Nga sẽ không phải là người chiến thắng nếu châu Âu không còn phụ thuộc vào nguồn năng lượng của nước này. Cảng dầu thô Kozmino trên bờ Vịnh Nakhodka, gần thành phố cảng Nakhodka, Nga. (Nguồn: Reuters) |
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga, không những không làm suy yếu nền kinh tế của đất nước này mà ngược lại, còn làm cho Nga được củng cố hơn? Theo nhật báo Le Figaro (Pháp), câu hỏi này ngày càng xuất hiện nhiều trong các cuộc tranh luận.
Mới đây, một nhà báo chuyên mục kinh tế của RTL và François Lenglet khẳng định rằng, Nga không cần hỗ trợ tài chính. Nước này thực sự đã bị "nhấn chìm" trong tiền mặt kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Theo nhà báo này, tình huống này được cho là do các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây.
Phát biểu mới đây trên RTL, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Catherine Colonna tin rằng, các biện pháp trừng phạt sẽ ngày càng phát huy tác dụng hơn khi châu Âu giảm bớt sự phụ thuộc vào hydrocarbon của Nga.
Bà Catherine Colonna khẳng định: "Thật sai lầm nếu nói rằng, các biện pháp trừng phạt không ảnh hưởng gì đến nền kinh tế của Nga. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này đã giảm, nhiều bộ phận của nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng và có thể, châu Âu sẽ sớm có các biện pháp trừng phạt khác, đặc biệt là với các cá nhân của Moscow".
Nga nhận "món quà trời cho"
Kể từ khi bắt đầu xung đột tại Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) đã tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Trong số đó có lệnh cấm vận đối với than đá của Nga, loại một số ngân hàng khỏi hệ thống SWIFT hay áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga.
Gần như đồng thời, giá năng lượng đã bùng nổ, với giá dầu, khí đốt và điện tăng trên toàn thế giới.
Agathe Demarais, Giám đốc bộ phận dự báo toàn cầu của Cơ quan tình báo kinh tế (EIU) - chi nhánh nghiên cứu độc lập của tạp chí The Economist đánh giá : "Có một sự đảo ngược giữa nguyên nhân và kết quả. Chính xung đột ở Ukraine và những căng thẳng đi kèm đã khiến giá cả tăng cao. Các biện pháp trừng phạt chỉ là một phản ứng đối với cuộc xung đột này".
Trong mọi trường hợp, giá năng lượng tăng đã giúp lấp đầy kho bạc nhà nước Nga.
Tin liên quan |
Châm ngòi 'trận chiến' năng lượng, Nga và châu Âu cùng tốn kém |
Catherine Locatelli, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và là chuyên gia trong ngành dầu khí ở Nga nhấn mạnh: "Xuất khẩu năng lượng không giảm nhiều, cùng với việc giá tăng mạnh đã khiến Moscow thu lợi đáng kể.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch, trong 100 ngày đầu tiên của xung đột, xuất khẩu hydrocarbon của Nga đã tạo ra hơn 93 tỷ Euro (tương đương 92,89 tỷ USD). Đây là một 'món quà trời cho' đối với Nga, trong đó 45% doanh thu liên bang phụ thuộc vào các mặt hàng xuất khẩu này".
Mặc dù Pháp, nhờ có các nhà máy điện hạt nhân, ít phụ thuộc vào khí đốt hơn so với một số nước láng giềng như Đức nhưng nước này cũng phải trả giá bằng lạm phát do mối tương quan của giá bán điện trên thị trường so với giá khí đốt.
Điều này đặt nước Pháp, giống như các quốc gia châu Âu khác, vào tình thế khó khăn trong năm nay khi mùa Đông đang đến gần.
Bà Agathe Demarais nhấn mạnh, Nga dường như muốn chứng tỏ rằng, nguồn cung của họ là không thể đoán trước được.
Ngày 2/9, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo rằng đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) sẽ đóng hoàn toàn cho đến khi sửa chữa xong.
Trước đó, Điện Kremlin đã tuyên bố, hoạt động của đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, quan trọng đối với nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu, đang bị "đe dọa" bởi tình trạng thiếu phụ tùng thay thế do các lệnh trừng phạt.
Châu Âu "tính kế dài hơi"
Moscow sử dụng tối đa biện pháp gây áp lực thông qua nguồn cung cấp năng lượng, do đó châu Âu hiện đang suy nghĩ về chiến lược đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt và rộng hơn là chiến lược loại bỏ hydrocarbon.
Chuyên gia Agathe Demarais phân tích: "Ở châu Âu, có ý kiến kỳ vọng rằng, giai đoạn điều chỉnh có thể kéo dài 2,3 năm và sẽ rất đau đớn. Nhưng Nga sẽ không phải là người chiến thắng nếu châu Âu không còn phụ thuộc vào nguồn năng lượng của nước này. Do đó, các biện pháp trừng phạt trên hết sẽ có tác dụng trong trung hạn".
Đặc biệt, không nên quên rằng, nền kinh tế Nga, ngoài xuất khẩu hydrocarbon, đã bị ảnh hưởng nhiều bởi sự tẩy chay của các nước phương Tây.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nga sẽ chứng kiến GDP giảm 6% vào năm 2022. Đồng thời, lạm phát lên đến 15,6% trong tháng Sáu, khiến tiêu dùng giảm 10%.
Theo IMF, triển vọng sẽ vẫn ảm đạm trong năm 2023.
| Khí đốt Nga - ‘Nước cờ hỏng’ khiến cả châu Âu có nguy cơ ‘rét run’ Nước Đức đang đối mặt với một mùa Đông tồi tệ nhất trong 75 năm. Khủng hoảng khí đốt có nguy cơ làm tê liệt ... |
| Đóng đường ống Dòng chảy Phương Bắc 1: Nước cờ cao hay bước đi mạo hiểm của Nga? Sau không ít lần thông báo trái ngược, cùng sự vận hành thất thường của đường ống Dòng chảy Phương Bắc 1, cuối cùng Nga ... |
| Czech có bước đi mới về khí đốt, Hungary nói nỗ lực của phương Tây làm suy yếu Nga không thành công Ngày 8/9, Czech thông báo, dự kiến, nước này sẽ nhận khí đốt từ Mỹ thông qua cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu 'tung chiêu' đối phó, đòn khí đốt của Nga có giảm trọng lượng? Châu Âu đang phải vật lộn để kiềm chế một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể dẫn đến mất điện, các nhà máy đóng ... |
| 'Toát mồ hôi' vì Nga, châu Âu quyết tâm 'ly hôn' khí đốt, đòn của Moscow có còn làm khó EU? Đang vật lộn với giá năng lượng cao kỷ lục, châu Âu sẽ phải đối mặt với nỗi đau lớn hơn khi Nga đóng cửa ... |