Kinh tế thế giới hậu Covid-19: Vết sẹo khó lành và chặng đường phục hồi không bằng phẳng

Linh Chi
Giống như những bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 phải chịu nhiều di chứng sau khi khỏi Covid-19, nền kinh tế thế giới cũng phải đối mặt với vết sẹo khó lành khi đà phục hồi đang dần chậm lại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế thế giới hậu Covid-19: Vết sẹo khó lành và chặng đường phục hồi không bằng phẳng
Con đường phục hồi kinh tế thế giới sẽ không bằng phẳng. (Nguồn: Financial Times)

Tàn dư của Covid-19

Để chống lại sự tàn phá nặng nề của đại dịch Covid-19, các quốc gia đã tung ra các gói kích thích "khủng", với trị giá lên tới 26.000 tỷ USD và phát triển vaccine để đẩy nhanh đà phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng mất việc làm, nợ tăng cao, bất bình đẳng hay giáo dục bị gián đoạn bởi Covid-19 sẽ để lại những vết sẹo sâu, chủ yếu ở các quốc gia thuộc nhóm kém phát triển.

Ông Vellore Arthi, Đại học California nhấn mạnh: "Sau một năm mệt mỏi chống chọi với Covid-19, chúng ta sẽ thấy thực sự nhẹ nhõm vì mọi thứ đã trở lại đúng hướng. Tuy nhiên, có hậu quả có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ và không dễ giải quyết”.

Năm 2020, GDP toàn cầu đã suy giảm mạnh nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 2008-2009. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính, mức giảm này tương đương với 255 triệu lao động toàn thời gian mất việc làm.

Các nhà nghiên cứu tại Pew Research thì ước tính, số người thuộc tầng lớp trung lưu toàn cầu năm 2020 lần đầu tiên thu hẹp kể từ thập niên 90.

Tất nhiên, sự suy giảm nói trên không đồng đều giữa các quốc gia và không phải tất cả các quốc gia sẽ bị ảnh hưởng như nhau.

Theo nghiên cứu của Oxford Economics với 162 quốc gia, dựa trên 31 tiêu chí cho thấy, Philippines, Peru, Colombia và Tây Ban Nha là những nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất. Trong khi đó, Australia, Nhật Bản, Na Uy, Đức và Thụy Sĩ là những quốc gia có điều kiện thuận lợi thoát khỏi khủng hoảng kinh tế do Covid-19 gây ra.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận thấy, các nền kinh tế tiên tiến ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch trong năm nay và các năm tới. Trong khi đó, với các quốc gia thu nhập thấp và các thị trường mới nổi sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn hơn - trái ngược với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, khi các quốc gia tiên tiến chịu ảnh hưởng nặng nề hơn.

GDP của Mỹ trong năm tới cũng được dự báo cao hơn mức ​​trước Covid-19, nhờ gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD của Tổng thống Joe Biden.

Carmen Reinhart, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, để quay trở lại những tiêu chuẩn trước Covid-19 sẽ mất nhiều thời gian.

WB cảnh báo, nền kinh tế toàn cầu có thể phải đối mặt với “một thập niên mất mát”, trừ khi các chính sách phù hợp được thực hiện. WB cũng ước tính, GDP toàn cầu năm 2025 sẽ vẫn thấp hơn 5% so với mức trước Covid-19 và tốc độ tăng trưởng sẽ rơi xuống dưới 2% trong thập niên tới.

Theo các chuyên gia, không cần phải mất một thập niên nếu các chính sách đúng đắn được thực hiện, đặc biệt là trong các lĩnh vực đào tạo các kỹ năng cho người lao động và hỗ trợ nhóm chịu tác động nặng nhất từ cuộc khủng hoảng. Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng giúp phục hồi hậu Covid-19 là tạo động lực cho doanh nghiệp đổi mới và đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.

Đà phục hồi hình chữ V đã kết thúc?

Các quốc gia nhanh chóng kiểm soát được virus SARS-CoV-2 đang phát đi cảnh báo rằng, con đường phục hồi kinh tế sẽ không bằng phẳng.

Sau khi đà phục hồi kinh tế ban đầu diễn ra theo hình chữ V (sự giảm mạnh, sau đó tăng nhanh tiến tới điểm cao nhất trước suy thoái), nền kinh tế New Zealand đã suy thoái trong 3 tháng cuối năm 2020 do sự vắng mặt của khách du lịch nước ngoài. Theo Bloomberg, quốc gia này có thể đối mặt với viễn cảnh suy thoái kép.

Còn tại Trung Quốc, nơi đại dịch đã được kiểm soát trong gần một năm qua, tiêu dùng đang tụt hậu so với sự phục hồi kinh tế trên diện rộng.

Adam Posen, Chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson nhận định: "Có một sự không chắc chắn về hành vi tiêu dùng của mọi người sau cuộc khủng hoảng Covid-19. Nếu mọi người quay trở lại các quán ăn, nhà hàng, đi du lịch giải trí, đến các phòng tập thì rất nhiều ngành công nghiệp sẽ hồi sinh trở lại.

Nhưng cũng có khả năng hành vi tiêu dùng của mọi người đã thực sự thay đổi. Điều này sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng và các chính phủ khó có biện pháp khắc phục được điều đó".

Những vết sẹo khó lành

Cuộc khủng hoảng đã thúc đẩy việc sử dụng robot trong cả các ngành sản xuất và dịch vụ khi công nhân và khách hàng cần được bảo vệ khỏi sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, điều này đang đặt ta câu hỏi về việc liệu số việc làm mới có được tạo ra trong thời gian này hay không?

Theo McKinsey & Co, hơn 100 triệu người ở 8 nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể cần phải chuyển đổi nghề nghiệp vào năm 2030. Những người dễ thiếu hụt kỹ năng nhất là tầng lớp có trình độ giáo dục thấp, phụ nữ, người thuộc nhóm thiểu số và người trẻ. Càng thất nghiệp lâu, kỹ năng của những người này càng mai một.

Eric Robertsen, trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Standard Chartered Plc cho rằng, rất nhiều công việc có thể biến mất vĩnh viễn. Các công việc thu nhập thấp ở những công ty hay lĩnh vực nhỏ sẽ biến mất khi nhóm doanh nghiệp bị phá sản.

Ngay cả khi việc làm không bị mất, các mô hình làm việc đã thay đổi và vẫn còn là một cuộc tranh luận mở về việc những thay đổi đó sẽ tác động như thế nào đến mức lương.

Vết sẹo mà đại dịch Covid-19 gây ra cũng được phản ánh qua nhân lực, khi đại dịch khiến trẻ em và sinh viên nhiều quốc gia không thể đến trường suốt cả năm.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thậm chí còn ước tính, học sinh không thể đến trường trong 1/3 năm học có thể hạn chế tăng trưởng GDP của cả một quốc gia suốt những năm còn lại của thế kỷ.

OECD cảnh báo: "Những học sinh từ lớp 1-12 có thể nhận thu nhập thấp hơn 3% trong suốt cuộc đời. Nhóm chịu tác động mạnh nhất là người nghèo và thiểu số".

Cũng theo Viện Tài chính Quốc tế, khối nợ toàn cầu tăng 24.000 tỷ USD năm ngoái, lên tổng cộng 281.000 tỷ USD. Điều này khiến khả năng phục hồi hoàn toàn thêm phức tạp.

Theo Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của Moody's Analytics, ngay cả khi không có khủng hoảng nợ, một khi lãi suất bắt đầu tăng, các quốc gia và doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm áp lực.

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (8-15/4): Mỹ, EU đồng loạt 'tấn công' Trung Quốc; Bắc Kinh tiết lộ kế hoạch hàng không vũ trụ vì hòa bình
Châu Á trước cơ hội dẫn dắt trên sân chơi toàn cầu
Kịch bản phục hồi kinh tế thế giới hình chữ K: Những vết sẹo lâu dài và vai trò đầu kéo của Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (2-7/4): Mỹ 'thẳng tay' chỉ trích kế hoạch Made in China 2025, đổi mới quan hệ năng lượng chiến lược với Ấn Độ
IMF: Kinh tế toàn cầu tăng trưởng 6,4% năm 2021, cao nhất kể từ năm 1976
TIN LIÊN QUAN
(theo Bloomberg)

Đọc thêm

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay ...
Tính toán ‘không đi đâu mà thiệt’ của Tổng thống Mỹ Biden trong khoản viện trợ 61 tỷ USD gửi tới Ukraine

Tính toán ‘không đi đâu mà thiệt’ của Tổng thống Mỹ Biden trong khoản viện trợ 61 tỷ USD gửi tới Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không cần tính toán?
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật...
Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4, thế giới quay đầu tăng nhẹ. Xăng trong nước chiều nay được dự báo sẽ giảm do tuần qua giá dầu thế giới giảm.
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024, lo ngại thiếu hụt nguồn cung, thị trường rục rịch tăng, đà đi lên có còn mạnh mẽ?

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập...
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Phiên bản di động