Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế Nhật Bản: Lạm phát tăng vọt, người dân siết chặt chi tiêu

Ngày 19/1, chính phủ Nhật Bản cho biết, chỉ số giá tiêu dùng lõi (CPI) năm 2023 đã tăng 3,1% so với một năm trước đó. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1982, do chi phí thực phẩm tăng và do đồng Yen yếu hơn khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn.
Kinh tế Nhật Bản
Lạm phát tại Nhật tăng mạnh nhất kể từ năm 1982. (Nguồn: Bloomberg)

Giá tiêu dùng lõi ở Nhật Bản đã tăng 2,3% trong tháng 12/2023 so với một năm trước đó.

Chỉ số này giảm so với mức 2,5% trong tháng 11/2023, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) trong tháng thứ 21 liên tiếp.

Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, phí khách sạn tăng 59% trong tháng 12/2023, trong khi hóa đơn tiền điện giảm 20,5%.

Tin liên quan
WB: Tăng trưởng kinh tế Ấn Độ giữ vững vị trí dẫn đầu WB: Tăng trưởng kinh tế Ấn Độ giữ vững vị trí dẫn đầu

Số liệu lạm phát mới nhất được đưa ra khi Chính phủ Nhật Bản kêu gọi các doanh nghiệp tăng lương trước cuộc đàm phán mùa Xuân hàng năm giữa chủ sử dụng lao động và liên đoàn lao động.

Mức lương thực tế trung bình của đất nước - được điều chỉnh theo lạm phát - giảm so với cùng kỳ trong tháng thứ 20 liên tiếp trong tháng 11/2023, cho thấy lạm phát tiếp tục đang phủ bóng lên hiệu quả của việc tăng lương.

Liên đoàn Công đoàn Nhật Bản (Rengo), nhóm lớn nhất đất nước đại diện cho nhiều công đoàn ngành khác nhau, đang yêu cầu tăng lương từ 5% trở lên trong các cuộc đàm phán sắp tới.

Năm 2023, trong một cuộc khảo sát của dịch vụ cho vay xã hội Lendex có trụ sở tại Tokyo, gần một nửa số người làm công ăn lương ở độ tuổi từ 20 đến 50 chia sẻ, họ chi ít hơn 500 Yen mỗi ngày cho bữa trưa. Nhiều người trong số đó cũng chia sẻ bản thân sẽ chuẩn bị sẵn cơm hộp từ nhà để tiết kiệm hơn.

Một cuộc khảo sát khác của đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán Edenred tại Nhật Bản cho thấy, khoảng 40% nam và nữ nhân viên văn phòng đã siết chặt chi phí ăn trưa, trong khi gần 70% cho biết họ đã không chọn món ăn yêu thích của mình chỉ vì tiết kiệm tiền.

Có 'hệ thống miễn dịch' khoẻ mạnh, kinh tế Trung Quốc vẫn 'đau đầu' vì vấn đề này

Có 'hệ thống miễn dịch' khoẻ mạnh, kinh tế Trung Quốc vẫn 'đau đầu' vì vấn đề này

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2% vào năm 2023, đạt mục tiêu chính thức của chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn lo ngại ...

Thủ tướng dự WEF Davos 2024: Mở ra các động lực tăng trưởng mới!

Thủ tướng dự WEF Davos 2024: Mở ra các động lực tăng trưởng mới!

Nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh ...

Phản ứng gắt với Thượng viện Pháp, Quốc hội Azerbaijan kêu gọi chính phủ 'tuyệt giao' kinh tế với Paris

Phản ứng gắt với Thượng viện Pháp, Quốc hội Azerbaijan kêu gọi chính phủ 'tuyệt giao' kinh tế với Paris

Ngày 18/1, Ủy ban quan hệ quốc tế và quan hệ liên nghị viện của Quốc hội Azerbaijan kêu gọi chính phủ nước này áp ...

WEF Davos 2024: Thế giới cần có niềm tin

WEF Davos 2024: Thế giới cần có niềm tin

“Chúng ta đang đối mặt với một thế giới rạn nứt và chia rẽ xã hội ngày càng trầm trọng, dẫn đến tình trạng bất ...

ADB: Việt Nam bảo đảm sức chống chịu cao của nền kinh tế

ADB: Việt Nam bảo đảm sức chống chịu cao của nền kinh tế

Chính phủ Việt Nam đã đạt được sự cân bằng giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa để ổn định kinh tế vĩ ...

(theo Reuters, The Guardian)

Tin cũ hơn

Mỹ mạnh tay kiểm soát xuất khẩu, Trung Quốc tuyên bố cùng Nga có quyền làm điều này Mỹ mạnh tay kiểm soát xuất khẩu, Trung Quốc tuyên bố cùng Nga có quyền làm điều này
Tâm lý kinh doanh giảm xuống mức 'thấp nhất mọi thời đại', doanh nghiệp châu Âu đang muốn rời Trung Quốc? Tâm lý kinh doanh giảm xuống mức 'thấp nhất mọi thời đại', doanh nghiệp châu Âu đang muốn rời Trung Quốc?
'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn 'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn
Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7 Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7
Mỹ 'gọi tên' loạt doanh nghiệp Trung Quốc; lĩnh vực chiến lược của Bắc Kinh sắp bị 'vào tầm ngắm’ Mỹ 'gọi tên' loạt doanh nghiệp Trung Quốc; lĩnh vực chiến lược của Bắc Kinh sắp bị 'vào tầm ngắm’
Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu Kinh tế Mỹ tốt hơn những gì người dân lo lắng, đang dẫn đường và thúc đẩy đoàn tàu kinh tế toàn cầu
Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng Giá vàng hôm nay 10/5/2024: Giá vàng miếng SJC 'trên trời', càng đấu giá càng cao bởi lý do này; nhà đầu tư không chờ đợi, đổ xô mua vàng
Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga tiếp tục nỗ lực điều tra, Liên hợp quốc tuyên bố bất ngờ Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Nga tiếp tục nỗ lực điều tra, Liên hợp quốc tuyên bố bất ngờ
'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow 'Mưa' trừng phạt Nga không đạt hiệu quả như mong muốn, EU nghĩ cách mới, tiếp tục cản trở doanh thu của Moscow
Định đoạt số phận tài sản Nga bị phong tỏa, EU còn muốn nhiều hơn nữa, Ukraine sẽ có tiền trước mùa Hè? Định đoạt số phận tài sản Nga bị phong tỏa, EU còn muốn nhiều hơn nữa, Ukraine sẽ có tiền trước mùa Hè?
Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/5): Hầu hết công ty Thụy Sỹ vẫn thích Nga, Trung Quốc giảm trữ ngoại hối, tăng ‘ôm’ vàng; Đức gây bất ngờ Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/5): Hầu hết công ty Thụy Sỹ vẫn thích Nga, Trung Quốc giảm trữ ngoại hối, tăng ‘ôm’ vàng; Đức gây bất ngờ
Vướng lùm xùm ở Mỹ, TikTok 'phản đòn', lộ 'gương mặt' hưởng lợi từ ứng dụng trăm tỷ USD Vướng lùm xùm ở Mỹ, TikTok 'phản đòn', lộ 'gương mặt' hưởng lợi từ ứng dụng trăm tỷ USD