Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) công bố ý tưởng về IPEF tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 10/2021. (Nguồn: AP) |
Phát biểu trong cuộc họp báo ở Tokyo cùng với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, ông Biden nói: "Mỹ và Nhật Bản, cùng với 11 quốc gia khác sẽ khởi động IPEF".
Ông Biden nêu rõ: "Khuôn khổ này là sự cam kết hợp tác với những người bạn và đối tác thân thiết của chúng ta trong khu vực về những thách thức quan trọng nhất đối với việc đảm bảo tính cạnh tranh kinh tế trong thế kỷ XXI".
Tuy nhiên, ông Biden không nêu tên những quốc gia nào đã đăng ký IPEF.
Về phía Nhật Bản, Thủ tướng Kishida khẳng định quốc gia này sẽ tham gia IPEF.
Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn đang tìm cách đưa Mỹ quay lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thủ tướng Kishida cho biết, Tokyo và Washington sẽ tổ chức đối thoại kinh tế 2+2 vào tháng 7 tới.
Cũng trong ngày 23/5, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho rằng, sáng kiến IPEF do Mỹ đề xuất nhằm đặt ra các quy tắc cho các hoạt động kinh tế và thương mại trong khu vực, khiến cho việc Hàn Quốc gia nhập khuôn khổ này là điều đương nhiên.
Phát biểu trước báo giới, Tổng thống Yoon nêu rõ: “IPEF không phải là một cuộc đàm phán thương mại có một số nội dung như một hiệp định thương mại tự do.
Đây là một quá trình thiết lập các quy tắc bao trùm cho các hoạt động kinh tế và thương mại ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vì vậy rõ ràng chúng ta phải tham gia vào khuôn khổ này.
Nếu chúng ta tự loại mình ra khỏi quá trình thiết lập luật lệ thì điều này sẽ gây ra rất nhiều tổn hại cho lợi ích quốc gia”.
| IPEF - 'Vũ khí mới' của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương có gì? Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ khởi động một khuôn khổ kinh tế mới cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) trong thời ... |
| Hàn Quốc sẽ tham gia sáng kiến kinh tế mới do Mỹ dẫn đầu Ngày 19/5, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, nước này đã quyết định tham gia sáng kiến kinh tế ... |