Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/3): Bất chấp trừng phạt, thương mại Nga-Bỉ tăng ngoạn mục, Iran thu bộn tiền từ dầu mỏ, IMF ‘bật đèn xanh’ cho Ukraine

Hải An
Cổ phiếu ngân hàng toàn cầu “quay cuồng” sau vụ SVB của Mỹ phá sản, thương mại Nga-Bỉ tăng mạnh, IMF-Ukraine thảo luận chương trình cho vay mới, ngành dịch vụ Trung Quốc phục hồi… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới nổi bật
Vụ phá sản của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) tiếp tục gây sức ép lên cổ phiếu ngân hàng toàn cầu. (Nguồn: Getty)

Giá cổ phiếu ngân hàng toàn cầu chịu sức ép

Vụ phá sản của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) tiếp tục gây sức ép lên cổ phiếu ngân hàng toàn cầu trong phiên 14/3, khi các nhà đầu tư lo ngại về tình hình tài chính của một số ngân hàng, dù Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà hoạch định chính sách lên tiếng trấn an.

Chỉ số rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực sử dụng đồng Euro tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 7/2022. Lo ngại về nguy cơ lây lan sau khi hai ngân hàng Mỹ phá sản, bên cạnh những quan ngại về tác động từ việc tăng lãi suất đến lĩnh vực ngân hàng.

Chỉ số chứng khoán của 600 ngân hàng châu Âu giảm 0,6% trong phiên 14/3, sau khi giảm mạnh nhất trong hơn một năm trong phiên 13/3.

Giá cổ phiếu của Credit Suisse (Thụy Sỹ) giảm 1,3%, sau khi sau khi giảm tới 14,6% trong phiên 13/3 xuống mức thấp kỷ lục 2,115 Franc Thụy Sỹ/cổ phiếu.

Giá cổ phiếu của ngân hàng HSBC (Anh) giảm 1,8% trong phiên giảm thứ tư liên tiếp. HSBC đã mua chi nhánh tại Anh của SVB, cứu trợ một ngân hàng chủ chốt đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ tại nước này.

Tại châu Á, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục giảm giá, trong đó cổ phiếu của các ngân hàng Nhật Bản đặc biệt giảm mạnh khi những lo ngại về rủi ro mang tính hệ thống đã khiến các thị trường đi xuống.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản ngày 14/3 cho biết, các ngân hàng nước này có đủ đệm vốn để ứng phó với bất kỳ thiệt hại nào do những rủi ro đến từ bên ngoài như lãi suất tăng.

Ông Biden đã có những động thái nhằm trấn an các thị trường và người gửi tiền sau khi Mỹ thực hiện các biện pháp khẩn cấp để củng cố các ngân hàng thông qua việc cho phép tiếp cận nguồn vốn bổ sung, nhưng nhà đầu tư vẫn lo ngại về tác động tới các ngân hàng khác trên toàn cầu.

Việc các dự báo về lãi suất được xem xét lại cũng gây sức ép lên các thị trường, khi các nhà giao dịch cho rằng có 50% khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không tăng lãi suất tại cuộc họp trong tuần tới và sẽ hạ lãi suất vào nửa cuối năm nay.

Đầu tuần trước, Fed được cho là chắc chắn sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản và có 70% khả năng tăng 50 điểm cơ bản. (Reuters)

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/3): Moscow thành công ‘né’ trừng phạt, thương mại Nga-EU đạt kỷ lục 9 năm, tăng trưởng toàn cầu bị ‘gây nhiễu’ Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/3): Moscow thành công ‘né’ trừng phạt, thương mại Nga-EU đạt kỷ lục 9 năm, tăng trưởng toàn cầu bị ‘gây nhiễu’

Kinh tế Mỹ

* Các nhà đầu tư đồng loạt hạ thấp kỳ vọng về lãi suất toàn cầu vào ngày 13/3 và ngừng dự đoán về khả năng Fed sẽ đẩy mạnh việc tăng lãi suất vào cuộc họp tuần tới, cho rằng vụ phá sản lớn nhất của ngành ngân hàng Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách nước này phải cân nhắc lại những kế hoạch về điều chỉnh hoặc giữ nguyên lãi suất.

Trong khi các hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu tăng nhẹ, thị trường trái phiếu mở cửa ở châu Á phiên 13/3 với biến động mạnh khi nhà đầu tư điều chỉnh lại kỳ vọng lãi suất với suy nghĩ rằng nhiều khả năng Fed sẽ không tăng lãi suất vào tuần tới. (Reuters)

* Một quan chức Mỹ ngày 14/3 cho biết, Nhà Trắng đang theo dõi sát các diễn biến tại ngân hàng First Republic và các ngân hàng nhỏ khác, sau khi thực hiện các biện pháp bảo vệ người gửi tiền sau vụ phá sản của SVB tuần trước.

Khi được hỏi liệu còn có nguy cơ rút tiền ồ ạt tại các ngân hàng khu vực khác hay không, quan chức này cho biết hệ thống ngân hàng Mỹ đang ở “trạng thái tốt hơn rất nhiều” và những người gửi tiền có thể tin rằng tiền của họ sẽ được bảo vệ. Được biết, Nhà Trắng cũng đang theo dõi sát sao để xem liệu có dòng tiền dịch chuyển sang các ngân hàng lớn hơn hay không, và đang nỗ lực đảm bảo sự cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng. (Reuters)

Kinh tế Trung Quốc

* Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố cho thấy, ngành dịch vụ của nước này phục hồi nhanh chóng trong hai tháng đầu năm 2023.

Theo NBS, chỉ số đo lường sản lượng ngành dịch vụ của đất nước trong giai đoạn từ tháng 1-2/2023 đã tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, phục hồi từ mức giảm 0,8% vào tháng 12/2022. Chỉ số phụ theo dõi sản lượng của dịch vụ truyền tải thông tin, phần mềm và công nghệ thông tin tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi chỉ số về lưu trú và dịch vụ ăn uống tăng 11,6%. (THX)

* Hoạt động kinh tế của Trung Quốc đã phục hồi trong hai tháng đầu năm 2023 khi tiêu dùng và đầu tư cơ sở hạ tầng thúc đẩy đà phục hồi sau sự gián đoạn của đại dịch Covid-19. Song, nước này vẫn đối mặt những thách thức về nhu cầu toàn cầu yếu và sự suy thoái dai dẳng trong lĩnh vực bất động sản.

Theo NBS, sản lượng công nghiệp trong giai đoạn từ tháng 1-2/2023 tăng hơn 2,4% so với một năm trước đó, thấp hơn một chút so với dự báo về mức tăng 2,6% trong cuộc khảo sát trước đó của hãng Reuters và cao hơn mức tăng 1,3% trong tháng 12/2022. (Reuters)

Kinh tế châu Âu

* Hai cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's và S&P Global ngày 14/3 nhận định, tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng của Mỹ sau vụ phá sản của SVB sẽ chỉ có tác động nhỏ đến các ngân hàng châu Âu vốn được tổ chức theo cách khác.

Moody's cho rằng, cấu trúc của các ngân hàng châu Âu giúp hạn chế rủi ro từ phía bên kia Đại Tây Dương vì họ để nhiều tiền gửi hơn ở các ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó, cơ quan này cho biết chứng khoán nợ chỉ chiếm một phần nhỏ hơn trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng châu Âu so với các thể chế tài chính ở Mỹ.

Trong khi đó, S&P Global Ratings cho biết, các ngân hàng châu Âu mà cơ quan này theo dõi và đánh giá không có mô hình kinh tế hay các nguồn vay vốn giống như các ngân hàng Mỹ, nên rủi ro trực tiếp từ vụ phá sản của SVB đối với các ngân hàng này có khả năng sẽ không lớn. (AFP)

* Theo số liệu cho năm 2022 từ Cơ quan ngoại thương Bỉ, một năm sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, thương mại giữa Bỉ và Nga trong mọi trường hợp không giảm, ngay cả khi không tính đến việc giá xăng tăng vọt.

Năm ngoái, các công ty Bỉ đã xuất khẩu 3,6 tỷ Euro (3,8 tỷ USD) sang Nga, giảm nhẹ so với những năm trước. Nhưng các ngành chính, liên quan đến hóa sinh, chủ yếu là thuốc và vaccine có mức tăng 22%.

Về chiều ngược lại, sự gia tăng là ngoạn mục. Nhập khẩu từ Nga đạt 12,8 tỷ Euro, tăng kỷ lục (+64,7%). Ngay cả khi không tính dầu khí, nhập khẩu từ Nga vào Bỉ vẫn ở mức cao, mặc dù giảm 500 triệu Euro so với năm 2021, nhưng tăng so với năm 2020 và tương đương với năm 2019. (TTXVN)

* Hãng thông tấn Sputnik ngày 11/3 dẫn dữ liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ cho biết, Nga đã lần đầu tiên lọt vào top 5 đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, với thương mại giữa 2 nước trong năm tài chính 2022-2023 kết thúc vào 31/3, đạt gần 40 tỷ USD.

Trong giai đoạn 10 tháng đầu năm tài khóa, thương mại giữa Nga và Ấn Độ đạt mức kỷ lục 39,8 tỷ USD. Như vậy, tính đến nay, đây là lần đầu tiên kể từ cuối những năm 1990 Nga đứng thứ 5 trong danh sách các đối tác thương mại chính của Ấn Độ. (TTXVN)

* Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 15/3 cho biết, các chuyên viên của tổ chức này đã đạt được "tiến triển rất tốt" trong các cuộc đàm phán với Ukraine về một loạt chính sách có thể làm nền tảng cho một chương trình cho vay mới của IMF dành cho nước này và các cuộc đàm phán có thể hoàn tất trong những ngày tới.

Giới chức Ukraine cho biết họ hy vọng sẽ nhất trí với một chương trình cho vay triển khai trong nhiều năm trị giá 15 tỷ USD với IMF. Trong khi đó, 2 nguồn thạo tin cho biết một thỏa thuận có thể đạt được vào cuối tuần này.

Gói hỗ trợ trên, vẫn cần được hội đồng quản trị của IMF phê duyệt, sẽ "bật đèn xanh" với hoạt động cho vay từ các nguồn khác. Đây sẽ là khoản vay lớn nhất của IMF đối với một quốc gia đang bị xung đột. (TTXVN)

* Ngày 14/3, Đức đã khiến các thành viên EU thất vọng khi yêu cầu những thay đổi vào phút chót đối với một văn bản đã được thống nhất trước đó về việc sửa đổi các quy định ngân sách.

Đức cũng gây bức xúc cho các đối tác vào đầu tháng này khi chặn một thỏa thuận quan trọng cấm bán xe chạy nhiên liệu hóa thạch mới từ năm 2035. Thỏa thuận đã chính thức trở thành luật nhưng Đức đã rút lại sự ủng hộ.

Trong cuộc họp của các bộ trưởng tài chính tại Brussels, Đức đã tìm cách phản đối các cải cách đối với quy tắc tài khóa. (AFP)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Nhật Bản đang chuẩn bị chào đón du khách nước ngoài vào mùa hoa anh đào đầu tiên trong ba năm sau khi nước này nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới.

Những đơn vị quản lý các điểm du lịch nổi tiếng đang gấp rút chuẩn bị cho làn sóng khách du lịch. Nền tảng du lịch thương mại điện tử KKday cho biết, hoạt động đặt chỗ của khách nước ngoài trong khoảng thời gian từ ngày 18/3-30/4 đã đạt khoảng 50% mức của năm 2019 - mùa hoa anh đào cuối cùng trước khi bùng phát đại dịch Covid-19. (Kyodo)

Kinh tế thế giới nổi bật
Tính tới quý III/2022, tổng các khoản cho vay của các ngân hàng lớn của Hàn Quốc chiếm trên 90% tổng lượng tiền gửi. (Nguồn: Getty)

* Hàn Quốc sẽ tạo ra Cụm công nghiệp bán dẫn lớn nhất thế giới tại thành phố Yongin, cách thủ đô Seoul khoảng 60 km. Đây là một phần trong kế hoạch tổng thể của chính phủ nhằm thúc đẩy 6 lĩnh vực công nghiệp nghiệp chính - chip, màn hình, pin thứ cấp, sinh học, phương tiện tương lai và robot.

Cụm công nghiệp sản xuất chíp bán dẫn hệ thống công nghệ cao quy mô lớn nhất thế giới, rộng 7,1 triệu m² được quy hoạch tại thành phố Yongin, tỉnh Gyeonggi với nguồn vốn tư nhân quy mô 300.000 tỷ Won (230,65 tỷ USD). Cụm công nghiệp này sẽ bao gồm 5 nhà máy chế tạo chíp bán dẫn cho tới năm 2042, đặt mục tiêu thu hút tối đa 150 doanh nghiệp ở lĩnh vực vật liệu, linh kiện, trang thiết bị và các công ty Fabless (chuyên về thiết kế chíp bán dẫn) tại cụm công nghiệp này. (TTXVN)

* Số liệu của Cơ quan Giám sát tài chính Hàn Quốc (FSS) công bố mới đây cho thấy, tính tới quý III/2022, tổng các khoản cho vay của các ngân hàng lớn của Hàn Quốc chiếm trên 90% tổng lượng tiền gửi.

Theo FSS, khi tiền gửi tăng, các ngân hàng sẽ chuyển đổi tiền gửi thành các khoản cho vay, duy trì được lợi nhuận ổn định từ chênh lệch lãi suất. Ngoài ra, các ngân hàng của Hàn Quốc có tỷ trọng đầu tư trái phiếu, cổ phiếu không cao. Điều này cũng có nghĩa là các ngân hàng ở quốc gia Đông Bắc Á sẽ không bị ảnh hưởng lớn về tổng tài sản dù lãi suất tăng kéo giá các loại chứng khoán có giá lao dốc.

Nói cách khác, ít có khả năng các ngân hàng tại Hàn Quốc sẽ rơi vào tình cảnh sụp đổ như SVB vốn bị thiệt hại lớn do chứng khoán mất giá dẫn tới việc khách hàng ồ ạt rút tiền gửi. (TTXVN)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Tổng thư ký ASEAN Kao Him Hourn cho biết, việc thiết lập liên minh tiền tệ không phải là ưu tiên vào lúc này, trong bối cảnh ASEAN đang có nhiều chương trình nghị sự khác muốn thực hiện.

Ngày 13/3, trong bài thuyết trình trực tuyến tại một trường đại học ở ngoại ô thủ đô Jakarta của Indonesia, ông Kao cho hay, phục hồi hậu đại dịch Covid-19 hiện là ưu tiên hàng đầu của ASEAN.

Ông Kao cũng đề cập một số chương trình nghị sự ưu tiên khác như kết nối ASEAN, thúc đẩy nền kinh tế xanh, và tăng cường thương mại giữa các nước ASEAN.

Thay vì liên minh tiền tệ, Indonesia - với tư cách là Chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm 2023 - đã đề xuất phát triển kết nối thanh toán khu vực nhằm thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới. (TTXVN)

* EU ngày 15/3 đã thông báo việc nối lại đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Thái Lan, vào thời điểm châu Âu đang tìm cách đa dạng hóa các đối tác để tăng cường khả năng cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ xanh.

EU và Thái Lan lần đầu tiên tổ chức đàm phán về FTA vào năm 2013, nhưng quá trình này đã bị ngưng trệ trong năm sau đó. Đến nay, đầu tư của EU vào Thái Lan trong các lĩnh vực năng lượng sạch và tái tạo, xe điện và chip điện tử vẫn còn hạn chế mặc dù đây là những lĩnh vực chiến lược cho chính sách công nghiệp của châu Âu. EU hy vọng đàm phán với Thái Lan sẽ diễn ra trong những tháng tới.

Thương mại hàng hóa giữa EU và Thái Lan đạt hơn 42 tỷ Euro (44,3 tỷ USD) vào năm 2022. (TTXVN)

* Hãng tin Tasnim của Iran dẫn lời Bộ trưởng Dầu mỏ Javad Owji ngày 12/3 thông báo, xuất khẩu dầu mỏ của nước này đã đạt mức cao nhất trong 4 năm qua - kể từ năm 2018, khi Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran.

Theo Bộ trưởng Javad Owji, năm nay theo lịch Iran (bắt đầu từ ngày 21/3/2022), xuất khẩu dầu của nước này tăng 83 triệu thùng so với năm trước và tăng 190 triệu thùng so với mức từ tháng 3/2021-tháng 3/2022. Xuất khẩu khí đốt của Iran cũng tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. (TTXVN)

Bất động sản mới nhất: Chính phủ đề xuất sở hữu nhà chung cư có thời hạn; 'cắt lỗ' sâu nhưng hàng vẫn ế, nhà đầu tư chờ đợi gì?

Bất động sản mới nhất: Chính phủ đề xuất sở hữu nhà chung cư có thời hạn; 'cắt lỗ' sâu nhưng hàng vẫn ế, nhà đầu tư chờ đợi gì?

Thị trường 'cắt lỗ' sâu, chuyên gia nhận định về thời điểm nên xuống tiền bắt đáy, Chính phủ đề xuất sở hữu nhà chung ...

Việt Nam-Vương quốc Anh thúc đẩy hợp tác thương mại, công nghệ xanh, tận dụng Hiệp định UKVFTA

Việt Nam-Vương quốc Anh thúc đẩy hợp tác thương mại, công nghệ xanh, tận dụng Hiệp định UKVFTA

Việt Nam kêu gọi Vương quốc Anh hỗ trợ thúc đẩy chuyển giao các công nghệ xanh, tăng cường thương mại các sản phẩm thân ...

Kinh tế thế giới nổi bật (24/2-2/3): Giữa vòng vây trừng phạt, Nga nói có thể học kinh nghiệm từ Iran, Ukraine đón tin vui, Mỹ sẽ ‘hạ cánh mềm’

Kinh tế thế giới nổi bật (24/2-2/3): Giữa vòng vây trừng phạt, Nga nói có thể học kinh nghiệm từ Iran, Ukraine đón tin vui, Mỹ sẽ ‘hạ cánh mềm’

Tín hiệu tích cực với thương mại toàn cầu, Nga-Iran thắt chặt hợp tác giữa vòng vây trừng phạt, Moldova tuyên bố không còn phụ ...

Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/3): Moscow thành công ‘né’ trừng phạt, thương mại Nga-EU đạt kỷ lục 9 năm, tăng trưởng toàn cầu bị ‘gây nhiễu’

Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/3): Moscow thành công ‘né’ trừng phạt, thương mại Nga-EU đạt kỷ lục 9 năm, tăng trưởng toàn cầu bị ‘gây nhiễu’

Bất chấp trùng điệp trừng phạt, hàng hóa Nga sang EU tăng sốc, cao nhất 9 năm; Mỹ muốn tăng sản lượng dầu, xuất khẩu ...

Giá tiêu hôm nay 16/3/2023: Xuất hiện tín hiệu tích cực; giá hồ tiêu Việt xuất sang Mỹ cao gấp 2 lần sang Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 16/3/2023: Xuất hiện tín hiệu tích cực; giá hồ tiêu Việt xuất sang Mỹ cao gấp 2 lần sang Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 64.000 - 66.000 đồng/kg.

Xem nhiều

Đọc thêm

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê ...
Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Baoquocte.vn. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh đang hòa mình cùng làn sóng phát triển kinh tế xanh của đất nước.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Phiên bản di động