Báo cáo của Atradius chỉ ra rằng những cơn gió ngược về kinh tế sẽ yếu đi trong những tháng tới. (Nguồn: ADB) |
Báo cáo “Triển vọng kinh tế khu vực châu Á” gần đây của hãng bảo hiểm có trụ sở tại Amsterdam (Hà Lan) chỉ ra rằng, sự phục hồi kinh tế khu vực “rõ ràng đang mất đà” do các điều kiện tài chính thắt chặt hơn, lạm phát, môi trường kinh tế toàn cầu suy yếu và căng thẳng địa chính trị.
Theo Atradius, Thái Lan là một trong số những điểm sáng hiếm hoi ở châu Á dự kiến sẽ có mức tăng trưởng Tổng sản phẩm nội địa (GDP) thực tế cao hơn trong năm nay, trong bối cảnh các điều kiện kinh tế toàn cầu bất lợi và căng thẳng địa chính trị ảnh hưởng tới châu lục.
Bert Burger, nhà kinh tế chính của Atradius, nhận định tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á sẽ khiêm tốn trong năm nay. Tăng trưởng ở Nhật Bản và Hàn Quốc dự báo giảm lần lượt ở mức 0,7% và 0,8% do lạm phát cao.
Tuy vậy, ông Burger cho rằng, với nền kinh tế và hệ thống tài chính ngày càng vững mạnh, 5 thị trường mới nổi lớn nhất Đông Nam Á vẫn kiên cường trước những cú sốc bên ngoài gần đây, khiến họ có nhiều khả năng được hưởng lợi từ xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhà kinh tế này dự báo Philippines sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực ở mức 4,1%, tiếp theo là Thái Lan và Việt Nam cùng 4%, trong khi Indonesia tăng trưởng 3,6% trong năm nay.
Báo cáo của Atradius nhận định rằng, tại Trung Quốc, nhu cầu xuất khẩu yếu từ các nền kinh tế phát triển và lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn dự kiến sẽ hạn chế mức tăng trưởng của quốc gia đông dân nhất thế giới không quá 4,5% trong năm nay, vượt quá mức 3% được đưa ra vào năm 2022.
Báo cáo lưu ý nền kinh tế Trung Quốc đang hoạt động tốt trong ngắn hạn, nhưng phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng cơ cấu chậm lại. Dân số già, vốn nhân lực không phù hợp, tăng trưởng năng suất thấp, thay đổi chuỗi cung ứng và cạnh tranh địa chính trị là những lý do chính khiến Trung Quốc có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Bên cạnh đó, nhà kinh tế Burger cũng cảnh báo rằng trong khi việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng đã mang lại lợi ích cho các quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia (và Thái Lan, việc mở rộng xu hướng này có thể dẫn đến nguy cơ phân mảnh địa-kinh tế nghiêm trọng của các dòng chảy thương mại và tài chính.
Theo ông Burger, hậu quả tiềm ẩn của một kịch bản phân mảnh, bao gồm giảm đầu tư, việc làm và tăng trưởng, dự kiến sẽ dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho châu Á vì vai trò trung tâm của khu vực này trong sản xuất toàn cầu.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng những cơn gió ngược về kinh tế sẽ yếu đi trong những tháng tới do tác động của các đợt mở cửa trở lại của Trung Quốc lan rộng khắp khu vực.
Atradius kỳ vọng đà phục hồi sẽ lấy đà vào năm 2024, với mức tăng trưởng của Indonesia được dự đoán sẽ tăng lên 5,5% vào năm tới, trong khi mức tăng trưởng của Thái Lan được dự báo là 4,4%.
| Kinh tế Ukraine: Đã tìm ra chìa khóa để tái thiết, dòng vốn đang 'chảy' vào Kiev Khi chiến dịch quân sự ở Ukraine bùng phát, các doanh nhân công nghệ của nước này cố gắng duy trì sự lạc quan... |
| EC: Phần lớn các động lực tăng trưởng kinh tế EU đã 'biến mất' Ngày 8/11, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis cho rằng, nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) đã đạt đến ... |
| Kinh tế Đông Nam Á phục hồi mạnh mẽ Trong khi nhiều nơi trên thế giới đang đứng trên bờ vực suy thoái, thì khu vực ASEAN đã và đang trên đà phục hồi ... |
| Không phải Mỹ hay châu Âu, kinh tế Trung Quốc vẫn là động lực phục hồi đáng tin cậy của thế giới năm 2023? Các nhà phân tích tin rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục là động lực đáng tin cậy và quan trọng của tăng trưởng kinh tế ... |
| Kinh tế Trung Quốc: Sau năm 2022 'bước hụt', là năm 2023 mất đà? Năm 2022 kinh tế Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng 3%, thấp hơn so với mục tiêu 5,5% được đề ra tại kỳ họp ... |