Khủng hoảng Peru do các cuộc biểu tình phản đối chính phủ nổ ra dẫn đến cái chết của 40 người. (Nguồn: AFP) |
Thủ tướng Peru Alberto Otarola thông báo, lệnh giới nghiêm sẽ được áp dụng từ 20h-4h trong 3 ngày.
Lệnh giới nghiêm tại vùng Puno được đưa ra một ngày sau khi đám đông biểu tình chống chính phủ Peru tìm cách tràn vào sân bay ở thành phố Juliaca và đụng độ với cảnh sát, khiến ít nhất 18 người thiệt mạng.
Hàng nghìn người biểu tình quá khích tiếp cận sân bay Juliaca nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Dina Boluarte và đòi trả tự do cho cựu Tổng thống Pedro Castillo.
Số thương vong trong ngày 9/1 nâng số người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình chống chính phủ và lực lượng an ninh Peru, bùng phát từ đầu tháng 12/2022, lên 40 người.
Tối cùng ngày, với 73 phiếu thuận, 43 phiếu chống và 6 phiếu trắng, chính quyền mới của Peru đã giành được chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, qua đó Thủ tướng Alberto Otarola thoát khỏi viễn cảnh từ chức và cải tổ nội các.
Cùng ngày, Văn phòng Tổng công tố Peru thông báo mở cuộc điều tra nhằm vào tân Tổng thống Dina Boluarte và các thành viên nội các liên quan các vụ đụng độ bạo lực khiến ít nhất 40 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương kể từ đầu tháng 12 năm ngoái.
Theo đó, văn phòng công tố Peru sẽ tiến hành điều tra Tổng thống Boluarte, Thủ tướng Otarola, Bộ trưởng Quốc phòng Jorge Chavez và Bộ trưởng Nội vụ Victor Rojas.
Văn phòng này cũng điều tra cựu Thủ tướng Pedro Angulo và cựu Bộ trưởng Nội vụ Cesar Cervantes, giữ chức vụ dưới thời chính quyền Tổng thống Boluarte trong vài tuần, liên quan công tác đối phó với các cuộc biểu tình.
Peru đang trải qua cuộc khủng hoảng chính trị-xã hội nghiêm trọng sau khi Tổng thống tiền nhiệm Pedro Castillo bất ngờ tuyên bố giải tán Quốc hội, thành lập chính phủ khẩn cấp và kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử lập pháp mới.
Động thái này vấp phải sự phản đối mạnh của Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối cao cũng như các nghị sĩ quốc hội Peru coi đây là hành động “đảo chính”.
Quốc hội Peru đã bỏ phiếu phế truất ông Castillo và Phó Tổng thống Dina Boluarte tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời sau khi ông Castillo bị cảnh sát bắt giữ.
Chính phủ lâm thời của bà Boluarte đã phải đối mặt với làn sóng biểu tình phản đối leo thang từ cuối tuần qua.
Những người biểu tình đụng độ cảnh sát, kêu gọi đình công toàn quốc, triệu tập hội đồng lập hiến, đóng cửa Quốc hội, đòi Tổng thống Boluarte từ chức, trả tự do cho cựu Tổng thống Castillo, tiến hành bầu cử sớm và ban hành Hiến pháp mới.
| Khủng hoảng Peru: Mỹ hối thúc cải cách, Giáo hoàng lên tiếng Nhiều quốc gia, cá nhân và tổ chức đã lên tiếng về khủng hoảng chính trị tại Peru, sau khi bạo lực diễn ra ở ... |
| Khủng hoảng ở Peru: Lima công bố thời điểm tổ chức bầu cử, trục xuất Đại sứ Mexico Ngày 20/12, Quốc hội Peru thống nhất sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử sớm hơn, dự kiến diễn ra vào năm 2024. |
| Tin thế giới 10/1: Nga tiếp tục phát triển hạt nhân, CSTO nói gì về Armenia? Moscow nói Kiev "phản ứng bất cần", Trung Quốc đáp trả Nhật Bản, Tổng thống Hàn Quốc dự Diễn đàn Davos sau 8 năm… là ... |
| Tình hình Ukraine: Nga khẳng định Mỹ và NATO 'chắc chắn tham gia xung đột'; IAEA 'xắn tay' hành động Ngày 10/1, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, sự tham gia của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và ... |
| Cấp vũ khí cho Ukraine: Canada bỏ tiền mua tên lửa Mỹ gửi Kiev, Đức hứa hẹn, NATO và EU đã cạn kiệt 'kho' Trong bối cảnh Ukraine cần gấp vũ khí, các quốc gia phương Tây tiếp tục tìm cách hoặc hứa hẹn viện trợ, trong khi Tổ ... |