Kinh tế Hàn Quốc. (Nguồn: Maeil Business Newspaper) |
Một đám mây bất ổn bao trùm Hàn Quốc, khi đất nước này vẫn đang choáng váng sau tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol vào đầu tháng 12/2024.
Một cuộc thăm dò gần đây của Ngân hàng Hàn Quốc cho thấy, tâm lý kinh doanh của doanh nghiệp tại Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong bốn năm.
Thị trường chứng khoán "đỏ lửa"
Cổ phiếu Hàn Quốc là cổ phiếu có hiệu suất kém nhất ở châu Á vào năm ngoái khi những trở ngại ngày càng gia tăng đối với quốc gia này.
Khoảng hai phần ba số công ty trong Chỉ số giá cổ phiếu tổng hợp Hàn Quốc (KOSPI) hiện có hệ số giá/giá trị sổ sách (P/B) dưới 1 - tức định giá thấp hơn so với giá trị tài sản ròng.
Trong năm 2024, nhà đầu tư đã bán ròng 5,4 nghìn tỷ Won (tương đương 3,6 tỷ USD) khỏi các cổ phiếu trong chỉ số KOSPI, kéo chỉ số này giảm gần 10%.
Ngược lại, dữ liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán Hàn Quốc (KSD) cho thấy, tổng giá trị cổ phiếu Mỹ mà các nhà đầu tư cá nhân của xứ sở kim chi đang nắm giữ lập kỷ lục 112,1 tỷ USD vào cuối năm 2024, tăng 65% so với một năm trước.
Sự trái ngược này cho thấy tâm lý thất vọng của nhà đầu tư Hàn Quốc với thị trường trong nước do lợi nhuận thấp và xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2025.
Trong khi đó, đồng Won là tiền tệ giảm mạnh nhất trong số các tiền tệ châu Á trong quý IV/2024. Bên cạnh vấn đề chính trị, nguyên nhân của sự sụt giảm đó là do xu hướng đồng USD mạnh.
Theo giới quan sát, mối lo ngại của thị trường sẽ ngày càng bất ổn và khó có khả năng điều chỉnh nếu Tổng thống và quyền Tổng thống Hàn Quốc cùng bị luận tội và tình trạng bất ổn chính trị kéo dài.
Ông Anushka Shah, Giám đốc tín dụng cấp cao tại Moody's Ratings nhận định: "Một giai đoạn xung đột chính trị kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và dẫn đến tình trạng đình công. Vấn đề này đã làm trầm trọng thêm những thách thức hiện tại do tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế, cản trở niềm tin kinh tế, sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới việc xếp hạng tín nhiệm của Hàn Quốc".
Căng thẳng Mỹ-Trung sẽ ảnh hưởng thế nào?
Những khó khăn với nền kinh tế và thị trường tài chính tại xứ sở kim chi được dự báo sẽ còn gia tăng hơn nữa trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump lên nhậm chức đầu năm nay.
Dự báo, ông Trump sẽ triển khai những chính sách bảo hộ thương mại mạnh mẽ đe dọa đến ngành xuất khẩu - trụ cột của kinh tế Hàn Quốc. Sự mất ổn định về chính trị, sẽ khiến Hàn Quốc khó có thể đưa ra những chính sách ứng phó kịp thời.
Một mối nguy hiểm khác đối với vô số công ty Hàn Quốc là việc họ mua linh kiện từ Trung Quốc. Nguy cơ căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn thấy thế giới leo thang có thể khiến các doanh nghiệp tại xứ kim chi phải trả nhiều phí hơn khi mua hàng từ Bắc Kinh.
GS. Mason Richey tại Đại học Ngoại ngữ Hankuk ở Seoul cho biết, có rất nhiều bất ổn về chính quyền sắp tới tại Washington. Những gì tân Tổng thống Mỹ sẽ làm về thuế quan sẽ ảnh hưởng tương đối lớn với Hàn Quốc.
"Không chỉ thế những hành động mà ông Trump thực hiện đối với Trung Quốc cũng sẽ có tác động lan tỏa nghiêm trọng ở xứ sở kim chi, chẳng hạn như đối với các nhà sản xuất pin xe điện", vị chuyên gia này nói.
Còn bà Soohyung Lee, thành viên Hội đồng chính sách tiền tệ thuộc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc thì nhận định, thuế quan mà Tổng thống đắc cử Mỹ đề xuất áp đặt với hàng nhập khẩu sẽ gây ra rất nhiều áp lực với các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu như Seoul.
Bên cạnh đó, thuế quan tăng lên cũng sẽ khiến áp lực lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trở lại, khiến nước này phải duy trì lãi suất ở mức cao lâu hơn và đồng USD mạnh lên. "Tất cả những điều này khiến đồng Won chịu áp lực lớn", bà Soohyung Lee dự báo.
Báo cáo của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc dự đoán, tăng trưởng kinh tế đất nước vào năm 2025 sẽ dưới mức 2% bởi xuất khẩu yếu và chi tiêu của người tiêu dùng giảm. Thậm chí, tăng trưởng kinh tế có thể giảm hơn nữa nếu căng thẳng thương mại toàn cầu trở nên tồi tệ hơn và vấn đề chính trị tại đất nước chưa được giải quyết.
| Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/11): Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu ... |
| Đồng Won mất giá mạnh, kinh tế Hàn Quốc đối mặt với các thách thức ngày càng tăng Kinh tế Hàn Quốc đang chịu áp lực khi các dấu hiệu suy thoái ngày càng rõ ràng hơn trong bối cảnh nhiệm kỳ Tổng ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu vẫn ổn định do khách hàng có nhu cầu, chính sách thuế của ông Donald Trump có ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật: Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên ... |
| Tăng rủi ro sau lệnh thiết quân luật 'gây sốc', nền kinh tế Hàn Quốc thêm bế tắc trước ’gió mạnh' từ Mỹ và Trung Quốc Ước tính 4.000 người tức giận đổ ra đường bất chấp thời tiết lạnh giá, bao quanh tòa quốc hội ở Quận Yeouido, Seoul, khiến ... |