Khủng hoảng ngân hàng: Vị thế ‘thủ quỹ’ của Thụy Sỹ lung lay?

Minh Anh
Ngày 19/3, cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ lan đến Zurich. Sự thất bại của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) đã “đánh gục“ Credit Suisse - một trong những cái tên quen thuộc của hệ thống ngân hàng hàng đầu thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Credit Suisse sụp đổ là sự kết thúc thất bại của nhiều năm cải cách chiến lược và không thể đảo ngược.  (Nguồn: Getty Images)
Credit Suisse sụp đổ là sự kết thúc thất bại của nhiều năm cải cách chiến lược và không thể đảo ngược. (Nguồn: Getty Images)

Ngày 20/3, thương vụ “khẩn cấp” trị giá 3 tỷ Franc (3,2 tỷ USD) hợp nhất hai ngân hàng lớn nhất và nổi tiếng nhất Thụy Sỹ hoàn tất nhanh chóng, UBS tiếp quản Credit Suisse.

Trong đó, dưới sự hậu thuẫn của chính phủ liên bang, các nhà chức trách và cơ quan quản lý Thụy Sỹ đã góp một tay đàm phán giảm giá, cũng như cung cấp các khoản bảo lãnh trong trường hợp việc tiếp quản gây ra thua lỗ, trong bối cảnh lo ngại về sự lây lan rủi ro sang hệ thống ngân hàng toàn cầu.

Thương vụ được thực hiện nhanh đến mức mọi quy trình tiếp quản theo luật doanh nghiệp và luật cạnh tranh đều được loại bỏ. Tất cả chỉ với một mục tiêu ngăn chặn sự hoảng loạn của thị trường tài chính.

Sai có hệ thống, tự chuốc bi kịch

Richard Berner, cựu cố vấn của Bộ trưởng Tài chính Mỹ bình luận, “Ngân hàng Thung lũng Silicon không có hệ thống khi còn sống, nhưng lại tỏ ra có hệ thống khi chết”. Ít ai có thể ngờ tới sự sụp đổ của SVB - một ngân hàng non trẻ ở California (Mỹ) lại kéo theo bi kịch của một Credit Suisse – một trong những “cây đa, cây đề” trong hệ thống ngân hàng Thụy Sỹ.

Tình hình khiến người ta hồi tưởng đến “bóng ma” Lehman Brothers. Tuy nhiên, Giáo sư kinh tế Ignazio Angeloni thuộc Viện Đại học châu Âu, cựu thành viên Ủy ban điều hành của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong nhiều năm khẳng định, Credit Suisse và SVB là những tình huống khác nhau, có những nguyên nhân đổ vỡ khác nhau.

Theo đó, cuộc khủng hoảng của các ngân hàng Mỹ là kết quả của làn sóng nới rộng tiền tệ kéo dài. Cuộc khủng hoảng Credit Suisse thì khác, theo đánh giá của giới quan sát, “ngân hàng này tự chuốc bi kịch do nhiều năm quản lý không minh bạch và thiếu thận trọng, với các cuộc phiêu lưu sát ranh giới, nằm ngoài các quy tắc, cùng khả năng giám sát yếu kém…”.

Bởi vậy, vụ Credit Suisse nghiêm trọng hơn vụ SVB không chỉ vì nó có nguy cơ gây ra các hậu quả ở châu Âu, do quy mô và mối liên hệ của ngân hàng đó với hệ thống châu Âu (một ngân hàng có hệ thống toàn cầu theo phân loại quốc tế), mà bởi vì nó báo hiệu rằng, cuộc cách mạng cải cách hệ thống tài chính toàn cầu sau Đại khủng hoảng tài chính năm 2008 đã không thành công. Các ngân hàng một lần nữa sụp đổ, trong khi đáng lẽ bi kịch này đã có thể được ngăn chặn.

Trong chớp mắt, Credit Suisse không còn nữa, kết thúc một lịch sử đáng tự hào kéo dài 167 năm. Tuy nhiên, đó không phải là hiện tượng “trong cơn bão” một tia chớp bất ngờ đánh trúng Credit Suisse, mà là sự kết thúc thất bại của nhiều năm cải cách chiến lược và không thể đảo ngược.

Không giống như UBS, Credit Suisse không có được trải nghiệm cận kề sự sụp đổ trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Nên thay vì đưa ra một chiến lược phát triển an toàn, Credit Suisse tiếp tục “chơi lớn” trong lĩnh vực đầu tư như thể không có chuyện gì xảy ra.

Nguyên do sự kết thúc của Credit Suisse bắt đầu từ năm 2021, khi ngân hàng này vướng vào một loạt vụ bê bối, thua lỗ, gây ra khó khăn về tài chính và giảm sút về uy tín. Các vụ việc không minh bạch, thậm chí liên quan hoạt động hối lộ, rửa tiền của tội phạm... bộc lộ những khiếm khuyết trong quản trị rủi ro.

Credit Suisse đã bị xác định trong nhiều tháng qua là mắt xích yếu nhất trong chuỗi các ngân hàng quan trọng có hệ thống toàn cầu. Đó có thể sẽ không phải là vấn đề trong thời kỳ bình yên trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, nó thực sự trở nên nguy hiểm khi thị trường rơi vào tình trạng hỗn loạn như trong thời gian này.

Hồi chuông cảnh tỉnh

Một nghiên cứu của Deloitte năm 2021, Thụy Sỹ quản lý 2.600 tỷ USD tài sản quốc tế, đưa nước này trở thành trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, vượt qua Anh và Mỹ. Tuy nhiên, Thụy Sỹ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các trung tâm tài chính nổi tiếng khác, đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, như Luxembourg, Singapore…

Vì thế, các chuyên gia cảnh báo sự sụp đổ của Credit Suisse giáng một đòn nghiêm trọng vào uy tín của Thụy Sỹ với tư cách là trung tâm quản lý tài sản hàng đầu thế giới, đồng thời đặt ra câu hỏi đối với danh tiếng của quốc gia này về sự ổn định tài chính, bảo vệ các quy định và khả năng quản trị doanh nghiệp.

Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sỹ (SBA) đã cố gắng trấn an rằng, việc chính phủ, các ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý giải cứu một ngân hàng “ốm yếu” là dấu hiệu của sức mạnh. Nhân vụ việc lần này, Chủ tịch SBA và cũng là cựu CEO của UBS Marcel Rohner quảng bá rằng, ngành tài chính Thụy Sỹ đã giải quyết gọn một vấn đề lớn cho một “người chơi quan trọng”.

Ông Rohner khẳng định, Trung tâm tài chính này vẫn có triển vọng thịnh vượng, bởi Thụy Sỹ có hàng trăm ngân hàng được vốn hóa rất tốt và các ngân hàng quản lý tài sản thành công. Tuy nhiên, thực tế, số lượng ngân hàng tại quốc gia này đã giảm xuống còn 239 ngân hàng trong năm 2021 so với con số 356 ngân hàng trong năm 2002. Số lượng nhân viên ngành ngân hàng kể từ năm 2011 đã giảm từ 108.000 người xuống 91.000 người.

Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), sự đóng góp của ngành tài chính cho nền kinh tế Thụy Sỹ cũng giảm từ 9,9% GDP năm 2002 xuống 8,9% GDP vào năm 2022, do các ngành như dược phẩm trở nên quan trọng hơn ở quốc gia có GDP bình quân đầu người cao thứ ba thế giới.

Trong khi đó, chuyên gia Stefan Legge thuộc Viện Nghiên cứu tài chính IFF cảnh báo, sự sụp đổ của Credit Suisse là hồi chuông cảnh tỉnh, đòi hỏi các thay đổi toàn diện trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Thụy Sỹ và cải thiện cách quản trị doanh nghiệp.

Quay lại tháng 10/2008, các nhà chức trách Thụy Sỹ đã phải chấp nhận những rủi ro lớn để cứu UBS chỉ trong một ngày cuối tuần, vì họ không thể để thị trường tài chính mở cửa vào thứ Hai với sự hỗn loạn. Rõ ràng là đến nay tình trạng này không có gì thay đổi.

Mục đích của tất cả các biện pháp được thực hiện sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 là gì... để “không bao giờ xảy ra trường hợp như thế này nữa”. Sau gần 15 năm, đích cuối cùng được đặt ra đã “phá sản”.

Vụ SVB phá sản: Đồng USD và Yen bất ngờ hưởng lợi, ngân hàng Thụy Sỹ bị cuốn vào 'cơn địa chấn'

Vụ SVB phá sản: Đồng USD và Yen bất ngờ hưởng lợi, ngân hàng Thụy Sỹ bị cuốn vào 'cơn địa chấn'

Trong phiên giao dịch sáng 16/3, các nhà đầu tư có xu hướng tìm đến những đồng tiền “trú ẩn an toàn" như USD và ...

Ngăn chặn khủng hoảng niềm tin, UBS đàm phán mua lại toàn bộ hay một phần ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sỹ - Credit Suisse

Ngăn chặn khủng hoảng niềm tin, UBS đàm phán mua lại toàn bộ hay một phần ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sỹ - Credit Suisse

Ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ, UBS, đang đàm phán để mua lại toàn bộ hoặc một phần Credit Suisse.

Lo sợ bóng đen của SVB của Mỹ và Credit Suisse Thụy Sỹ bao phủ, cổ phiếu ngân hàng giảm 'khó đỡ'

Lo sợ bóng đen của SVB của Mỹ và Credit Suisse Thụy Sỹ bao phủ, cổ phiếu ngân hàng giảm 'khó đỡ'

Ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) của Mỹ sụp đổ rồi đến Ngân hàng đầu tư Quốc tế Credit Suisse của Thụy Sỹ phá sản ...

UBS mua lại Credit Suisse: Nhân viên lo bị sa thải, vị thế trung tâm tài chính toàn cầu của London lung lay?

UBS mua lại Credit Suisse: Nhân viên lo bị sa thải, vị thế trung tâm tài chính toàn cầu của London lung lay?

Các lãnh đạo ngân hàng ở London đang chuẩn bị cho khả năng hàng trăm việc làm “bốc hơi” và tác động đối với lĩnh ...

Khủng hoảng ngân hàng: BoE tiết lộ tình trạng tại Anh, mọi thứ đã trở nên 'êm đềm'?

Khủng hoảng ngân hàng: BoE tiết lộ tình trạng tại Anh, mọi thứ đã trở nên 'êm đềm'?

Xuất hiện trong cuộc điều trần trước Ủy ban Tài chính liên đảng của Hạ viện Anh ngày 28/3, Thống đốc BoE Andrew Bailey cho ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 tại TP. Hồ Chí Minh.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động