Khủng hoảng năng lượng và các rủi ro hiện hữu

Phan Thanh
Người ta gọi cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra là cú sốc lớn đầu tiên về năng lượng của kỷ nguyên xanh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cần bộ đệm an toàn trong giai đoạn chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng sạch. (Nguồn: Reuters)
Cần bộ đệm an toàn trong giai đoạn chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng sạch. (Nguồn: Reuters)

Khi bài toán cung - cầu bị bỏ quên

Kể từ tháng Năm, giá của “combo dầu khí” gồm dầu, than và khí đốt đã tăng 95%. Anh, nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) đã phải khởi động lại các nhà máy nhiệt điện than vì không chịu nổi “nhiệt” từ cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra trên toàn cầu và đặc biệt nghiêm trọng ở châu Âu.

Giá xăng từng được ví là “rẻ như rau” ở Mỹ đã chạm 3 USD/gallon. Trung Quốc và Ấn Độ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng mất điện. Trong khi đó, nguồn cung cấp nhiên liệu sưởi ấm cho cả châu Âu mùa Đông năm nay nằm gọn trong tay Nga.

Ít người tin rằng hiện tượng thiếu hụt năng lượng có thể xảy ra khi vào năm 2020, nhu cầu toàn cầu đã giảm 5% - mức giảm cao nhất kể từ sau Thế chiến II, do đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi sản xuất, nhiều ngành nghề, doanh nghiệp buộc phải tạm dừng hoạt động.

Nhưng khi kinh tế thế giới phục hồi trở lại, nhu cầu tăng lên, đẩy mức dự trữ năng lượng xuống mức thấp nhất. Tồn kho dầu chỉ ở mức 94% so với mức thông thường, dự trữ khí đốt của châu Âu là 86%, dự trữ than của Ấn Độ và Trung Quốc dưới 50%. Hiện tượng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng đang dần bộc lộ nhiều vấn đề lớn hiện nay.

Với xu hướng cắt giảm chi phí trong ngành năng lượng, khiến đầu tư vào năng lượng hiện không tương xứng với yêu cầu - chỉ bằng một nửa mức cần thiết, để có thể đáp ứng được mục tiêu tham vọng giảm lượng khí thải carbon ròng về mức 0 vào năm 2050.

Khi đó, chi tiêu và đầu tư cho năng lượng tái tạo cần tăng lên, trong khi lộ trình cắt giảm cung và cầu của nhiên liệu hóa thạch cần thực hiện đồng thời, để không tạo ra sự chênh lệch nguy hiểm giữa cung - cầu.

Trên thực tế, nhiên liệu hóa thạch hiện đang đáp ứng đến 83% nhu cầu năng lượng sơ cấp, do vậy cần phải có lộ trình giảm dần nhu cầu đối với loại năng lượng này theo mục tiêu giảm khí thải. Tuy nhiên, những quy định về “sản xuất sạch”, áp lực của nhà đầu tư và các quy định áp đặt với nhiên liệu hóa thạch đã khiến đầu tư vào nhiên liệu này giảm tới 40% kể từ năm 2015.

Gas hiện là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề trên. Việc chuyển đổi từ sử dụng than và dầu sang gas có thể giảm lượng phát thải hơn 50%. Tại nhiều quốc gia, đặc biệt ở châu Á, gas có vai trò làm nhiên liệu chuyển tiếp trong giai đoạn 2020-2030, sau khi từ bỏ sử dụng than và trước khi nguồn cung về năng lượng tái tạo tăng lên.

Tuy nhiên, hiện có quá ít dự án đầu tư vào gas. Theo công ty nghiên cứu Bernstein, sự thiếu hụt về khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trên toàn cầu có thể tăng từ 2% nhu cầu hiện nay lên đến 14% vào năm 2030.

Tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng đang đẩy thế giới vào các rủi ro địa chính trị. Rủi ro về nguy cơ bị cắt giảm nguồn cung năng lượng luôn hiện hữu, khi các quốc gia phương Tây từ bỏ sản xuất nhiên liệu hóa thạch, nguồn cung năng lượng sẽ phụ thuộc vào các quốc gia có nguồn năng lượng dồi dào, trong đó có Nga.

Tỷ trọng sản lượng dầu từ OPEC+ có thể tăng từ 46% hiện nay lên 50% hoặc cao hơn vào năm 2030. Nga được xác định hiện có trong tay con “át chủ bài” về năng lượng đối với ít nhất là châu Âu. Nước này giữ nguồn cung cấp 41% lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu và quyền lực Nga sẽ tăng lên khi đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) được triển khai và phát triển, mở rộng thị trường ở châu Á.

Trong tháng tới, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh COP26 với dự định đề ra một lộ trình để giảm lượng khí thải carbon ròng toàn cầu về mức 0 vào năm 2050.

Cần một bộ đệm an toàn

Một vấn đề khác đến từ chính những khiếm khuyết của thị trường năng lượng. Xu hướng cắt giảm, bãi bỏ các quy định từ những năm 1990 khiến ngành năng lượng của nhiều quốc gia chuyển từ việc bị Nhà nước điều hành sang cơ chế thị trường với giá điện và khí đốt do thị trường ấn định.

Tuy nhiên, cơ chế này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi sản lượng nhiên liệu hóa thạch giảm, sự độc quyền của các nhà cung cấp, trong khi tỷ trọng năng lượng mặt trời và gió ngày càng tăng nhưng chưa bảo đảm tính liên tục, cũng như đáp ứng đủ nhu cầu.

Điều nguy hiểm hơn là cú sốc năng lượng này sẽ làm chậm tốc độ chuyển đổi sang năng lượng sạch của nền kinh tế thế giới. Dư luận ở phương Tây, bao gồm cả Mỹ, vẫn ủng hộ năng lượng sạch, nhưng họ sẽ không thể ngồi yên khi tình trạng khan hiếm đã đẩy giá khí đốt đắt đỏ chưa từng có.

Tin liên quan
Khủng hoảng năng lượng: Thuyết âm mưu, vũ khí trong tay ai Khủng hoảng năng lượng: Thuyết âm mưu, vũ khí trong tay ai

Còn tại nền kinh tế tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới - Trung Quốc, Thủ tướng nước này mới đây đã phát biểu rằng, quá trình chuyển đổi năng lượng phải “ổn định và có tốc độ phù hợp”, hàm ý việc cho phép sử dụng than trong thời gian dài hơn.

Thực tế đang đặt ra bài toán cần phải thiết kế lại thị trường năng lượng. Cần có biện pháp tạo các “bộ đệm an toàn” nhằm hấp thụ sự thiếu hụt và đối phó với vấn đề nguồn cung không liên tục của năng lượng tái tạo.

Các nhà cung cấp năng lượng cần dự trữ nhiều hơn, giống với việc các ngân hàng dự trữ vốn. Chính phủ có thể mời các công ty đấu thầu các hợp đồng cung cấp năng lượng dự phòng hoặc sử dụng nhiều hơn các nhà máy hạt nhân.

Khi thế giới có nguồn cung đa dạng, có thể làm giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia cung cấp năng lượng chủ chốt như Nga.

Tờ The Economist đưa ra giải pháp phát triển ngay ngành LNG trong ngắn hạn; trong khi về dài hạn, cần tăng cường thương mại toàn cầu để giúp các quốc gia sở hữu năng lượng tái tạo có thể xuất khẩu năng lượng. Hiện tại, chỉ 4% lượng điện ở các nước giàu được giao dịch qua biên giới, so với 24% lượng khí đốt toàn cầu và 46% lượng dầu mỏ.

Tuy nhiên, các giải pháp trên lại đặt ra một thách thức khác, nguồn vốn đầu tư cho năng lượng sạch phải tăng hơn gấp đôi, lên từ 4-5 nghìn tỷ USD/năm.

Nhưng một khó khăn khác đang “bó chân” các doanh nghiệp, chính là về chính sách của các nước còn chưa cụ thể, rõ ràng. Nhiều quốc gia hiện đã có những cam kết giảm phát thải xuống 0, nhưng lại chưa có giải pháp thay thế và kế hoạch thực hiện rõ ràng. Họ cũng chưa nhận được sự ủng hộ của người dân về việc tăng thuế và các hóa đơn về năng lượng sạch.

Trong tháng tới, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh COP26 với dự định đề ra một lộ trình để giảm lượng khí thải carbon ròng toàn cầu về mức 0 vào năm 2050.

Tuy nhiên, ngoài việc ký các cam kết, cú sốc khan hiếm năng lượng này đặt ra bài toán cung - cầu thực tế, rằng quá trình chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng sạch phải tiến hành theo lộ trình thế nào?

Khủng hoảng năng lượng: Chuyên gia Nhật Bản nói lời 'rửa oan' cho Nga

Khủng hoảng năng lượng: Chuyên gia Nhật Bản nói lời 'rửa oan' cho Nga

Chuyên gia dầu khí và nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Đông Bắc Á (ERINA) Nhật Bản Toshihiro Sugiura nhận định, Nga ...

Khủng hoảng năng lượng: Nga ám chỉ với châu Âu về Dòng chảy phương Bắc 2

Khủng hoảng năng lượng: Nga ám chỉ với châu Âu về Dòng chảy phương Bắc 2

Ngày 19/10, hãng Bloomberg dẫn một nguồn tin thân cận với Gazprom và Điện Kremlin cho biết, Nga đã ám chỉ với châu Âu rằng, ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Việc Việt Nam điều phối thành công quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và được thông qua bằng đồng thuận phán ánh tính kịp thời của Nghị quyết...
6 cách sửa lỗi iPhone bị trắng màn hình đơn giản

6 cách sửa lỗi iPhone bị trắng màn hình đơn giản

Lỗi màn hình iPhone bị trắng hoặc đen trắng là vấn đề phổ biến, gây lo lắng cho nhiều người. Dưới đây là các phương pháp giúp bạn xử lý ...
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Xung đột Nga-Ukraine 'khuấy động' thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Xung đột Nga-Ukraine 'khuấy động' thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11, tuần trước, nguy cơ leo thang xung đột Nga-Ukraine là tâm điểm khiến các nhà đầu tư lo lắng khiến giá dầu tăng vọt ...
Hướng dẫn đăng ký kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe từ năm 2025

Hướng dẫn đăng ký kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe từ năm 2025

Từ năm 2025, người có giấy phép lái xe bị trừ hết 12 điểm thì phải tham gia kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe nếu muốn tiếp ...
HLV Ruben Amorim than khó sau trận ra mắt thất vọng ở MU

HLV Ruben Amorim than khó sau trận ra mắt thất vọng ở MU

HLV Ruben Amorim thừa nhận Ngoại hạng Anh là giải đấu rất khó khăn sau khi MU bị Ipswich Town cầm hòa với tỷ số 1-1.
Cơ hội nghìn năm có một để Mỹ và châu Âu 'đánh thức' Dòng chảy phương Bắc 2, Nga cũng muốn điều này?

Cơ hội nghìn năm có một để Mỹ và châu Âu 'đánh thức' Dòng chảy phương Bắc 2, Nga cũng muốn điều này?

Doanh nhân Stephen P. Lynch đề nghị các quan chức Mỹ cho phép đấu thầu đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Xung đột Nga-Ukraine 'khuấy động' thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Xung đột Nga-Ukraine 'khuấy động' thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11, tuần trước, nguy cơ leo thang xung đột Nga-Ukraine là tâm điểm khiến các nhà đầu tư lo lắng khiến giá dầu tăng vọt hơn 5%.
Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp tục điều chỉnh trái chiều giữa các miền. Hiện tại, thương lái trên cả nước thu mua heo hơi từ 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam...
Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?
Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam, vượt xa tất cả các doanh nghiệp còn lại.
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11 ghi nhận USD duy trì được vị thế vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Phiên bản di động