Khủng hoảng Ukraine: Phương Tây trừng phạt Nga - Gậy ông đập lưng ông?

Hải An
Trong bài viết trên SCMP, nhà báo người Ấn Độ Mohamed Zeeshan* cho rằng, phương Tây đã áp dụng loạt trừng phạt nhằm vào kinh tế Nga, nhưng rất có thể động thái này cũng sẽ gây thiệt hại cho tác giả của đòn trừng phạt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khủng hoảng Ukraine: Phương Tây trừng phạt Nga - Gậy ông đập lưng ông?
Trong bối cảnh Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, phương Tây ngày càng sử dụng nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế Moscow. (Nguồn: Bitcoin)

Nối tiếp trừng phạt

Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, phương Tây đã phát động một chiến dịch cô lập kinh tế chống lại Moscow và đang ngày càng nới rộng phạm vi trừng phạt.

Đầu tiên, những người thân cận với Điện Kremlin bị nhắm mục tiêu. Sau đó, các lệnh trừng phạt đã được mở rộng hơn.

Ngày 8/3, Mỹ cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga. Ngày 11/3, nhằm siết chặt hơn nữa các lệnh trừng phạt, Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng các đồng minh quyết định thu hồi quy chế thương mại "tối huệ quốc" của Moscow. Chính quyền của ông cũng cấm nhập khẩu hải sản, rượu và kim cương của Nga.

Dự kiến, Quốc hội Mỹ sẽ sớm có các hành động nhằm thông qua quyết định của ông Biden. Việc Mỹ hủy bỏ quy chế thương mại đặc biệt với Nga là một trong các động thái mới nhất nhằm cô lập kinh tế nước này.

Cho đến nay, dưới tác động của các lệnh trừng phạt, hơn 300 công ty đã rút khỏi Nga. Danh sách ngày càng được nối dài và đa dạng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm Mastercard, PayPal và Netflix.

Không còn đối đầu quân sự, Mỹ và các đồng minh sử dụng ngày càng nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế Moscow.

Trong nhiều năm, do hậu quả của các cuộc khủng hoảng ở Iraq và Afghanistan, các thời tổng thống Mỹ đã ủng hộ việc sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bổ sung gần 30% cá nhân và thực thể vào danh sách trừng phạt của nước này so với người tiền nhiệm Barack Obama đã triển khai trong năm 2016. Trước đó, ông Obama tăng gần gấp ba lần số thực thể bị trừng phạt trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ so với năm 2009.

Dù ngày càng phổ biến ở Washington song các biện pháp trừng phạt kinh tế này phần lớn không đạt được mục tiêu, bao gồm ở Triều Tiên, Venezuela, Iran hay những nơi khác. Thay vào đó, chúng để lại hậu quả lâu dài cho thế giới.

Đáng chú ý, sự phổ biến của các biện pháp trừng phạt đã bắt đầu đẩy nhanh quá trình hợp tác giữa các "nạn nhân" như việc Trung Quốc và Nga thiết lập một hệ thống kinh tế song song để đối phó căng thẳng với phương Tây ngày càng gia tăng.

Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin sáp nhập Crimea vào năm 2014, các ngân hàng phương Tây đã giảm gần 80% mức độ tiếp xúc với hệ thống tài chính Nga.

Vào năm 2019, Bắc Kinh và Moscow đã quyết định tăng đáng kể việc thanh toán giao dịch bằng tiền tệ tương ứng của họ thay vì sử dụng đồng USD. Trung Quốc đang đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại hối và mua vàng để giảm tỷ lệ tiếp xúc với đồng USD.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (4-10/3): Hệ lụy từ các lệnh cấm nhập dầu của Nga; đồng Ruble thấp kỷ lục Kinh tế thế giới nổi bật (4-10/3): Hệ lụy từ các lệnh cấm nhập dầu của Nga; đồng Ruble thấp kỷ lụ

Nền kinh tế thứ 2 thế giới cũng đang cố gắng thúc đẩy việc sử dụng đồng Nhân dân tệ. Kể từ năm 2001, tỷ trọng của đồng Nhân dân tệ trong giao dịch ngoại hối đã tăng từ gần như bằng 0 lên hơn 4%.

Mặc dù con số này thấp hơn đáng kể so với các đồng tiền phương Tây, nhưng khi phương Tây sử dụng các lệnh trừng phạt, Bắc Kinh sẽ tìm cách lấp đầy khoảng trống.

Việc Trung Quốc và Nga hợp tác cũng khiến các biện pháp trừng phạt của phương Tây kém hiệu quả hơn.

Năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu 324 triệu thùng dầu thô từ Iran và Venezuela, bỏ qua các biện pháp trừng phạt bằng cách đổi tên hàng nhập khẩu là dầu từ Oman hoặc Malaysia.

Đối thoại thay đối đầu

Theo các nghiên cứu, các lệnh trừng phạt đôi khi lại gia tăng uy tín của các nhà lãnh đạo ở chính các nước bị trừng phạt.

Ở Venezuela, các biện pháp trừng phạt của Mỹ vô hình trung đã giúp Tổng thống Maduro đắc cử thêm một nhiệm kỳ.

Tương tự, ở Iran, các lệnh trừng phạt và việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã góp phần đưa Tổng thống Ebrahim Raisi lên nắm quyền.

Đối với Washington, tất cả những điều này cũng đi kèm với những chi phí địa chính trị gia tăng đáng kể. Khi ảnh hưởng của Mỹ suy giảm, sức mạnh của nước này trong việc xây dựng sự đồng thuận toàn cầu cũng bị ảnh hưởng.

Không giống như những năm sau Chiến tranh Lạnh, các biện pháp trừng phạt đã tạo ra rạn nứt Đông-Tây trong địa chính trị toàn cầu.

Tin liên quan
Mỹ khẳng định sẽ tăng sức ép với Nga, cảnh cáo hậu quả đối với Trung Quốc hay bất cứ nước nào tính giúp Moscow Mỹ khẳng định sẽ tăng sức ép với Nga, cảnh cáo hậu quả đối với Trung Quốc hay bất cứ nước nào tính giúp Moscow

Kể từ sự kiện năm ngoái ở Myanmar, cả Ấn Độ và Trung Quốc đều hợp sức để phản đối các lệnh trừng phạt của phương Tây. Những vết nứt tương tự đã xuất hiện xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay.

Đối với phương Tây, các biện pháp trừng phạt có vẻ như đang làm giảm đòn bẩy kinh tế của chính họ, khi mỗi quốc gia này ngày càng mất kết nối với nhau.

Trong hoàn cảnh đó, thay vì áp đặt các biện pháp trừng phạt, phương Tây nên theo đuổi đối thoại Đông-Tây sâu sắc hơn và thường xuyên hơn trên quy tắc các chuẩn mực quốc tế.

Ngay cả trước khi nhiệm kỳ của mình bắt đầu, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói rõ rằng, ông dự định ưu tiên các mối quan hệ với các nền dân chủ và sau khi nhậm chức, ông đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh để tiếp tục chương trình nghị sự đó.

Phải thừa nhận rằng trong bối cảnh Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, một số người có thể nhận thấy lời kêu gọi đối thoại trên diện rộng có thể không hiệu quả.

Nhưng trong bối cảnh hiện nay, khi các lệnh trừng phạt đang giảm dần hiệu quả, việc khôi phục đối thoại đa phương có thể là cách duy nhất để đạt được mục tiêu của các bên.


* Nhà phân tích chính sách, Tổng biên tập trang tin Freedom Gazette.

Nếu Nga kết thúc chiến dịch quân sự tại Ukraine, giá dầu và khí đốt có còn ‘cuồng loạn’?

Nếu Nga kết thúc chiến dịch quân sự tại Ukraine, giá dầu và khí đốt có còn ‘cuồng loạn’?

Ngoài các sàn giao dịch, sự “cuồng loạn” giá cả hàng hóa vẫn chưa xuất hiện rộng rãi. Tuy nhiên, sự bình lặng này khó ...

Ảnh ấn tượng tuần (7-13/3): EU không ra đòn với khí đốt Nga, nói kết nạp Ukraine ‘không phải nay mai’, Moscow sẽ cấp thiết bị quân sự cho Belarus

Ảnh ấn tượng tuần (7-13/3): EU không ra đòn với khí đốt Nga, nói kết nạp Ukraine ‘không phải nay mai’, Moscow sẽ cấp thiết bị quân sự cho Belarus

Thượng đỉnh EU đề cập vấn đề trừng phạt dầu mỏ và khí đốt Nga, kết nạp Ukraine, Tổng thống Putin gặp người đồng cấp ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?
Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, giao thương được mở ra tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động