thuộc. Các lựa chọn ở mức hạn chế, trong đó nhà cung cấp được ưu tiên là Na Uy không thể đáp ứng nhu cầu.

Hơn nữa, EU đã thúc đẩy các chính sách và ngân sách về khí hậu cũng như công nghiệp xanh. Tuy nhiên, các kế hoạch này đã bị chỉ trích vì quá tốn kém và không thực tế trong quá trình triển khai, chẳng hạn như so với Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ.

Mặc dù mệnh lệnh an ninh được châu Âu và các quốc gia thành viên của EU, như Đức, sử dụng để thúc đẩy quan hệ đối tác năng lượng xanh với các nước thứ ba, nhưng nó cũng được sử dụng để biện minh cho hoạt động thăm dò dầu khí trong nước, chẳng hạn như ở Anh.

Đồng thời, Mỹ đã trở thành nhà xuất khẩu hóa thạch quan trọng hơn sang EU, đặc biệt là LNG. Tuy nhiên, độ tin cậy của nguồn cung này có thể được xem xét lại sau cuộc bầu cử tổng thống ở nền kinh tế số 1 thế giới vào tháng 11 năm nay.

Một mối lo ngại khác là nguồn cung nguyên liệu thô quan trọng (CRM) cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng ở châu Âu, trong đó đáng lưu ý là sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Đây lại là một sự phụ thuộc khác vì vật liệu không chỉ được sử dụng một lần để sản xuất năng lượng (như nhiên liệu hóa thạch) mà thay vào đó được sử dụng cho các sản phẩm tạo ra, lưu trữ và vận chuyển năng lượng.

Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc dự kiến tăng lên và việc thiếu động lực để tìm giải pháp thay thế hoặc tái chế CRM là những thách thức to lớn.

Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 tới, cuộc khủng hoảng năng lượng có phần ít được chú ý hơn. Công dân châu lục này lại coi việc có sẵn năng lượng hóa thạch rẻ hơn là điều hiển nhiên.

Thay vì xem xét những rủi ro vẫn đang tiếp diễn của việc phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và tổng chi phí khổng lồ liên quan việc nhập khẩu dầu và khí đốt, các cuộc tranh luận lại nêu bật chi phí của chính sách khí hậu và chuyển đổi năng lượng.

​Gần đây nhất, nông dân nhiều nước châu Âu đã đổ xuống đường biểu tình, bày tỏ lo ngại về các chính sách khí hậu của EU. Mặc dù nỗi lo sợ về việc không thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu là điều dễ hiểu, nhưng họ cũng có thể tìm kiếm sự phối hợp để liên kết đầu tư công nghiệp xanh với đổi mới sản xuất thực phẩm ở châu lục mình.

Giống như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon đang tạo sân chơi bình đẳng cho ngành bằng cách buộc những người gây ô nhiễm nước ngoài phải trả tiền khi vào thị trường châu Âu, những cách thức mới có thể được đưa ra để giảm sự cạnh tranh không bền vững trong nông nghiệp. Giống như các vùng khai thác than, khu vực nông thôn và nông dân có thể được hỗ trợ nhiều hơn trong lĩnh vực bền vững.

Nhìn chung, châu Âu tốt hơn nên đi theo con đường năng lượng sạch thay vì trông cậy vào một hệ thống nhiên liệu hóa thạch tốn kém và gây ô nhiễm do các quốc gia nhiều dầu khí và các nhóm lợi ích thống trị. Quá trình chuyển đổi năng lượng không còn quan trọng để chống lại biến đổi khí hậu mà đã trở thành một nhu cầu đảm bảo địa chính trị và an ninh.

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng là chìa khóa để EU đạt được sự độc lập khỏi Nga và các nhà xuất khẩu hóa thạch khác. Đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi sẽ tăng cường an ninh năng lượng và làm nổi bật vị thế của khối 27 quốc gia thành viên với tư cách là một chủ thể địa chính trị, lãnh đạo công nghệ xanh và là người đặt ra tiêu chuẩn cho quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu.


(*) Louise van Schaik là người đứng đầu bộ phận Liên minh châu Âu (EU) và các vấn đề toàn cầu tại Viện Quan hệ quốc tế Clingendael ở Hà Lan.

(**) Giulia Cretti là nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ quốc tế Clingendael.

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: 'Cơn ác mộng' tồi tệ nhất đã qua; Chặng đường còn dài với nhiều chông gai

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: 'Cơn ác mộng' tồi tệ nhất đã qua; Chặng đường còn dài với nhiều chông gai

Tháng 1/2024, một đợt không khí lạnh "quét" qua phần lớn châu Âu và cuộc khủng hoảng tại Biển Đỏ khiến các tàu chở dầu ...

COP28: Kỳ vọng tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo; 450 triệu USD dành cho hỗ trợ cắt giảm khí methane

COP28: Kỳ vọng tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo; 450 triệu USD dành cho hỗ trợ cắt giảm khí methane

Các báo cáo cho thấy thế giới đã đạt tiến bộ trong việc sử dụng năng lượng tái tạo. Từ năm 2015-2022, sản lượng năng ...

Khủng hoảng năng lượng: Có thể 'sống tốt' không cần khí đốt Nga, vì sao Áo vẫn nhận hàng từ Gazprom?

Khủng hoảng năng lượng: Có thể 'sống tốt' không cần khí đốt Nga, vì sao Áo vẫn nhận hàng từ Gazprom?

Tập đoàn năng lượng nhà nước Áo OMV AG có hợp đồng dài hạn với Tập đoàn Gazprom, buộc công ty này phải mua khí ...

Bất động sản mới nhất: Khó như mua nhà Hà Nội dưới 2 tỷ đồng, TPHCM hủy sổ đỏ khu ‘đất vàng’, nhiều kỳ vọng từ Luật Đất đai (sửa đổi)

Bất động sản mới nhất: Khó như mua nhà Hà Nội dưới 2 tỷ đồng, TPHCM hủy sổ đỏ khu ‘đất vàng’, nhiều kỳ vọng từ Luật Đất đai (sửa đổi)

Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 có tác động tích cực với doanh nghiệp và thúc đẩy giao dịch, chỉ 3% căn hộ ở ...

Kinh tế thế giới nổi bật (9-15/2): GDP Nga cao hơn kỳ vọng, Đức không mở đường ống Nord Stream, CEO Mỹ lạc quan, Ba Lan phản đối nông sản Ukraine

Kinh tế thế giới nổi bật (9-15/2): GDP Nga cao hơn kỳ vọng, Đức không mở đường ống Nord Stream, CEO Mỹ lạc quan, Ba Lan phản đối nông sản Ukraine

GDP Nga cao nhất trong 10 năm, CEO Mỹ lạc quan hơn về nền kinh tế, Trung Quốc thúc đẩy các FTA, Ba Lan phản ...

(theo clingendael.org)

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng trên đà giảm mạnh; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9 khiến mốc 2.500 USD đang trở nên rất gần?
Thông điệp quốc gia của Tổng thống Philippines: Ba điểm nhấn đáng chú ý

Thông điệp quốc gia của Tổng thống Philippines: Ba điểm nhấn đáng chú ý

Có ba nội dung chủ đạo trong Thông điệp quốc gia vừa qua của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.
Hamas và Fatah đạt thỏa thuận hòa giải tại Bắc Kinh

Hamas và Fatah đạt thỏa thuận hòa giải tại Bắc Kinh

Lực lượng Hamas và Fatah đạt được thỏa thuận 'đoàn kết dân tộc' sau các cuộc đàm phán với sự tham dự của 12 phe phái khác ở Palestine...
Vietlott 27/7, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 27/7/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 27/7, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 27/7/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 27/7 - Vietlott Power 27/7. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 27/7/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSBP 27/7, kết quả xổ số Bình Phước thứ 7 ngày 27/7/2024. xổ số Bình Phước ngày 27 tháng 7

XSBP 27/7, kết quả xổ số Bình Phước thứ 7 ngày 27/7/2024. xổ số Bình Phước ngày 27 tháng 7

XSBP 27/7 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 27/7/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. xổ số Bình Phước ngày ...
Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật với nhiều quyết sách đột phá, góp phần đổi mới, đưa nền kinh tế đất nước vươn lên mạnh mẽ.
Lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AANZFTA

Lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AANZFTA

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định AANZFTA.
Việt Nam mong muốn Algeria tạo điều kiện tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà ở

Việt Nam mong muốn Algeria tạo điều kiện tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà ở

Ngày 26/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp đón Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh và người có công Algeria Laid Rebigua.
Giá cà phê hôm nay 26/7/2024: Giá cà phê phục hồi từ đáy, đồng USD giảm, thị trường khó giữ được ổn định lúc này

Giá cà phê hôm nay 26/7/2024: Giá cà phê phục hồi từ đáy, đồng USD giảm, thị trường khó giữ được ổn định lúc này

Giá cà phê hôm nay 26/7/2024: Giá cà phê phục hồi từ đáy, đồng USD giảm, thị trường khó giữ được ổn định vì lý do này...
CIEM: Cần tập trung xây dựng chương trình hỗ trợ để doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng tốc đổi mới sáng tạo xanh

CIEM: Cần tập trung xây dựng chương trình hỗ trợ để doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng tốc đổi mới sáng tạo xanh

Báo cáo nghiên cứu 'Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam' được công bố sáng ngày 26/7.
Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Lượng giao dịch tăng hơn 10%, Khánh Hòa định lại giá đất 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Ba Luật mới sẽ gỡ 'nút thắt' cho thị trường, Hà Nội đồng ý tiếp tục thực hiện Khu đô thị Thanh Hà A, B… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Từ ngày 1/8, có bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 không?

Từ ngày 1/8, có bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 không?

Có hay không bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 đang được người dân quan tâm khi hiệu lực Luật mới đã điều chỉnh.
Người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu khi lựa chọn chủ đầu tư

Người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu khi lựa chọn chủ đầu tư

Theo Báo cáo của PropertyGuru Việt Nam, khi cân nhắc chủ đầu tư, người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu.
3 luật về bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

3 luật về bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

Quốc hội vừa thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 và Luật Các tổ chức tín ...
Bất động sản mới nhất: Phân khúc tăng giá nhất, loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, điều kiện cấp sổ hồng cho chung cư mini

Bất động sản mới nhất: Phân khúc tăng giá nhất, loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, điều kiện cấp sổ hồng cho chung cư mini

Loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, giá căn hộ cao cấp và đất nền tại TPHCM tăng gấp đôi sau 8 năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7: USD chưa dứt đà giảm, Yen Nhật được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7: USD chưa dứt đà giảm, Yen Nhật được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7 ghi nhận USD giảm nhẹ, trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đi xuống.
MB cho vay mua ôtô phê duyệt siêu tốc chỉ trong 5 phút

MB cho vay mua ôtô phê duyệt siêu tốc chỉ trong 5 phút

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) triển khai gói vay ưu đãi 5000 tỷ đồng dành cho khách hàng vay mua ô tô với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 7,5%/năm, khách hàng có thể ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7: Yen Nhật 'chiếm sóng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7: Yen Nhật 'chiếm sóng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7 ghi nhận đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng so với đồng Yen Nhật.
MB tung gói vay mua nhà miễn trả gốc trong 5 năm đầu – hàng trăm bạn trẻ đã hiện thực hóa ước mơ an cư

MB tung gói vay mua nhà miễn trả gốc trong 5 năm đầu – hàng trăm bạn trẻ đã hiện thực hóa ước mơ an cư

Với gói vay mua nhà linh hoạt, lãi suất ưu đãi và thời gian vay lên đến 35 năm, MB mang đến cơ hội “hiện thực hóa ngôi nhà mơ ước" cho người trẻ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7: Yen Nhật bật tăng, thị trường 'im hơn lặng tiếng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7: Yen Nhật bật tăng, thị trường 'im hơn lặng tiếng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7 ghi nhận đồng USD phản ứng rất ít với dữ liệu doanh số bán nhà hiện tại của Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7: USD lao dốc nhẹ khi nhận tin của Tổng thống Biden rời cuộc đua

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7: USD lao dốc nhẹ khi nhận tin của Tổng thống Biden rời cuộc đua

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch tổng thể trầm lắng.
Phiên bản di động