Kinh tế Nga có ‘khô héo’ khi lợi thế ‘quả đấm thép’ năng lượng mờ dần?

Hải An
Giới chuyên gia nhận định, việc Nga “phản đòn” các lệnh trừng phạt đang làm suy yếu nền kinh tế Nga và sẽ phá hủy vị thế siêu cường năng lượng của nước này. Điều đó có thực sự xảy ra?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế Nga: Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế phương Đông 2022 (EEF) tại Vladivostok, Nga, ngày 7/9. Phát biểu tại đây, ông Putin cho rằng, cô lập Nga trong thế giới hiện đại là nhiệm vụ bất khả thi và Moscow sẽ đẩy lùi mọi toan tính muốn gạt nước này khỏi trường quốc tế. (Nguồn: TASS)
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế phương Đông 2022 tại Vladivostok, Nga, ngày 7/9. Ông Putin khẳng định, nền kinh tế Nga đã ổn định và tình hình được cải thiện hơn so với trước đây. (Nguồn: TASS)

Thành công có còn kéo dài?

Theo tác giả Jennifer Sor trong bài viết xuất bản ngày 18/9 trên Insider, trong những tháng đầu sau khi triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, khả năng phục hồi của Nga khi đối mặt với các lệnh trừng phạt từ phương Tây đã khiến giới quan sát ngạc nhiên.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các lệnh trừng phạt sâu rộng từ Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Nhật Bản, Anh có khả năng ảnh hưởng tới nền kinh tế Nga trong nhiều năm tới và vị thế siêu cường năng lượng của Moscow có thể giảm sút đáng kể.

Đối mặt với những đòn trừng phạt ban đầu của phương Tây, Nga đã dùng năng lượng làm đòn trả đũa, tăng cường giao thương với các quốc gia "thân thiện" và củng cố quan hệ với nhiều đối tác.

Giới phân tích nhận định, Nga đã bước đầu đạt được một số thành công. Gần đây nhất, Moscow đã dừng vô thời hạn hoạt động của đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1) dẫn khí đốt tới châu Âu và tăng cường bán nhiên liệu cho các khách hàng lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Việc bán năng lượng cho hai quốc gia này đã giúp Nga thu về hơn 24 tỷ USD chỉ trong 3 tháng đầu sau chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Nhưng theo Yuriy Gorodnichenko, một nhà kinh tế thuộc Trường ĐH Berkeley California (UC Berkeley), bên dưới lập trường cứng rắn, đã có những dấu hiệu cho thấy Nga có thể phải trả giá.

Chuyên gia Gorodnichenko nói với Insider: “Những gì họ đề xuất làm là một công thức cho sự trì trệ lâu dài”.

Theo giới phân tích, sự tự cô lập của Nga thực sự bắt đầu vào năm 2014, ảnh hưởng tới vị thế kinh tế của nước này trước xung đột. Năm 2021, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga đạt 1,78 nghìn tỷ USD, giảm so với 2,06 nghìn tỷ USD của 7 năm trước đó. Năm nay, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính GDP nước này có thể sẽ giảm thêm khoảng 6%.

Ông Jay Zagorsky, Giáo sư thị trường tại Đại học Boston (Mỹ) cho biết. "Điều xảy ra là, những đòn trả đũa của Nga làm giảm số lượng sản phẩm mà nước này có thể mua. Moscow chỉ có thể mua hàng hóa của Ấn Độ, Trung Quốc, đại loại như vậy. Và khi bạn giới hạn bản thân ở một thị trường cụ thể, bạn thường không nhận được sản phẩm chất lượng cao nhất hoặc giá tốt nhất".

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng tuần (12-18/9): Xe tăng Ukraine trên đường Kharkov được ‘giải phóng’, lý do Tổng thống Nga đánh giá cao Trung Quốc, tập trận ở Colombia Ảnh ấn tượng tuần (12-18/9): Xe tăng Ukraine trên đường Kharkov, lý do Tổng thống Nga đánh giá cao Trung Quốc, tập trận ở Colombia

Điều đó có nghĩa là, lệnh cấm thanh toán của Nga đối với đồng USD "không thân thiện" - vốn chiếm 88% giao dịch ngoại hối toàn cầu - là một rào cản lớn, buộc người bán hàng phải tính thêm phí bảo hiểm và khiến hàng nhập khẩu đắt hơn.

Nhà kinh tế học Paul Krugman thuộc Trung tâm sau đại học của Đại học New York trích dẫn dữ liệu từ Viện Kinh tế quốc tế Peterson cho biết: “Kể từ sau xung đột, thương mại giữa Nga với các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt Moscow đã giảm 60% và thương mại với các nước không sử dụng trừng phạt giảm 40%”.

Lợi thế năng lượng thực sự mờ dần?

Tất cả những điều này tạo ra một “cú đấm” đặc biệt mạnh mẽ đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga.

Năm ngoái, theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), doanh số bán dầu và khí đốt chiếm 45% GDP của Nga. Tuy nhiên, việc duy trì sản xuất năng lượng trong dài hạn phụ thuộc vào việc Moscow có thể mua máy móc và công nghệ cần thiết để sản xuất hay không, trong khi phần lớn các thiết bị này lại được sản xuất ở các quốc gia phương Tây.

Giáo sư Zagorsky nói: "Nhiều bộ dụng cụ và máy móc thăm dò mỏ dầu có công nghệ cực kỳ cao. Chúng ta đang nói về hệ thống GPS và robot hoạt động ở sâu dưới lòng đất”.

Chuyên gia nhận định, việc không có khả năng đầu tư vào công nghệ sẽ là rào cản lớn đối với sự thống trị của Nga trên thị trường năng lượng trong tương lai, đặc biệt là khi châu Âu, khu vực đang bị hạn chế về năng lượng, đang chi ra hàng tỷ USD để tăng sản lượng trong thập niên tới.

Điều này cũng có thể phức tạp hơn bởi trên thực tế, Moscow hiện đang bán dầu cho một số khách hàng như Trung Quốc và Ấn Độ với giá chiết khấu lớn.

Chuyên gia Gorodnichenko cho biết, việc này không chỉ làm giảm doanh thu năng lượng của Nga mà còn buộc quốc gia này phải nhượng lại phần lớn quyền lực của mình trên thị trường dầu mỏ.

Đó có thể là một trong những lý do tại sao Nga ghi nhận những tổn thất về kinh tế kể từ sau xung đột. Theo Bloomberg, số liệu kinh tế tháng 8/2022 cho thấy doanh thu từ xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga giảm mạnh.

Bộ Tài chính Nga không công bố báo cáo hằng tháng, nhưng các tài liệu nội bộ được Bloomberg thông tin cho thấy, Moscow đã gánh chịu "tổn thất trực tiếp" hàng tỷ USD từ các lệnh trừng phạt của phương Tây. Thặng dư ngân sách của nước này đã giảm 137 tỷ Ruble, tương đương 2,1 tỷ USD, tính đến tháng 8/2022.

Theo đó, thặng dư ngân sách của nước này cho năm 2022 gần như đã “bốc hơi” sau khi xuất khẩu năng lượng giảm mạnh trong tháng 8 dẫn đến thâm hụt hằng tháng lên tới 360 tỷ Ruble (5,9 tỷ USD).

Nga ghi nhận thặng dư gần 500 tỷ Ruble trong 7 tháng đầu năm. Nhưng tổng cộng lũy ​​kế đã giảm xuống chỉ còn 137 tỷ Ruble vào tháng 8, cho thấy mức thâm hụt lớn, nguyên nhân là doanh thu từ dầu khí giảm mạnh.

Nga-châu Âu: Khi một bên dùng khí đốt thắt chặt ‘đinh vít địa chính trị’, trừng phạt vẫn là ‘cơn gió ngược’? (Nguồn: AA)
Nga dừng vô thời hạn hoạt động của đường ống Nord Stream 1 dẫn khí đốt tới châu Âu. (Nguồn: AA)

Kinh tế Nga vẫn trụ vững?

Trong bản báo cáo cập nhật mới nhất, IMF bất ngờ khi kinh tế Nga dường như đang tăng trưởng tốt hơn mong đợi. Tổng thể GDP Nga năm nay dự kiến chỉ giảm 6%.

Điều đó cho thấy sức chống chịu của nền kinh tế này đang rất tốt, dường như Moscow đã hóa giải thành công các đòn trừng phạt của phương Tây. Nhiều trang báo Nga thậm chí còn sử dụng từ "vô hiệu hóa" đòn trừng phạt.

Theo dự báo của Ngân hàng Trung ương Nga đưa ra vào đầu tháng 8/2022, GDP của Nga sẽ suy giảm 7% trong quý III năm nay với mức lạm phát 14,6%. Nền kinh tế xứ sở bạch dương dự kiến sẽ có một cuộc suy thoái kéo dài đến giữa năm 2023, dù không sâu như ước tính trước đó.

Trong bối cảnh hiện nay, chính phủ Nga cũng đã công bố các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, với các ưu đãi thuế mới, các khoản trợ cấp vốn.

Ngày 7/9, trong bài phát biểu quan trọng tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế phương Đông, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, nền kinh tế nước này đã ổn định và tình hình được cải thiện hơn so với trước đây.

Theo nhà lãnh đạo Nga, tình hình cơ bản đã tốt lên dù vẫn tồn tại những vấn đề ở một số ngành, lĩnh vực và các doanh nghiệp nhất định, đặc biệt là những doanh nghiệp gắn với nguồn cung từ châu Âu hoặc cung cấp sản phẩm cho châu lục này.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Nga trong tháng 6/2022 ở mức thấp lịch sử, chưa tới 4% và “trong điều kiện ngày nay, đây là thành tựu rất quan trọng”.

Tổng thống Putin khẳng định, Nga có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể tự cung, tự cấp đầy đủ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nước này đã bảo vệ thành công lĩnh vực khai thác mỏ của mình.

Ảnh ấn tượng tuần (12-18/9): Xe tăng Ukraine trên đường Kharkov được ‘giải phóng’, lý do Tổng thống Nga đánh giá cao Trung Quốc, tập trận ở Colombia

Ảnh ấn tượng tuần (12-18/9): Xe tăng Ukraine trên đường Kharkov được ‘giải phóng’, lý do Tổng thống Nga đánh giá cao Trung Quốc, tập trận ở Colombia

Xung đột Nga-Ukraine, Kiev thông báo ‘giải phóng’ một khu vực ở Kharkov, lãnh đạo Nga-Trung Quốc gặp nhau bên lề Thượng đỉnh SCO, cháy ...

WB cảnh báo suy thoái kinh tế toàn cầu và hạ tăng trưởng còn 2,9%

WB cảnh báo suy thoái kinh tế toàn cầu và hạ tăng trưởng còn 2,9%

Ngày 15/9, ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đang gia tăng trong bối cảnh các ngân ...

Kinh tế thế giới nổi bật (9-15/9): Nóng rẫy ‘cuộc chiến’ khí đốt Nga-EU, Moscow phản pháo gắt bình luận ‘sẽ phải tự đốt nhiên liệu’, Mỹ chưa suy thoái

Kinh tế thế giới nổi bật (9-15/9): Nóng rẫy ‘cuộc chiến’ khí đốt Nga-EU, Moscow phản pháo gắt bình luận ‘sẽ phải tự đốt nhiên liệu’, Mỹ chưa suy thoái

Nga-châu Âu tiếp tục căng thẳng liên quan nguồn cung khí đốt, EU gia hạn lệnh trừng phạt Moscow, Mỹ đối mặt nguy cơ suy ...

Kinh tế thế giới nổi bật (2-8/9): Kinh tế Nga ‘đã tốt lên’, ông Putin dọa cúp hoàn toàn dầu và khí đốt cho châu Âu, chưa nới được ‘nút thắt’ Mỹ-Trung

Kinh tế thế giới nổi bật (2-8/9): Kinh tế Nga ‘đã tốt lên’, ông Putin dọa cúp hoàn toàn dầu và khí đốt cho châu Âu, chưa nới được ‘nút thắt’ Mỹ-Trung

Mỹ giữ nguyên mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, Nga lạc quan, Tổng thống Nga Putin dọa cắt hoàn toàn nguồn cung dầu ...

Mây suy thoái đang tích tụ, cả ba 'đầu tầu' trục trặc - kinh tế thế giới sẽ chạy ra sao?

Mây suy thoái đang tích tụ, cả ba 'đầu tầu' trục trặc - kinh tế thế giới sẽ chạy ra sao?

Châu Âu có nguy cơ rơi vào khủng hoảng khí đốt, Mỹ liên tục tăng lãi suất, Trung Quốc phong tỏa các thành phố lớn ...

(theo Insider, TASS)

Đọc thêm

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các ...
Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không cần tính toán?
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật...
Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4, thế giới quay đầu tăng nhẹ. Xăng trong nước chiều nay được dự báo sẽ giảm do tuần qua giá dầu thế giới giảm.
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập...
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Phiên bản di động