Xung đột Nga-Ukraine kéo cả thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu, vào một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. (Nguồn: AFP) |
Trong bài viết xuất bản ngày 16/10 trên The New Indian Express, tác giả Ashok Sajjanhar nhận định, xung đột Nga-Ukraine, nổ ra ngày 24/2 năm nay, vốn được dự kiến sẽ không kéo dài quá vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, làm ngạc nhiên cả Nga và toàn thế giới, chiến dịch quân sự này đã kéo dài gần 8 tháng mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt hoặc kết thúc.
Thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề do chuỗi cung ứng bị gián đoạn, thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, giá năng lượng, thực phẩm, phân bón tăng cao.
Châu Âu cũng bị ảnh hưởng nặng nề do phụ thuộc nhiều vào Nga về năng lượng như dầu mỏ và khí đốt.
Khó “thoát Nga” về năng lượng
Châu Âu là khách hàng mua dầu thô lớn nhất của Nga. Năm 2020, 138 triệu tấn dầu thô trong tổng sản lượng 260 triệu tấn xuất khẩu của Nga, tương đương 53%, được bán sang châu lục này. Châu Âu nhập khẩu gần như toàn bộ dầu thô và 1/4 trong số đó đến từ Nga.
Về lý thuyết, châu lục có thể thay thế Nga bằng các nhà cung cấp dầu thô ở Trung Đông, Mỹ, các nước Mỹ Latinh và châu Phi. Nhưng trong ngắn hạn, việc này khó có thể được thực hiện bởi thị trường cần thời gian để điều chỉnh.
Đối với khí đốt, sản phẩm của Nga chiếm khoảng 1/3 tổng lượng khí đốt được sử dụng ở châu Âu. Trong số các nền kinh tế lớn của lục địa này, Đức là khách hàng lớn nhất của Moscow khi khoảng một nửa lượng khí đốt được sử dụng tại quốc gia Tây Âu có nguồn gốc từ Nga.
Tin liên quan |
Ảnh ấn tượng tuần (10-16/10): Lính Ukraine bắn súng phóng lựu Mỹ, ông Biden nói ông Putin sai lầm dù lý trí, Nga tôn trọng lập trường Trung Quốc-Ấn Độ |
Trong khi đó, khí đốt Nga đáp ứng 1/4 nhu cầu của Pháp. Tuy nhiên, theo dữ liệu mới nhất, Pháp phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào khí đốt của Na Uy.
Italy cũng nằm trong số các nền kinh tế lớn của châu Âu bị ảnh hưởng nhiều nhất khi 46% lượng khí đốt tại nước này tới từ Nga.
Ngoài ra, một số quốc gia nhỏ hơn ở châu Âu phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt của Moscow, như Bắc Macedonia, Bosnia và Herzegovina hay Moldova. Hơn 90% khí đốt ở Phần Lan và Latvia cũng có nguồn gốc từ Nga.
Việc tìm kiếm các nguồn khí đốt tự nhiên thay thế trở nên khó khăn hơn nhiều, vì nó được vận chuyển chủ yếu bằng đường ống. Trong khi đó, việc tìm nhà cung cấp dầu khác thay Nga có vẻ dễ dàng hơn bởi mặt hàng này được vận chuyển bằng tàu và được giao dịch trên toàn cầu.
Phần lớn khí đốt của Nga được xuất khẩu qua đưống Nord Stream I. Công suất dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào đầu năm nay với việc vận hành đường ống thứ hai - Nord Stream 2.
Tuy nhiên, trước khi Nord Stream 2 có thể bắt đầu hoạt động, Đức đã tạm dừng quy trình cấp chứng nhận cho dự án này vào ngày 22/2 nhằm đáp lại quyết định của Moscow công nhận sự độc lập của Donetsk và Luhansk.
Khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine, châu Âu đã phải vật lộn để tìm cách trừng phạt Nga, ngắt nguồn tài chính của nước này.
Trước đó, mỗi ngày, các nước châu Âu trả cho Nga 850 triệu USD tiền mua năng lượng, trong đó, 450 triệu USD mua dầu và 400 triệu USD cho khí đốt tự nhiên.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhận ra rằng, việc đảo ngược hàng thập niên phụ thuộc vào dầu khí của Nga không phải việc đơn giản.
Vấn đề giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga đã được các nhà lãnh đạo EU thảo luận rộng rãi trong 15 năm qua. Bất chấp những hồi chuông báo động từ cuộc khủng hoảng tháng 1/2009 dẫn đến sự gián đoạn hoạt động vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine trong hai tuần và việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, châu Âu không ngừng nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga.
Sản lượng khí đốt của Moscow sang châu Âu thậm chí còn tăng lên sau năm 2014. Châu lục này cũng bắt đầu nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vào năm 2017.
Xoay trở đủ mọi cách
Ngày nay, châu Âu đang phải vật lộn để kiềm chế một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể dẫn đến mất điện hàng loạt, các nhà máy đóng cửa và suy thoái kinh tế sâu sắc.
Nga đã cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên giá rẻ, vốn được lục địa này sử dụng trong nhiều năm để vận hành các ngành công nghiệp, tạo ra điện và sưởi ấm cho các ngôi nhà.
Hình ảnh chụp từ trên máy bay cho thấy sự cố rò rỉ tại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2. (Nguồn: AFP) |
Cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn trong những tuần gần đây khi Tập đoàn Gazprom của Nga đóng cửa Nord Stream I, đường ống chính bơm khí đốt đến Đức, với lý do xảy ra sự cố rò rỉ.
Moscow cũng tuyên bố trục trặc kỹ thuật này không thể được khắc phục do các lệnh trừng phạt trên diện rộng hạn chế nguồn cung cấp phụ tùng và thiết bị sửa chữa thay thế sang Nga.
Đáp lại, các quan chức châu Âu cho rằng, Nga đang “vũ khí hóa năng lượng”, điều mà nước này đã kịch liệt phủ nhận.
Vấn đề phức tạp hơn nữa khi cả hai đường ống Nord Stream I và II đều gặp các sự cố rò rỉ vào cuối tháng 9, có vẻ như do sự phá hoại, khiến chúng không thể hoạt động, dòng khí đốt sang châu Âu bị chặn.
Đứng trước thách thức này, châu Âu đã tìm tới tất cả các nguồn cung cấp khí đốt thay thế mà họ có thể có. Mua LNG từ Mỹ và nhập nhiều khí đốt hơn qua các đường ống từ Na Uy và Azerbaijan.
Đức đang duy trì hoạt động của các nhà máy than mà nước này dự kiến đóng cửa để giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nước này cũng đang cân nhắc kích hoạt lại hai nhà máy hạt nhân vốn đã có kế hoạch đóng cửa trước đó.
EU thông qua kế hoạch giảm sử dụng 15% khí đốt trong tháng 3 tới. Tuy nhiên, các biện pháp tiết kiệm này là tự nguyện ở các nước thành viên.
Chính phủ các nước cũng đã thông qua một loạt biện pháp: Hỗ trợ cho các công ty điện vốn đang phải trả giá cắt cổ khi mua khí đốt của Nga, cấp tiền mặt cho các hộ gia đình khó khăn và giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân.
Ví dụ, Đức đã thông qua gói hỗ trợ thứ ba trị giá 65 tỷ Euro (64,3 tỷ USD) viện trợ cho người tiêu dùng. Quyết định này được cho là sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách quốc gia nhưng được kỳ vọng làm dịu đi nguy cơ suy thoái mà các nhà kinh tế dự đoán xảy ra trong 6 tháng tới.
Ngoài ra, EU cũng đang bàn cách để áp giá trần khí đốt và dầu mỏ Nga, đồng thời tìm kiếm các biện pháp nhằm làm giảm giá điện.
Có lẽ, điều quan trọng nhất là, trong ngắn hạn, châu Âu đã nỗ lực để lấp đầy 85% kho dự trữ cho mùa Đông này với sự trợ giúp của LNG và các biện pháp tiết kiệm.
Lượng dự trữ tiếp tục tăng ngay cả sau khi Nord Stream 1 ngừng hoạt động. Một phần là nhờ giá khí đốt đã giảm xuống mức trước khi Nga ngừng bơm, mặc dù chúng vẫn ở mức cao một cách đáng kinh ngạc.
Nửa năm tới được dự báo sẽ đặc biệt khó khăn đối với châu Âu, không chỉ ở Ukraine mà còn ở các lò sưởi mỗi gia đình và các ngành công nghiệp trên khắp lục địa.
| Ảnh ấn tượng tuần (10-16/10): Lính Ukraine bắn súng phóng lựu Mỹ, ông Biden nói ông Putin sai lầm dù lý trí, Nga tôn trọng lập trường Trung Quốc-Ấn Độ Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin khẳng định tôn trọng lập trường của New Delhi và Bắc Kinh, khai mạc Đại hội XX Đảng Cộng ... |
| Bất động sản mới nhất: ‘Thủ phạm’ khiến giá chung cư Hà Nội tăng nóng, tòa tháp cao nhất Lào Cai có chủ mới, hậu kiểm thuế hồ sơ chuyển nhượng Lý do góp phần đẩy giá chung cư Hà Nội tăng vọt, Bitexco chuyển nhượng tòa tháp 25 tầng tại Lào Cai, bắt đầu hậu ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (7-13/10): 'Giật mình' với lượng dự trữ khí đốt của Đức, Gazprom không bán dầu nếu áp giá trần, Mỹ ‘cấm cửa’ nhôm Nga Kinh tế toàn cầu tiếp tục ảm đạm, nguy cơ suy thoái, căng thẳng Nga-EU liên quan năng lượng, lượng dự trữ khí đốt của ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Trừng phạt Nga, loay hoay tìm đồng thuận, Đức ‘chơi trội’ và thế ‘khó trăm bề’ của EU Lợi ích và thái độ khác nhau giữa các quốc gia châu Âu khiến việc đạt được một lập trường thống nhất về trừng phạt ... |
| Ảnh ấn tượng tuần (3-9/10): Vũ khí Nga bị phá hủy ở Ukraine, cháy cầu dữ dội tại Crimea, châu Âu thành lập EPC, Moscow phản ứng ‘gắt’ Xung đột Nga-Ukraine, cầu trọng yếu ở Crimea bốc cháy ngùn ngụt, Mỹ-Hàn-Nhật tập trận, châu Âu thành lập EPC, Tổng thống Biden thị sát ... |