Tình hình dịch Covid-19 bùng nổ hiện nay càng đẩy mối lo ngại bùng phát làn sóng công ty zombie mới ngày một nhanh hơn.
Gói cứu trợ kinh tế khổng lồ góp phần đẩy nhanh làn sóng zombie hóa. (Nguồn: Economist) |
Mối nguy hại từ công ty thây ma?
Thuật ngữ “công ty xác sống - zombie” để chỉ các công ty kinh doanh yếu kém không thể tự chủ tài chính mà phụ thuộc vào các khoản cứu trợ kinh tế, các khoản vay nợ với lãi suất thấp từ các ngân hàng. Theo nghiên cứu của Đại học Tokyo, trong vòng 10 năm công ty zombie chiếm hơn 15% trên tổng số các công ty niêm yết trên thị trường.
Chính vì vậy, nhiều người mong chờ những cải cách mạnh mẽ trong các quy định về kiểm toán và chính sách giám sát ngân hàng để ngăn chặn sự hồi sinh và xóa sổ các công ty “thây ma”.
Theo quy luật cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, bất cứ doanh nghiệp nào làm ăn hiệu quả sẽ trở thành người chiến thắng trên cuộc chiến thương trường. Mặt khác, kết quả của những kẻ thua cuộc là sự đào thải và diệt vong.
Tuy nhiên, ngoại lệ có một nhóm các công ty đã xuất hiện muộn, không có lợi nhuận cũng như không bị ngân hàng thanh lý hay tiếp quản vì nợ nần, sẽ lần lượt trở thành các công ty ‘thây ma’ gây nguy hại cho bối cảnh kinh doanh hiện nay. Đó là một tín hiệu xấu cho nền kinh tế, tồn tại hiểm họa lây lan sang các công ty vừa và nhỏ đang phát triển trong thời kỳ suy thoái Covid-19.
Nhật Bản hiểu rõ hậu quả tai hại của làn sóng công ty zombie vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước hơn ai hết.
Một loạt nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học California và Đại học Chicago vào năm 2008 cho thấy sự hiện diện của công ty zombie cách đây 3 thập kỷ đã làm sụt giảm lợi nhuận, năng suất và các nguồn đầu tư vào kinh tế Nhật Bản.
Nếu xóa sổ các công ty thây ma, đồng nghĩa với việc với một số lượng lớn nhân công mất việc làm, gây tâm lý bi quan cho người tiêu dùng, tạo ra áp lực lạm phát khiến Nhật Bản sẽ phải đau đầu giải quyết.
Vì sao các công ty ‘zombie” trở lại?
Cũng như các quốc gia giàu có khác, Nhật Bản sẵn sàng tung các gói hỗ trợ cực kỳ hào phóng cho doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Gần đây, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã công bố một loạt các biện pháp kích thích tiền tệ, bao gồm cả gói cứu trợ tương đương khoảng 20,5% GDP của năm 2019 để hỗ trợ tài chính doanh nghiệp. Chính phủ đã thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng, đồng thời các ngân hàng cũng rất thoải mái cho vay tiền nhiều hơn năm ngoái.
Theo các chuyên gia, những động thái trên là phản ứng khéo léo để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện giờ, giúp ngăn chặn tình trạng phá sản hàng loạt và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Thế nhưng một số chuyên gia trong ngành bắt đầu cảnh báo rằng nếu tình hình trên tiếp tục phát triển có thể dẫn đến một làn sóng công ty zombie mới, vốn đã từng gây tổn hại cho nền kinh tế Nhật Bản hơn 30 năm trước.
Khi đó nền kinh tế Nhật Bản chắc chắn sẽ bị lung lay khi chính phủ thỏa sức bơm tiền vào các công ty ‘thây ma’ ngày càng nhiều.
Thay vì thúc đẩy khoản tín dụng xấu của con nợ vào tình trạng phá sản nhằm thu hồi được một số khoản nợ chưa thanh toán thông qua tái cơ cấu, sang nhượng hoặc thanh lý, các ngân hàng lại ra sức o bế các công ty yếu kém dưới hình thức ‘giả vờ hoàn trả’ các khoản vay cũ bằng các khoản vay mới để tránh việc ghi nhận các khoản thua lỗ, hoặc cộng gộp các khoản nợ trước đó. Điều này đặc biệt phổ biến đối với các công ty nhỏ và vừa vốn ẩn chứa nhiều nguy cơ trở thành thây ma.
Ác mộng viễn cảnh kinh tế?
Các doanh nghiệp ‘thây ma’ tuy được đầu tư tiền bạc nhưng lại ít chịu đổi mới như các doanh nghiệp bình thường.
Tệ hơn nữa, trong một số trường hợp, các công ty xác sống dường như lấn át những công ty lành mạnh. Nhiều nghiên cứu kinh tế chỉ ra rằng các doanh nghiệp ‘lành mạnh’ hoạt động trong các ngành công nghiệp đầy rẫy công ty xác sống, trở nên kém thu hút vốn đầu tư, dẫn đến lợi nhuận bị cắt giảm nghiêm trọng.
Công ty zombie là được cho là dấu hiệu suy yếu kinh tế trên diện rộng. (Nguồn: Economist) |
Mối quan tâm bây giờ ngày càng nhiều công ty zombie mới chồng chất lên những lớp zomnbie cũ hơn trên thị trường. Khi điều kiện kinh tế được cải thiện, một số công ty mới chắc chắn sẽ xuất hiện, cũng như xác suất trở thành doanh nghiệp zombie còn tồn đọng trong quá khứ có thể tăng đều đặn từ năm này sang năm khác.
Các chuyên gia tính toán rằng các công ty từng là ‘thây ma’ vào năm 1995 chỉ có 5% cơ hội tái phát trở lại, thế nhưng bây giờ xác suất là 17%. Ngay cả những công ty không tái phát chứng bệnh zombie thì họ vẫn mắc hàng loạt vấn đề nổi cộm với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, năng lực và năng suất thấp, mức đầu tư và tỉ lệ việc làm luôn theo sau những công ty lành mạnh.
Việc duy trì hoạt động của công ty yếu kém không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên sự gia tăng của doanh nghiệp zombie đồng thời bộc lộ những dấu hiệu suy giảm sức mạnh kinh tế trên diện rộng. Vì nếu ngày càng ít doanh nghiệp rời khỏi thị trường, cũng sẽ có ít doanh nghiệp mới được thành lập.
Các công ty non trẻ sẽ thuê ít nhân công hơn, thị trường lao động sẽ trở nên thụ động mặc dù công nghệ hiện nay giúp họ dễ dàng tìm được việc làm mới. Các nghiên cứu cho rằng, quá trình ‘xác sống hóa’ làm tổn hại đến sự năng động và tính bền vững của nền kinh tế bằng nhiều hình thức.
Giáo sư Hoshi là người tiên phong nghiên cứu về các công ty xác sống tại Đại học Tokyo đề xuất áp dụng các biện pháp bảo vệ người lao động tại các công ty hoạt động kém hiệu quả.
Cụ thể, chính phủ nên giúp người lao động dễ dàng luân chuyển việc làm linh hoạt giữa các công ty và các ngành khác nhau, đưa ra mức thu nhập phổ thông cơ bản, áp dụng mức thuế thu nhập âm hoặc mở rộng phạm vi bảo hiểm thất nghiệp. Tóm lại những biện pháp trên nhằm nỗ lực cứu ‘người sống’ thay vì vung tiền vào các doanh nghiệp ‘chết’.
| Doanh nghiệp Nhật Bản ủng hộ cân nhắc lại các thỏa thuận công nghệ cao với Trung Quốc TGVN. Kết quả một cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản và Nikkei được thực hiện hồi tháng ... |
| Hậu ‘Abenomics’, kinh tế Nhật Bản sẽ ra sao? TGVN. Theo các nhà quan sát thị trường, một số ứng cử viên cho vị trí tân Thủ tướng Nhật Bản đã xuất hiện. Tuy ... |
| GDP của Nhật Bản sụt giảm mạnh nhất trong 40 năm TGVN. Ngày 17/8, Văn phòng Nội các Nhật Bản đã công bố báo cáo sơ bộ về tình hình kinh tế nước này, theo đó ... |