Kinh tế thế giới năm 2019: Dự cảm không bình yên

Căng thẳng địa chính trị đã và đang tiếp tục đẩy nền kinh tế toàn cầu vào những rủi ro không thể lường trước. Trong khi đó, kinh tế thế giới cũng không còn quá mạnh khi những lo ngại về thương mại tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường tài chính và kinh doanh…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
kinh te the gioi nam 2019 du cam khong binh yen The Economist: Tiến trình toàn cầu hóa đã nhường bước cho một tình trạng uể oải
kinh te the gioi nam 2019 du cam khong binh yen WEF Davos 2019: Việt Nam quyết tâm trở thành “Quốc gia đổi mới sáng tạo"

Dựa trên ý kiến đánh giá của khoảng 1.000 chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu, Báo cáo Rủi ro toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố trước thềm Hội nghị WEF Davos 2019 cảnh báo, tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế và chủ nghĩa dân tộc cực đoan có thể tiếp tục tác động tới nền kinh tế thế giới trong năm 2019 và cản trở các nỗ lực giải quyết những vấn đề lớn khác như biến đổi khí hậu, đói nghèo...

kinh te the gioi nam 2019 du cam khong binh yen

“Không lạc quan”

Mở đầu năm mới 2019, hàng loạt định chế tài chính lớn và uy tín, từ Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tới Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)… đều không hẹn mà gặp ở một điểm chung, đó là “không lạc quan” về triển vọng kinh tế toàn cầu. WB đưa ra con số 2,9% cho tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019, sau khi đã điều chỉnh giảm tăng trưởng của năm 2018 xuống 3%.

Còn OECD đã tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 3,5%, so với mức 3,7% đưa ra hồi tháng 9/2018.

IMF đã nhắc đến những căng thẳng thương mại khi hạ cấp dự báo tăng trưởng toàn cầu của năm 2019 vào tháng 10 năm ngoái. Theo đó, dự kiến tăng trưởng của nền kinh tế thế giới sẽ là 3,7%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước của tổ chức này.

Trong bối cảnh các điều kiện tài chính thắt chặt, theo cảnh báo của WB, thương mại quốc tế và các hoạt động sản xuất đang sụt giảm, trong khi căng thẳng thương mại ngày càng leo thang. Một số nền kinh tế mới nổi cũng đang chịu sức ép lớn từ thị trường tài chính. Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu 2019 của WB cho thấy, xu hướng tăng xuất khẩu hàng hóa đang chững lại, trong khi các hoạt động nhập khẩu có dấu hiệu giảm dần. Tăng trưởng bình quân đầu người của 35% các quốc gia đang phát triển và quốc gia mới nổi không đủ để thu hẹp khoảng cách thu nhập với các quốc gia phát triển trong năm 2019. Tỉ lệ này đối với các quốc gia dễ bị tổn thương bởi xung đột và bạo lực lên đến 60%

“Cơn sóng thần” mạnh nhất?

Tờ Forbes mới đây cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là vấn đề lớn khởi nguồn từ năm 2018, làm dấy lên nỗi lo sợ về chủ nghĩa chống toàn cầu hóa và việc nền kinh tế thế giới bị phân mảnh thành các thị trường riêng rẽ với mức độ bảo hộ cao. Nhưng thị trường tài chính và các tập đoàn đa quốc gia sẽ mang Mỹ và Trung Quốc trở lại bàn đàm phán trong năm 2019, tương tự trường hợp của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vài tháng trước.

Thay vào đó, vấn đề lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới năm 2019 sẽ là sự sụp đổ hàng loạt của các doanh nghiệp, có thể dẫn đến việc các ngân hàng thương mại phá sản ở các thị trường mới nổi- những nơi phụ thuộc vào dòng vốn ngoại để duy trì mức sống cao. Lý do nằm ở việc tăng lãi suất và sự kết thúc của chính sách tiền tệ quá lỏng của các ngân hàng trung ương những năm gần đây.

Có thể nói, chính sách tiền tệ nới lỏng như một “cơn sóng thần” làm tăng cả cung – cầu của nền kinh tế thế giới lên mức cao hơn. Xét trên khía cạnh nhu cầu, chính sách này khuyến khích người tiêu dùng tiếp tục vay nợ và được vay một cách dễ dàng, khiến các món nợ “kếch xù” như ở trên trời rơi xuống. Chẳng hạn trường hợp của Trung Quốc, tỷ lệ nợ trên GDP của nước này đã tăng từ 18% năm 2008 lên hơn 50% năm 2018, trong khi tỷ lệ nợ của khu vực doanh nghiệp vẫn là một ẩn số lớn.

Xét về cung của nền kinh tế, chính sách tiền tệ dễ dàng khuyến khích các doanh nghiệp theo đuổi cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận thấp. Tại nền kinh tế dẫn đầu thế giới, tỷ lệ sử dụng tài nguyên để sản xuất công nghiệp đã tăng từ khoảng 67% năm 2009 lên gần tới 80% vào năm 2018. Trong khi đó, chỉ số Lạc quan của doanh nghiệp nhỏ cũng tăng lên gần 108 vào năm 2018, từ mức gần 80 cách đó 9 năm.

Hiểu một cách đơn giản, chính sách tiền tệ nới lỏng đã đưa nền kinh tế toàn cầu vào một chu kỳ tăng trưởng cao hơn. Vay tiêu dùng tăng, kéo theo chi tiêu nhiều hơn, dẫn đến đầu tư nhiều hơn và ra đời các doanh nghiệp mới. Những điều này góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn và làm tăng thu nhập, tạo thêm việc làm trong vài năm trở lại đây.

Cùng lúc đó, đầu tư nhiều hơn giúp mở rộng khả năng sản xuất của nền kinh tế cũng như giữ lạm phát ổn định. Việc này cho phép các ngân hàng trung ương tiếp tục chính sách tiền tệ dễ dàng. Và những yếu tố quay vòng trên đã đẩy thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ dựa trên chính sách tiền tệ dễ dàng.

Tuy nhiên, mọi thứ không còn như trước, bắt đầu thay đổi trong vài tháng gần đây. Các ngân hàng trung ương đang tăng lãi suất. Cơn sóng của chính sách tiền tệ dễ dàng đang rút dần. Trong bối cảnh phát triển không bền vững tại các nền kinh tế, điều này được dự đoán sẽ đẩy cung – cầu xuống mức thấp hơn. Cụ thế hơn, xét trên khía cạnh nhu cầu, chính sách tiền tệ dễ dàng kết thúc đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi vay nợ. Về cung của nền kinh tế, nó có thể đẩy những doanh nghiệp có lợi nhuận thấp đến bờ vực sụp đổ.

Sự kết thúc của chính sách tiền tệ nới lỏng có thể khiến nền kinh tế thế giới rơi vào một chu kỳ tăng trưởng chậm hơn. Các khoản vay tiêu dùng ít hơn sẽ kiềm chế chi tiêu, do đó có thể dẫn đến làn sóng sụp đổ của các doanh nghiệp. Tiếc rằng, đó chính xác là những gì đã diễn ra vào giai đoạn khủng hoảng 2008 - 2009.

kinh te the gioi nam 2019 du cam khong binh yen
Tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc đã tăng gần 3 lần sau 10 năm. (Nguồn: SCMP)

Hợp tác trở thành cấp thiết

Năm 2019, ngoài vấn đề chính sách tiền tệ, phong trào chống toàn cầu hóa đang lan rộng, khiến tình hình kinh tế thế giới càng thêm bi quan. Tình hình châu Âu, Mỹ đã xấu đi nhiều bởi chủ nghĩa dân túy như “Brexit” hay chính sách “Nước Mỹ trên hết”… Nhưng trong năm 2019, tăng trưởng kinh tế chậm lại ở một số nước châu Á có thể khiến các tư tưởng chống toàn cầu hóa trở nên mạnh hơn và rộng hơn.

Năm 2018, nền kinh tế thế giới đã tăng trưởng chậm hơn dự báo của hầu hết chuyên gia, trong đó các thị trường chứng khoán ghi nhận một năm tồi tệ nhất trong một thập niên qua. Một số ý kiến cho rằng, tình trạng này là do cuộc xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới đã tác động đến giao thương toàn cầu.

Theo phân tích của WEF, đây là giai đoạn mà thế giới đang phân hóa sau thời gian toàn cầu hóa. Các mô hình quản trị toàn cầu cho thấy khó khăn trong việc thúc đẩy hành động hài hòa giữa các cường quốc. Triển vọng kinh tế ảm đạm dường như làm giảm tiềm năng hợp tác quốc tế trong năm 2019. Gần 90% chuyên gia dự đoán, việc các luật lệ quy định và thỏa thuận thương mại toàn cầu “tiếp tục bị bào mòn” sẽ cản trở đà tăng trưởng trên thế giới.

Có lẽ vì lý do đó, Diễn đàn Davos 2019 năm nay đã chọn chủ đề “Toàn cầu hóa 4.0: Định hình một kiến trúc toàn cầu trong thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư”, đặt mục tiêu xác định các mô hình hòa bình mới, bền vững và toàn diện, nhằm thích nghi với một thế giới mà ở đó, hội nhập toàn cầu mạnh mẽ là tiến trình không thể tránh khỏi.

Chủ tịch WEF Borge Brende nhấn mạnh, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới đứng trước rủi ro trong năm 2019, nhu cầu thiết lập hợp tác quốc tế cấp thiết hơn bao giờ hết.

kinh te the gioi nam 2019 du cam khong binh yen Thủ tướng và chuyến đi đầu năm đến nơi khởi nguồn nhiều ý tưởng sáng tạo của thế giới

Sáng nay 26/1, (giờ Việt Nam), sau chuyến bay khoảng 10 tiếng đồng hồ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã về đến Hà Nội, kết ...

kinh te the gioi nam 2019 du cam khong binh yen Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến dự WEF Davos 2019

Tiếp tục chương trình làm việc tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos của Thụy Sĩ, ngày 25/1, Thủ tướng Chính phủ ...

kinh te the gioi nam 2019 du cam khong binh yen "Đi đầu" trong xả rác thải nhựa ra môi trường, Coca-Cola và Pepsi muốn sửa sai

Hòa chung nỗ lực hạn chế chất thải nhựa trên toàn cầu, ngày 24/1, các "đại gia" sản xuất nước giải khát Coca-Cola và Pepsi ...

Minh Anh

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 23/12: Tiếp tục tăng trên cả nước, lập đỉnh mới tại miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 23/12: Tiếp tục tăng trên cả nước, lập đỉnh mới tại miền Bắc

Nhìn chung, thị trường heo hơi hôm nay tiếp đà tăng tại cả ba miền, thậm chí lập đỉnh mới tại miền Bắc. Theo khảo sát, giá heo hơi trên ...
Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh đạt thành tích hai chữ số cho bàn thắng và kiến tạo trước Giáng sinh.
Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ, nước này muốn duy trì mối quan hệ làm ăn cùng có lợi với Nga theo chính sách trung lập về kinh tế.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho phương Tây và Slovakia.
Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về công tác thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
Giá heo hơi hôm nay 23/12: Tiếp tục tăng trên cả nước, lập đỉnh mới tại miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 23/12: Tiếp tục tăng trên cả nước, lập đỉnh mới tại miền Bắc

Nhìn chung, thị trường heo hơi hôm nay tiếp đà tăng tại cả ba miền, thậm chí lập đỉnh mới tại miền Bắc. Theo khảo sát, giá heo hơi trên cả nước đang dao động ...
Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao, vì sao?
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê được Bộ Quốc Phòng ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Phiên bản di động