Kinh tế thế giới hậu dịch Covid-19: Mô hình phục hồi hình chữ K

Đăng Tuấn
TGVN. Mô hình chữ K thể hiện sự phân hóa trong nền kinh tế với những nhóm ngành được hưởng lợi sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong đại dịch, trong khi phần còn lại vẫn chìm trong suy thoái.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Hậu đại dịch Covid-19, khả năng phục hồi của kinh tế thế giới được dự báo xấu - mô hình chữ K đang được xuất hiện khá phổ biến tại cuối các phiên thảo luận về triển vọng của nền kinh tế trong sự bất định của dịch bệnh Covid-19. Thay vì gọi là phục hồi hình chữ K, người ta đã gọi đây là cuộc suy thoái hình chữ K.

Cuộc suy thoái hình chữ K

Chuyên gia tư vấn đầu tư Barry Ritholtz, cũng là một học giả nổi tiếng trong lĩnh vực tài chính ở Phố Wall viết trên Bloomberg, “đáng buồn thay, một chữ cái có thể ghi lại sự phục hồi một cách hoàn hảo như vậy. Tôi đã từng nghĩ, thật ngớ ngẩn khi dùng bảng chữ cái để mô tả về các vấn đề phức tạp trong nền kinh tế. Nhưng đó lại là sự thật”.

mo-hinh-phuc-hoi-hinh-chu-k
Mức độ nghiêm trọng của nền kinh tế đã vượt xa khủng hoảng tài chính 2008, thậm chí vượt cả Đại suy thoái ở Mỹ vào những năm 1930. (Nguồn: Foreignpolicy)

Chữ cái thứ 11 trong bảng chữ cái tiếng Anh, với một đường thẳng đứng đậm, từ tâm điểm là khởi đầu hai đường xiên ngang sang phải, một đường xiên lên trên 45 độ và một đường xiên 45 độ hướng xuống, cho thấy khá rõ hai con đường phục hồi riêng biệt. Đường hướng lên trên phản ánh những bộ phận của nền kinh tế được hưởng lợi từ đại dịch như công nghệ, các nhà bán lẻ trực tuyến (Amazon, Shopify), giải trí điện tử (Netflix Inc., Walt Disney Co.., YouTube), công nghệ sinh học và dược phẩm, các ứng dụng kết nối (Zoom Video Communications)…

Chỉ tiếc rằng, đường hướng xuống tượng trưng cho khá nhiều các ngành còn lại khác, trong đó, các lĩnh vực hoạt động kém nhất là năng lượng, tài chính và tiện ích.

Mô hình phục hồi theo đường cong logo của hãng đồ thể thao Nike từng là niềm mơ ước, với hy vọng nền kinh tế sau khi giảm nhanh sẽ vẫn phục hồi đi lên dù với tốc độ chậm. Nhưng hậu khủng hoảng do đại dịch Covid-19 với tương lai bất định, độ dài của suy thoái và khả năng phục hồi lần lượt chỉ được mô tả bằng các mô hình chữ V (tụt dốc nhanh nhưng phục hồi nhanh ngay sau đó), L (đi ngang ở đáy), U (phục hồi chậm) hay W (hồi phục rồi lại đi xuống theo diễn biến của dịch bệnh).

Trong đó, phục hồi hình chữ L và U được xem là tồi tệ hơn cả, bởi nền kinh tế sau khi sụt giảm sẽ giữ ở trạng thái thấp trong thời gian dài, áp lực của tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập giảm, vỡ nợ…

Nhưng thế giới đang bước vào mô hình phục hồi chữ K. Mô hình này nằm ở đâu đó giữa hai mô hình chữ V và L, thể hiện rõ hơn khi đánh giá tổng thể nền kinh tế theo từng phần, bởi tác động kinh tế không đồng đều của đại dịch đối với các ngành công nghiệp và người lao động đang thể hiện ngày càng rõ ràng.

Vết thương suy thoái

Mô hình chữ K không chỉ đánh giá đúng nội tại một nền kinh tế, mà còn được dùng để thể hiện sự phân hóa giữa các quốc gia, đặc biệt trong nhóm các nền kinh tế mới nổi...

Mô hình chữ K không chỉ cho thấy sự phân hóa trong tầng kinh tế vĩ mô, mà còn đúng với nhiều tầng khác, nới rộng phân hóa giàu nghèo và sự chênh lệch giữa các quốc gia. Theo như mô tả “chữ K” của ứng viên đảng Dân chủ Biden trong bài chỉ trích cách điều hành kinh tế và xử lý dịch Covid-19 ở Mỹ của Tổng thống Trump, “những người ở nhánh trên sẽ nhìn thấy mọi thứ đi lên, còn những người ở giữa hoặc bên dưới đang chứng kiến mọi thứ đi xuống và trở nên tồi tệ hơn. Nói cách khác, mô hình này cho phép những người ở cấp cao nhất có thể thịnh vượng trong khi có thể khiến toàn bộ tầng lớp lao động Mỹ rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.”

Với nền kinh tế Mỹ, mô hình chữ K phản ánh đúng về sự bất bình đẳng ngày càng tăng, nhánh đi lên rõ ràng là thị trường tài chính, đường phía dưới là nền kinh tế thực và cả hai tách biệt nhau ngày càng xa. Cách đơn giản nhất là xem xét sự tăng vọt của thị trường chứng khoán kể từ cuối tháng Ba, so với phần còn lại của nền kinh tế. Trong khi Phố Wall trở lại ngưỡng kỷ lục, GDP của Mỹ giảm mạnh nhất từ trước đến nay, tỷ lệ thất nghiệp dù đã giảm nhưng vẫn là một vấn đề, đặc biệt là các nhóm thu nhập thấp với hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ đã bị phá sản trong đại dịch.

Rõ ràng nhất là việc sử dụng các thiết bị điện tử, Internet, công nghệ… chắc chắn sẽ tăng vọt trong khi phần còn lại của nền kinh tế, như hàng không, năng lượng, trung tâm mua sắm, văn phòng, khách sạn đi xuống. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra sự bất bình đẳng lớn không chỉ trong kết quả hoạt động của các bộ phận kinh tế, mà cả trong xã hội, tỷ lệ thất nghiệp dù đã giảm nhưng vẫn là một vấn đề lớn, đặc biệt là các nhóm thu nhập thấp với hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ đã bị phá sản trong đại dịch.

Tiếc rằng, mô hình chữ K không chỉ đánh giá đúng nội tại một nền kinh tế, mà còn được dùng để thể hiện sự phân hóa giữa các quốc gia, đặc biệt trong nhóm các nền kinh tế mới nổi.

Theo bài phân tích của Bloomberg, thị trường cổ phiếu và tiền tệ của các quốc gia đang phát triển giàu có hơn đã vượt trội hơn so với các nước nghèo hơn họ kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Khoảng cách này thậm chí có thể mở rộng hơn nếu đại dịch dẫn đến suy thoái sâu sắc ở những nền kinh tế yếu. Theo như Rob Subbaraman, Trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô của Nomura Holdings, “nếu đại dịch còn tác động, mô hình chữ K sẽ càng nới rộng khoảng cách giữa các nền kinh tế”.

Thật vậy, với các nền kinh tế mới nổi, đại dịch khiến nợ nần tăng nhanh và suy thoái sâu, chi phí trả nợ sẽ ngày càng nặng nề, thậm chí không loại trừ khả năng một cuộc khủng hoảng tài chính hoặc tái cơ cấu nợ lớn.

Sau đó, khi đại dịch dần được khống chế, với lợi thế về dư địa chính sách rộng hơn, dịch vụ y tế mạnh mẽ hơn, các quốc gia giàu có chắc chắn sẽ duy trì vị trí vượt trội trong quá trình phục hồi. Những quốc gia này còn có lợi thế về khả năng tiếp cận sớm hơn với vaccine, chưa kể nguy cơ về độc quyền cung cấp mà các nền kinh tế lớn có thể nắm giữ. Không có nhiều nền kinh tế mới nổi có khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến và họ có thể sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong hiện tại và tương lai.

Có thể nói, vết thương suy thoái của kinh tế thế giới có thể mất nhiều tháng nếu không muốn nói nhiều năm để chữa lành “vết sẹo”. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến của dịch bệnh và khả năng kiểm soát dịch bệnh, chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra rằng, Covid-19 là cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây. Mức độ nghiêm trọng đã vượt xa khủng hoảng tài chính 2008, thậm chí vượt cả Đại suy thoái ở Mỹ vào những năm 1930.

Asiatimes: Dù Covid-19 diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi

Asiatimes: Dù Covid-19 diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi

TGVN. Trang mạng Asiatimes mới đây đăng bài viết nhận định dù dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang diễn biến phức tạp ...

Covid-19: Italy khôi phục mô hình cửa hàng thời bùng phát dịch bệnh có niên đại… 400 năm

Covid-19: Italy khôi phục mô hình cửa hàng thời bùng phát dịch bệnh có niên đại… 400 năm

TGVN. Những cửa sổ nhỏ dùng để bán hàng vốn được sử dụng từ cách đây 400 năm nay được sử dụng trở lại giữa ...

Quan chức Nhà Trắng: Kinh tế Mỹ có thế tăng trưởng 20% trong nửa cuối năm 2020, bắt đầu hồi phục hình chữ V

Quan chức Nhà Trắng: Kinh tế Mỹ có thế tăng trưởng 20% trong nửa cuối năm 2020, bắt đầu hồi phục hình chữ V

TGVN. Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Mỹ Larry Kudlow ngày 26/7 (giờ địa phương) cho biết, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 20% trong ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Sự kiện chính của Viettel Marathon 2024 được tổ chức tại Luang Prabang, Lào. Hàng ngàn vận động viên từ khắp nơi đã đến nhận racekit.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ hợp tác với Cuba trên tất cả ...
Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi mở rộng của đồng bào Khmer khai mạc tại sông Trà Quýt, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng thu hút 1.000 vận ...
Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi mở rộng của đồng bào Khmer khai mạc tại sông Trà Quýt, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng thu hút 1.000 vận động viên.
Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt.
Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel

Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel

Giá xăng dầu hôm nay 2/11, giá dầu tăng nhẹ do có thông tin Iran đang chuẩn bị tấn công trả đũa Israel từ phía Iraq trong những ngày tới.
Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng, giảm trái chiều tại thị trường miền Bắc và miền Nam, giao dịch trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/11/2024: Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra

Giá tiêu hôm nay 2/11/2024: Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra

Giá tiêu hôm nay 2/11/2024 tại thị trường trong nước lao dốc ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 141.000 - 142.500 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Giá chung cư tăng mạnh, cục bộ lên tới 40% theo quý, thủ tục chuyển đất trồng hoa màu sang đất thổ cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Đất nền Vành đai 4 hút nhà đầu tư, nguyên tắc đóng góp khi xây lại nhà chung cư… là những tin bất động sản mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM

Dư thừa căn hộ cao cấp, thiếu nhà ở vừa túi tiền đa số người dân, thủ tục mua bán căn hộ chung cư năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Giá chung cư Hà Nội chỉ tăng không giảm, hoàn tất thoái vốn khỏi pháp nhân chủ đầu tư 'siêu' dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Đề xuất biện pháp hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại để kiếm lời, kịch bản thị trường quý IV/2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES đã khẳng định vị thế là đơn vị dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà ở, thiết lập các tiêu chuẩn ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11: BOJ thể hiện quan điểm 'diều hâu', USD chịu áp lực so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11: BOJ thể hiện quan điểm 'diều hâu', USD chịu áp lực so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11 ghi nhận USD giảm so với Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10: Thông tin từ Anh gây hỗn loạn thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10: Thông tin từ Anh gây hỗn loạn thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10 ghi nhận USD đã giảm giá so với các loại tiền tệ chính khác.
Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức tại Trung Quốc

Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức tại Trung Quốc

Từ ngày 21-24/10/2024 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đoàn công tác của Agribank do Phó Tổng giám đốc Đoàn Ngọc Lưu làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Sibos (SWIFT International Banking Operations Seminar) ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10: USD đã tăng 3,6%, trong nước không có biến động mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10: USD đã tăng 3,6%, trong nước không có biến động mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10 ghi nhận đồng USD đạt mức cao nhất trong 3 tháng so với đồng Yen.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10: Yen Nhật biến động mạnh nhất, USD vững vàng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10: Yen Nhật biến động mạnh nhất, USD vững vàng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10 ghi nhận đồng USD đã ổn định, đồng Yen Nhật chạm mức thấp nhất trong 3 tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10: USD vững xu hướng tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10: USD vững xu hướng tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10 ghi nhận thị trường kỳ vọng đà tăng của đồng USD sẽ tiếp tục trong vài tuần tới.
Phiên bản di động