Tính đến ngày 18/9/2023, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đạt trung bình 615 USD/tấn. (Nguồn: TTXVN) |
Trao đổi với báo chí, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho biết, đến hết tháng 8/2023, Việt Nam xuất khẩu 5,81 triệu tấn gạo, trị giá 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về lượng và tăng 35,7% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu bình quân đạt 543,9 USD/tấn, tăng 11,8%.
Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 40,3% trong tổng lượng xuất khẩu gạo; tiếp đến là thị trường Trung Quốc chiếm 13,5%; Indonesia đứng thứ 3 chiếm 12,4%. Ngoài ra khu vực thị trường EU (Ba Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ,...), châu Phi (Ghana, Angola,...) cũng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.
Ông Trần Thanh Hải nhận định, bước sang quý 3 năm 2023, tình hình thương mại gạo thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp (các yếu tố địa chính trị, hiện tượng El Nino, lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số nước,...) nhu cầu dự trữ lương thực của các nước tăng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, nhiều thời điểm vượt qua giá gạo Thái Lan cùng chủng loại, thiết lập mức đỉnh trong 11 năm qua.
Tính đến ngày 18/9/2023, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt trung bình 615 USD/tấn, cao hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan khoảng 5 USD/tấn. Đối với các dòng gạo thơm, giá xuất khẩu trung bình gạo Jasmine của Việt Nam ghi nhận ở mức 710 USD/tấn.
Giá gạo hiện nay đang có xu hướng chững lại sau động thái của một số nước nhập khẩu nhằm kiềm chế lạm phát (như Philippines áp giá trần gạo nội địa, mặc dù chính sách này sau đó đã được dỡ bỏ), tập trung vào chính sách phát triển sản xuất trong nước để tăng cường dự trữ, tồn kho và tìm kiếm các nguồn cung cấp lương thực thay thế cho gạo (ngô, lúa mỳ).
Tuy nhiên nhìn chung, giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm vẫn sẽ duy trì ở mức cao do nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường tiêu thụ lớn vẫn còn (Philipines, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và châu Phi), trong khi nguồn cung gạo từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Pakistan còn hạn chế.
Trong khi đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhìn nhận, nhu cầu của thị trường thế giới đối với gạo Việt Nam tăng thêm ít nhất hơn 1 triệu tấn trong năm 2023, so với mức trung bình các năm. Vì vậy, tình hình thị trường từ nay đến cuối năm vẫn rất khả quan.
Ghi nhận thực tế, sau 1 tuần giao dịch có phần trầm lắng với xu hướng giảm giá thì trong tuần này giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có khởi sắc. Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp thì mức giá hiện nay khá ổn định và được coi là mức giá mới cho mặt hàng này.
| Thêm một mặt hàng của Mỹ vào "tầm ngắm" của Trung Quốc TGVN. Ngày 23/7, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo đã mở một cuộc điều tra chống bán phá giá nhằm vào chất hóa học ... |
| Khai trương Văn phòng cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại Ukraine TGVN. Ngày 17/12, Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine và Thương vụ Việt Nam tại Ukraine đã khai trương Văn phòng cơ quan đại diện Thương mại ... |
| Căng thẳng thương mại Nhật Bản-Hàn Quốc có thể tiếp tục leo thang TGVN. Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) ngày 30/6 cho biết, phía Nhật Bản có thể đưa ra các biện pháp hạn chế ... |
| Khai thác tiềm năng hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam-Algeria-Senegal Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam-Algeria-Senegal 2021 nhằm trao đổi về tiềm năng hợp tác thương mại và đầu tư giữa 3 nước. |
| Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng phát triển sâu rộng, hiệu quả Ngày 23/3, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, đã tiếp và làm việc với Đoàn ... |