Kinh tế ASEAN 2024: Nỗ lực phục hồi vì người dân

LÊ THÙY DUNG
Nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội hậu đại dịch Covid-19 đã giúp cho nền kinh tế các nước ASEAN có bước phục hồi tương đối tích cực trong năm 2023.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới và tăng trưởng kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, tỷ lệ lạm phát cao, ASEAN vẫn là một trong những trung tâm có tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan.

Các đại biểu tham dự Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 30, tại Luang Prabang, Lào ngày 9/3/2024.
Các đại biểu tham dự Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 30, tại Luang Prabang, Lào ngày 9/3/2024.

Bước sang năm 2024, ASEAN được kỳ vọng tiếp đà phục hồi tăng trưởng, có những bước tiến mạnh mẽ nhằm cải thiện rõ rệt bức tranh kinh tế - xã hội.

Điểm sáng năm 2023

Cùng sự nỗ lực phục hồi kinh tế của các nước thành viên sau đại dịch, ASEAN tiếp tục thúc đẩy tầm nhìn Cộng đồng, duy trì và củng cố vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực với chủ đề “Các vấn đề của ASEAN: Tâm điểm tăng trưởng”, tập trung triển khai những sáng kiến hợp tác trong chuỗi cung ứng khu vực, phục hồi kinh tế, phát triển bền vững. Đồng thời, lãnh đạo các nước ASEAN đạt được nhiều thỏa thuận về thúc đẩy tăng trưởng và xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.

Tính đến nay, 16 sáng kiến ưu tiên hợp tác kinh tế do Indonesia, Chủ tịch ASEAN 2023 lựa chọn, tập trung vào ba định hướng lớn đã hoàn thành, bao gồm tái thiết tăng trưởng khu vực thông qua kết nối thị trường và nâng cao tính cạnh tranh; đẩy mạnh chuyển đổi và tham gia kinh tế số một cách bao trùm; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Các sáng kiến này đều được sự đồng thuận của các nước thành viên; không chỉ tập trung vào việc dỡ bỏ các rào cản về thương mại và đầu tư để thuận lợi cho lưu thông sau đại dịch, mà còn tìm những cách thức hợp tác mới để đem lại giá trị cao nhất cho từng nước trong khu vực.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN năm 2023 đạt khoảng 4,3%. Sự phục hồi sản xuất và xuất khẩu bắt đầu từ quý III tại Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Singapore và Philippines. Sản xuất của một số nước ghi nhận kết quả tích cực. Sản xuất điện tử của Singapore lần đầu tiên đạt mức tăng sản lượng hai con số sau gần hai năm.

Chỉ số quản lý thu mua - sản xuất đạt trên 50 ở Singapore, Philippines và Indonesia, cho thấy rõ quá trình phục hồi sản xuất và tăng trưởng trong lĩnh vực thương mại ngày càng rõ nét. Chi tiêu tiêu dùng duy trì ổn định là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á, tầng lớp trung lưu trong dân cư ASEAN chiếm tỷ lệ ngày càng nhiều.

Việc thông qua Khung thuận lợi hóa đầu tư ASEAN phản ánh cam kết của ASEAN trong việc cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư và kinh doanh trong khu vực. Theo Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2023 của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng vốn FDI vào khu vực tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022 lên 223 tỷ USD, mức mạnh nhất từng được ghi nhận. Lạm phát của các quốc gia trong khu vực đã dần được kiểm soát với mức trung bình 3,6% do giá cả hàng hóa ổn định, các nút thắt trong chuỗi cung ứng được nới lỏng và chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.

Điểm sáng về hợp tác kinh tế năm 2023 là các quốc gia ASEAN đã chính thức khởi động đàm phán Hiệp định khung ASEAN về Kinh tế số (DEFA). Bên cạnh đó, nhóm các quốc gia có quy mô kinh tế lớn đã ký thỏa thuận thanh toán xuyên biên giới (QRIS) - thông qua một mã QR đơn giản - một bước ngoặt nhằm mở rộng không gian tăng trưởng kinh tế số.

Nhìn chung, trong tình hình kinh tế ảm đạm trên toàn cầu, ASEAN đã thể hiện là một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng, với mức tăng trưởng chung toàn khối cao hàng đầu thế giới. Các nước ASEAN tiếp tục cam kết duy trì ổn định tài chính và thúc đẩy hội nhập tài chính sâu rộng hơn để đưa khu vực trở thành “tâm điểm tăng trưởng” năm 2024 với “chiến lược phi thường” trong bối cảnh tình hình thế giới vẫn chưa được cải thiện.

Triển vọng tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á dự kiến sẽ cải thiện hơn nữa vào năm 2024.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á dự kiến sẽ cải thiện hơn nữa vào năm 2024.

Triển vọng năm 2024

Dự báo trong năm 2024, các nước trong khu vực ASEAN sẽ tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, năng lượng và các chương trình xã hội. Những khoản đầu tư này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm; tạo nên sự kỳ vọng của người dân trong khu vực về sự cải thiện mức sống và an sinh xã hội so với năm 2023.

Các nhà phân tích dự báo tăng trưởng GDP của các nước ASEAN sẽ cải thiện và cân bằng hơn trong năm 2024 nhờ sản xuất và dịch vụ. Trong phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Đầu tư và Kinh doanh ASEAN (ABIS) ở Jakarta vào ngày 1/9/2023, Tổng thống Indonesia Joko Widodo dự báo, tăng trưởng kinh tế của ASEAN năm 2024 cao nhất thế giới với mức tăng 4,5%.

Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng kinh tế Satvinder Singh cho rằng, ASEAN cần tiếp tục xây dựng năng lực và củng cố nền móng khu vực nhằm tối đa hóa lợi ích của kết nối ASEAN và Cộng đồng kinh tế ASEAN. Hiện nay, các nước ASEAN cũng cam kết xây dựng Chương trình nghị sự kết nối ASEAN sau năm 2025 như một phần của Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.

Tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhiều triển vọng cải thiện hơn nữa trong năm 2024, nhưng điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn có thể dẫn đến mức tăng không đồng đều giữa các quốc gia. Động lực tăng trưởng trước hết đến từ quá trình phục hồi của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất. Việc chuyển đổi vốn FDI được phê duyệt sang FDI thực tế sẽ tăng tốc khi nhu cầu bên ngoài ngày càng tăng.

Các nước ASEAN có cơ sở sản xuất và xuất khẩu lớn cũng như lượng phê duyệt FDI vượt trội sẽ có mức tăng trưởng nhanh hơn. Sự phục hồi xuất khẩu mạnh mẽ hơn sẽ giúp mở rộng thặng dư thương mại, tăng dự trữ ngoại hối và ổn định tiền tệ vào năm 2024. Bên cạnh đó, chi tiêu tài chính mạnh mẽ của Hoa Kỳ, sự tăng trở lại chi tiêu của người tiêu dùng, quá trình nâng cấp công nghệ, cải thiện mẫu mã sản phẩm và việc giá hàng hóa chạm đáy sẽ thúc đẩy tăng trưởng của ASEAN.

Lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục giảm vào năm 2024 và vẫn nằm trong vùng an toàn. Yêu cầu đặt ra đối với các nước ASEAN trong năm 2024 vẫn là kiểm soát lạm phát, tiếp tục chi tiêu công và hạ lãi suất chính sách để giảm chi phí kinh doanh. Những nỗ lực kiềm chế lạm phát tập trung vào kiểm soát tốt giá năng lượng và lương thực sẽ góp phần tạo thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh cũng như thúc đẩy sức mua của người dân.

Bên cạnh những yếu tố bên trong, nền kinh tế các nước ASEAN năm 2024 cũng chịu tác động từ tốc độ phục hồi của thế giới, đặc biệt là của các đối tác chính: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Trong đó, nhu cầu tiêu dùng nội địa và sự phục hồi của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có quan hệ thương mại với Đông Nam Á của các nước này sẽ thúc đẩy ngành sản xuất và kim ngạch thương mại ASEAN, tạo động lực để cải thiện đà tăng trưởng trong năm 2024.

Trong bối cảnh nền kinh tế các nước ASEAN có những bước phục hồi đáng khích lệ, trong năm 2024, chính phủ mỗi quốc gia sẽ tiếp tục dành nhiều ưu tiên cho an sinh xã hội và an dân trong bối cảnh mới. Trong đó, nổi bật là việc Chính phủ, doanh nghiệp và người dân cùng hành động để bảo đảm phát triển kinh tế đi đôi với công bằng, ổn định và mang lại lợi ích cho người dân. Đặc biệt là những chính sách đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm doanh nghiệp hoạt động trở lại sau đại dịch, giúp họ vượt qua khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở thành tựu phục hồi kinh tế, các nước ASEAN tiếp tục chú trọng giúp đỡ các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, như: người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em và các nhóm đối tượng đặc thù khác. Từ đó, góp phần thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN 2025, Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

Dành riêng cho ASEAN, của ASEAN và vì người dân ASEAN

Dành riêng cho ASEAN, của ASEAN và vì người dân ASEAN

Trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm Diễn đàn Tương lai ASEAN, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh điều tạo nên ...

Việt Nam cùng ASEAN phát triển kinh tế tuần hoàn

Việt Nam cùng ASEAN phát triển kinh tế tuần hoàn

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở khu vực ASEAN đưa kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ môi trường ...

ASEAN trước cơ hội trở thành tâm điểm của tăng trưởng kinh tế bền vững

ASEAN trước cơ hội trở thành tâm điểm của tăng trưởng kinh tế bền vững

Những năm gần đây, bất chấp nhiều cú sốc tài chính mà các khu vực khác trên thế giới phải trải qua, nền kinh tế ...

Những chủ đề kinh tế 'nóng' năm 2024 tại Đông Nam Á

Những chủ đề kinh tế 'nóng' năm 2024 tại Đông Nam Á

Trong số ra mới đây, Tạp chí The Diplomat đã nêu ra 3 chủ đề kinh tế đáng chú ý trong năm 2024 tại Đông ...

Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN-BRICS-Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng

Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN-BRICS-Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng

13 bài tham luận của các diễn giả trong và ngoài nước đã đề cập các khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ hợp ...

Xem nhiều

Đọc thêm

'Con mắt của trái đất' bí ẩn tại Croatia

'Con mắt của trái đất' bí ẩn tại Croatia

Cetina là con sông nhiều nước nhất ở vùng Dalmatia và chảy dưới chân Dirana, khối núi cao nhất tại Croatia.
MU ra mắt mẫu áo mới trên sân khách tương đồng áo truyền thống Chelsea

MU ra mắt mẫu áo mới trên sân khách tương đồng áo truyền thống Chelsea

Mẫu áo đấu sân khách mới ra mắt của MU có nhiều nét tương đồng với mẫu áo sân nhà truyền thống của Chelsea.
Jarrad Branthwaite 'ra điều kiện' với Everton

Jarrad Branthwaite 'ra điều kiện' với Everton

Jarrad Branthwaite không có ý định ký hợp đồng mới với Everton, trừ khi họ đáp ứng mức lương cao 160.000 bảng/tuần.
Pháp, Italy, Bỉ và 4 thành viên khác bị Liên minh châu Âu thẳng tay 'xử lý' vi phạm quy định ngân sách

Pháp, Italy, Bỉ và 4 thành viên khác bị Liên minh châu Âu thẳng tay 'xử lý' vi phạm quy định ngân sách

Bước đi bất ngờ này của EU có thể dẫn đến những hình phạt chưa từng có, trừ khi 7 quốc gia thành viên này thực hiện các biện pháp ...
Khủng hoảng Biển Đỏ 'thay đổi số phận' ngành vận tải biển, thương mại thế giới sẽ ra sao?

Khủng hoảng Biển Đỏ 'thay đổi số phận' ngành vận tải biển, thương mại thế giới sẽ ra sao?

Khủng hoảng vận tải Biển Đỏ càng trở nên tồi tệ hơn, nhưng nó lại đang giúp ngành vận tải biển thay đổi số phận, chỉ có thương mại toàn ...
Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Romania

Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Romania

Trong bầu không khí trang nghiêm và xúc động, cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Romania và gia đình cùng đại diện công đồng người Việt ...
Pháp, Italy, Bỉ và 4 thành viên khác bị Liên minh châu Âu thẳng tay 'xử lý' vi phạm quy định ngân sách

Pháp, Italy, Bỉ và 4 thành viên khác bị Liên minh châu Âu thẳng tay 'xử lý' vi phạm quy định ngân sách

Bước đi bất ngờ này của EU có thể dẫn đến những hình phạt chưa từng có, trừ khi 7 quốc gia thành viên này thực hiện các biện pháp khắc phục.
Khủng hoảng Biển Đỏ 'thay đổi số phận' ngành vận tải biển, thương mại thế giới sẽ ra sao?

Khủng hoảng Biển Đỏ 'thay đổi số phận' ngành vận tải biển, thương mại thế giới sẽ ra sao?

Khủng hoảng vận tải Biển Đỏ càng trở nên tồi tệ hơn, nhưng nó lại đang giúp ngành vận tải biển thay đổi số phận, chỉ có thương mại toàn cầu tiếp tục chịu rủi ...
Chương mới trong cải cách kinh tế của Trung Quốc

Chương mới trong cải cách kinh tế của Trung Quốc

Trọng tâm chiến lược của Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX là tiếp tục đẩy mạnh cải cách toàn diện...
Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng trên đà giảm mạnh; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9 khiến mốc 2.500 USD đang trở nên rất gần?
G7 tìm cách sử dụng lợi nhuận từ tài sản Nga bị phong tỏa, EU có ý tưởng mới nhằm 'xoa dịu' Mỹ

G7 tìm cách sử dụng lợi nhuận từ tài sản Nga bị phong tỏa, EU có ý tưởng mới nhằm 'xoa dịu' Mỹ

Các nhà lãnh đạo G7 đã đạt được thỏa thuận phân bổ cho Ukraine 50 tỷ USD lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga cho đến cuối năm 2024.
Tổng thống Biden 'làm nóng' bầu cử Mỹ 2024, chính sách kinh tế của bà Kamala Harris sẽ như thế nào?

Tổng thống Biden 'làm nóng' bầu cử Mỹ 2024, chính sách kinh tế của bà Kamala Harris sẽ như thế nào?

Ông Joe Biden đã 'thổi bùng' cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 khi tuyên bố sẽ bước ra khỏi 'đường đua'...
Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay đi ngang trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 62.000 - 66.000 đồng/kg.
Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu quả.
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật với nhiều quyết sách đột phá, góp phần đổi mới, đưa nền kinh tế đất nước vươn lên mạnh mẽ.
Lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AANZFTA

Lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AANZFTA

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định AANZFTA.
Bất động sản mới nhất: Niềm tin dần trở lại, dòng tiền sẽ ‘rẽ’ đến sản phẩm ‘sẵn sàng’ giao dịch, sắp điều chỉnh giá đất tại TPHCM

Bất động sản mới nhất: Niềm tin dần trở lại, dòng tiền sẽ ‘rẽ’ đến sản phẩm ‘sẵn sàng’ giao dịch, sắp điều chỉnh giá đất tại TPHCM

Niềm tin đối với thị trường địa ốc Việt Nam đang dần trở lại, sắp điều chỉnh giá đất tại TPHCM… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Lượng giao dịch tăng hơn 10%, Khánh Hòa định lại giá đất 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Ba Luật mới sẽ gỡ 'nút thắt' cho thị trường, Hà Nội đồng ý tiếp tục thực hiện Khu đô thị Thanh Hà A, B… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Từ ngày 1/8, có bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 không?

Từ ngày 1/8, có bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 không?

Có hay không bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 đang được người dân quan tâm khi hiệu lực Luật mới đã điều chỉnh.
Người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu khi lựa chọn chủ đầu tư

Người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu khi lựa chọn chủ đầu tư

Theo Báo cáo của PropertyGuru Việt Nam, khi cân nhắc chủ đầu tư, người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu.
3 luật về bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

3 luật về bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

Quốc hội vừa thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 và Luật Các tổ chức tín ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7: USD chưa dứt đà giảm, Yen Nhật được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7: USD chưa dứt đà giảm, Yen Nhật được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7 ghi nhận USD giảm nhẹ, trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đi xuống.
MB cho vay mua ôtô phê duyệt siêu tốc chỉ trong 5 phút

MB cho vay mua ôtô phê duyệt siêu tốc chỉ trong 5 phút

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) triển khai gói vay ưu đãi 5000 tỷ đồng dành cho khách hàng vay mua ô tô với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 7,5%/năm, khách hàng có thể ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7: Yen Nhật 'chiếm sóng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7: Yen Nhật 'chiếm sóng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7 ghi nhận đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng so với đồng Yen Nhật.
MB tung gói vay mua nhà miễn trả gốc trong 5 năm đầu – hàng trăm bạn trẻ đã hiện thực hóa ước mơ an cư

MB tung gói vay mua nhà miễn trả gốc trong 5 năm đầu – hàng trăm bạn trẻ đã hiện thực hóa ước mơ an cư

Với gói vay mua nhà linh hoạt, lãi suất ưu đãi và thời gian vay lên đến 35 năm, MB mang đến cơ hội “hiện thực hóa ngôi nhà mơ ước" cho người trẻ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7: Yen Nhật bật tăng, thị trường 'im hơn lặng tiếng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7: Yen Nhật bật tăng, thị trường 'im hơn lặng tiếng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7 ghi nhận đồng USD phản ứng rất ít với dữ liệu doanh số bán nhà hiện tại của Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7: USD lao dốc nhẹ khi nhận tin của Tổng thống Biden rời cuộc đua

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7: USD lao dốc nhẹ khi nhận tin của Tổng thống Biden rời cuộc đua

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch tổng thể trầm lắng.
Phiên bản di động