Kinh tế thế giới nổi bật (14-20/6): Nga vượt Mỹ, gây ngạc nhiên khi làm được điều này ở châu Âu, giới siêu giàu Trung Quốc ngày càng kín đáo

Hải An
Thị trường xa xỉ toàn cầu đổi hướng, Nga vượt Mỹ trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu, NATO đầu tư cho 4 công ty công nghệ, xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Hàn Quốc tăng… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế thế giới nổi bật (14-20/6): Nga vượt Mỹ, gây ngạc nhiên khi làm được điều này ở châu Âu, giới siêu giàu Trung Quốc ngày càng kín đáo
Tháng 5/2024, Nga vượt qua Mỹ về nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu lần đầu tiên sau gần 2 năm. (Nguồn: bne IntelliNews)

Kinh tế thế giới

Thị trường xa xỉ toàn cầu đổi hướng

Theo báo cáo của công ty tư vấn Bain, những người giàu nhất Trung Quốc đang tránh phô trương sự giàu có của mình để theo đuổi một phong cách kín đáo hơn. Bain dự đoán thị trường xa xỉ toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ đỉnh điểm của đại dịch Covid-19.

Năm nay, doanh số toàn cầu của hàng hóa cá nhân cao cấp, bao gồm quần áo, phụ kiện và sản phẩm làm đẹp, sẽ tăng từ 0-4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng doanh số bán hàng yếu nhất kể từ năm 2020 khi doanh số bán hàng sụt giảm trong đại dịch.

Dự báo trên được đưa ra giữa bối cảnh những vấn đề về kinh tế đè nặng lên tầng lớp trung lưu và khiến những người vẫn có đủ khả năng chi trả cho hàng xa xỉ thận trọng trước sự phô trương.

Bà Federica Levato, đối tác của Bain, nhận định thị trường xa xỉ phẩm chắc chắn đang trong thời điểm đình trệ. Sau hai năm rưỡi tăng trưởng, thị trường hàng hóa xa xỉ cá nhân đang dần suy yếu. Trong môi trường thất nghiệp và khó khăn kinh tế, những người Trung Quốc giàu có hơn đã chuyển chi tiêu của họ ra ngoài đại lục.

Tập đoàn Beiersdorf của Đức chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá nhân dự báo thị trường chăm sóc da cao cấp của Trung Quốc đang "suy giảm mạnh" trong năm nay, dù các loại kem La Prairie có giá vài trăm USD một lọ của tập đoàn này giành được thị phần.

Tin liên quan
Khí đốt Nga khiến EU ‘mất ăn mất ngủ’, Ukraine đối mặt rủi ro nếu chặn dòng trung chuyển, hàng dài doanh nghiệp sẵn lòng ‘ôm hàng nóng’ Khí đốt Nga khiến EU ‘mất ăn mất ngủ’, Ukraine đối mặt rủi ro nếu chặn dòng trung chuyển, hàng dài doanh nghiệp sẵn lòng ‘ôm hàng nóng’

Báo cáo của Bain sẽ củng cố mối lo ngại của các nhà đầu tư rằng nhu cầu hàng xa xỉ của Trung Quốc sẽ khó phục hồi.

Theo bà Levato, thay vì đổ xô đến các trung tâm thương mại, người giàu đang có xu hướng mua sắm kín đáo hơn. Tuy nhiên, bà Levato dự đoán xu hướng này có thể không kéo dài.

Dấu hiệu phục hồi đã xuất hiện ở Mỹ, khi nhiều khách hàng giàu có dẫn dắt đà tăng trưởng, trong khi những người mua sắm trẻ hơn, kém giàu có hơn tiếp tục trì hoãn việc mua hàng.

Tại châu Âu và Nhật Bản, sự trở lại của du khách nước ngoài đã thúc đẩy doanh số bán hàng xa xỉ.

Mỹ

* Dữ liệu hôm 18/6 cho thấy, doanh số bán lẻ của Mỹ hầu như không tăng trong tháng 5/2024 và doanh số bán lẻ của tháng trước đó đã được điều chỉnh thấp hơn đáng kể, cho thấy hoạt động kinh tế Mỹ vẫn mờ nhạt trong quý II/2024.

Công cụ CME FedWatch cho thấy, thông tin trên đã làm tăng nhẹ khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới từ mức 61% lên 67%.

* Ông John Murphy, nhà phân tích của công ty Bank of America Securities, nhận định, các nhà sản xuất ô tô lâu đời của Mỹ như Ford Motor và General Motors nên rời khỏi thị trường Trung Quốc để bảo toàn vốn, trong giai đoạn diễn ra quá trình chuyển đổi sang xe điện có chi phí đắt đỏ.

Các nhà phân tích khác lưu ý rằng, rất khó để vượt qua sức mạnh của các công ty Trung Quốc ngay trên sân nhà. Theo ông Murphy, lòng trung thành của người mua đối với các thương hiệu nội địa rất mạnh mẽ và thậm chí có thể còn mạnh hơn sau khi Mỹ áp dụng mức thuế hơn 100% đối với xe điện Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.

Trung Quốc

* Ngày 19/6, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) Pan Gongsheng cho biết, nước này sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ phù hợp cũng như tăng cường các điều chỉnh chu kỳ và liên thời gian.

Động thái trên sẽ giúp Trung Quốc thúc đẩy phục hồi kinh tế và tạo ra môi trường tài chính và tiền tệ thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội.

* Ngày 19/6, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc ban hành hướng dẫn mới cho ngành công nghiệp sản xuất pin lithium-ion nhằm chuyển đổi, nâng cấp và thúc đẩy phát triển chất lượng cao, trong bối cảnh ngành này đang mở rộng nhanh chóng.

Các hướng dẫn sẽ giúp doanh nghiệp thu hẹp quy mô các dự án sản xuất mà chỉ mở rộng năng lực sản xuất, đồng thời tăng cường đổi mới công nghệ và chất lượng sản phẩm cũng như cắt giảm chi phí đầu ra. Các dự án được xây dựng trên đất nông nghiệp và vùng sinh thái sẽ phải đóng cửa hoặc bị kiểm soát chặt chẽ và dần dần bị xóa bỏ.

Châu Âu

* Ngày 18/6, Quỹ Đổi mới của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NIF) xác nhận đã tiến hành phân bổ đợt đầu tiên từ nguồn kinh phí 1 tỷ Euro (1,1 tỷ USD) của quỹ cho 4 công ty công nghệ châu Âu trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), robot và công nghệ vũ trụ. Động thái này nhằm giúp giải quyết các thách thức về quốc phòng, an ninh và khả năng phục hồi của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Các công ty được nhận kinh phí gồm 3 công ty tại Anh: nhà sản xuất chip máy tính Fractile AI, nhà sản xuất vật liệu nhẹ cho phương tiện giao thông iCOMAT, công ty chuyên khai thác các điều kiện không gian để chế tạo chất bán dẫn trên quỹ đạo Space Forge và 1 công ty Đức chuyên thiết kế robot không người lái ARX Robotics.

* Bộ Tài chính Nga cho biết, trong tháng 5/2024, ngân sách Liên bang ghi nhận thặng dư lần đầu tiên trong một năm qua, khi thu đạt 2.600 tỷ Ruble (29 tỷ USD) và chi 2.100 tỷ Ruble.

Trong 5 tháng đầu năm nay, thu ngân sách Liên bang đã tăng gần gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái, đưa thâm hụt ngân sách giảm xuống 983 tỷ Ruble, sau khi thâm hụt 1.500 tỷ Ruble trong 4 tháng đầu năm.

Theo Bộ Tài chính, trong 5 tháng đầu năm, thu ngân sách tăng 45,5% so với cùng kỳ năm trước và đạt 14.290 tỷ ruble.

Trong tháng 5, nguồn thu phi dầu khí đạt 1.812 tỷ Ruble, gấp gần 2,3 lần so với nguồn thu từ dầu khí 797 tỷ ruble.

* Tờ FT của Anh dẫn nguồn công ty tư vấn ICIS cho biết, trong tháng 5/2024, Nga đã vượt qua Mỹ về nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu lần đầu tiên sau gần 2 năm. Người đứng đầu bộ phận phân tích thị trường khí đốt của ICIS, Tom Marzek-Manser, cho rằng thật đáng ngạc nhiên khi các chỉ số xuất khẩu khí đốt của Nga đang tăng lên trong điều kiện hiện nay.

Số liệu cho thấy trong tháng 5/2024 xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu chiếm tới 15% tổng nguồn cung của Liên minh châu Âu (EU), Anh, Thụy Sỹ, Serbia, Bắc Macedonia, và Bosnia & Herzegovina. Trong khi đó, Mỹ chiếm 14% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu.

* Căng thẳng gia tăng tại các cảng biển Đức khi nhân viên đồng loạt tham gia một cuộc đình công chung vào ngày 17/6 nhằm gây sức ép lên những nhà tuyển dụng trong các cuộc đàm phán lương đang diễn ra.

Người phát ngôn của công ty Port of Hamburg Marketing cho biết, hoạt động tại nhiều công ty ở cảng Hamburg bị đình trệ và gián đoạn, tất cả các bến container đều bị ảnh hưởng, dù dịch vụ khẩn cấp tại chỗ vẫn được đảm bảo.

Ngoài ra, nhân viên của các cảng Bremen, Bremerhaven, Brake và Emden cũng tham gia đình công.

* Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết, ngân hàng này không có kế hoạch thảo luận về việc mua khẩn cấp trái phiếu chính phủ Pháp.

Thị trường tài chính Pháp đã phải chịu đựng một đợt bán tháo mạnh mẽ vào cuối tuần trước, khi các nhà đầu tư điều chỉnh chiến lược kinh doanh trước khi diễn ra cuộc bầu cử ở Pháp dẫn đến một số nhà phân tích suy đoán về sự can thiệp của ECB. Tuy nhiên, 5 nhà hoạch định chính sách không công bố danh tính của ECB cho biết ngân hàng này không thảo luận về việc kích hoạt chương trình mua khẩn cấp trái phiếu chính phủ Pháp, cũng không có kế hoạch thực hiện việc đó vào thời điểm hiện tại.

Nhật Bản và Hàn Quốc

* Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc ngày 18/6 công bố báo cáo của Viện Phát triển quản lý quốc tế (IMD) có trụ sở tại Thụy Sỹ cho thấy, xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của nước này đã tăng 8 bậc vào năm 2024, đạt mức cao nhất từ trước đến nay về cải thiện hiệu quả doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Theo đó, Hàn Quốc đứng thứ 20 về năng lực cạnh tranh toàn cầu trong số 67 quốc gia được khảo sát vào năm 2024, tăng đáng kể so với vị trí thứ 28 của năm trước. Năm nay, Đan Mạch đứng đầu danh sách xếp hạng, tiếp theo là Thụy Sỹ, Ireland và Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc).

* Theo số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản, xuất khẩu của nước này trong tháng 5/2024 tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng tăng thứ 6. Mức tăng này vượt dự báo tăng 12,7% của các nhà kinh tế và là mạnh nhất kể từ tháng 11/2022. Trong khi đó, nhập khẩu tăng 9,5%, đúng như dự kiến.

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong tháng 5/2024 ở mức 1.220 tỷ Yen (7,7 tỷ USD), tăng so với mức 466 tỷ Yen trong tháng 4/2024.

Xuất khẩu mạnh hơn dự kiến là nhờ đồng yen yếu. Đồng tiền của Nhật Bản giao dịch ở mức trung bình 155,48 Yen/USD trong tháng 5/2024, giảm 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

* Chính phủ Hàn Quốc hôm 20/6 cho biết đã tiến hành điều tra một số xe nhập khẩu do các hãng sản xuất ô tô Nhật Bản là Toyota và Yamaha sản xuất liên quan đến các bài kiểm tra chứng nhận không phù hợp tại Nhật Bản.

Cơ quan chức năng Hàn Quốc đã xem xét liệu 38 mẫu xe của các hãng sản xuất ô tô Nhật Bản hiện đang bị điều tra vì gian lận bài kiểm tra chứng nhận tại Tokyo có được bán ở Hàn Quốc hay không.

ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Ngày 18/6, Cục Xúc tiến Du lịch Myanmar đã phát động chiến dịch "Một du khách, một cây xanh".

Theo đó, mỗi một du khách đến với quốc gia này đều được phép trồng một cây kỷ niệm nhằm khuyến khích du lịch bền vững và có trách nhiệm, đồng thời góp phần bảo tồn môi trường tự nhiên và giảm phát thải khí nhà kính liên quan đến du lịch.

Chiến dịch diễn ra từ tháng 6 đến tháng 11 hằng năm tại các điểm du lịch trọng điểm như Yangon, Nay Pyi Taw, địa điểm khảo cổ Bagan, Mandalay, Hồ Inle, Bãi biển Ngwe Saung và Bãi biển Chaungtha.

* Nền kinh tế Malaysia dự kiến sẽ tăng trưởng từ 4 – 5% trong năm 2024 nhờ sự phục hồi của hoạt động xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Bộ trưởng Tài chính thứ II của Malaysia, ông Datuk Seri Amir Hamzah Azizan, nhận định mức tăng trưởng 4,2% trong quý I/2024 cho thấy các chính sách quản lý kinh tế của chính phủ đang phát huy hiệu quả.

Một trong những nguyên nhân của sự thành công này là nhờ chu kỳ phát triển công nghệ toàn cầu và sự phục hồi của hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, nhu cầu nội địa được củng cố do thu nhập người dân được đảm bảo và tỷ lệ thất nghiệp giảm.

* Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Agus Gumiwang Kartasasmita ngày 14/6 cho biết nước này đã làm việc với bốn công ty xe điện (EV) của Trung Quốc là Neta, Wuling, Chery và Sokon để xây dựng Indonesia trở thành trung tâm sản xuất xe điện nhằm xuất khẩu 54 quốc gia trên thế giới sử dụng tay lái bên phải.

Chính phủ Indonesia có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ công nghệ sản xuất xe điện nhằm đạt được mục tiêu sản xuất 600 nghìn phương tiện xanh vào năm 2030.

Khí đốt Nga khiến EU ‘mất ăn mất ngủ’, Ukraine đối mặt rủi ro nếu chặn dòng trung chuyển, hàng dài doanh nghiệp sẵn lòng ‘ôm hàng nóng’

Khí đốt Nga khiến EU ‘mất ăn mất ngủ’, Ukraine đối mặt rủi ro nếu chặn dòng trung chuyển, hàng dài doanh nghiệp sẵn lòng ‘ôm hàng nóng’

Việc dừng hoàn toàn dòng khí đốt Nga từ Ukraine sang châu Âu đặt ra hai mối đe dọa đối với Kiev: mất doanh thu ...

Kinh tế thế giới nổi bật (31/5-6/6): Ngân hàng Nga lãi khủng, tăng trưởng Mỹ đang ‘nguội’, Trung Quốc hút FDI, Đức quyết ‘dứt tình’ nhiệt điện than

Kinh tế thế giới nổi bật (31/5-6/6): Ngân hàng Nga lãi khủng, tăng trưởng Mỹ đang ‘nguội’, Trung Quốc hút FDI, Đức quyết ‘dứt tình’ nhiệt điện than

Kim cương đang giảm sức hấp dẫn, lợi nhuận của các ngân hàng Nga tăng vọt, nhà đầu tư nước ngoài lạc quan về thị ...

Kinh tế thế giới nổi bật (7-13/6): Nga sẽ giảm nguồn cung ngũ cốc, Mỹ điều tra pin năng lượng Mặt trời nhập khẩu, Trung Quốc nhận tin vui

Kinh tế thế giới nổi bật (7-13/6): Nga sẽ giảm nguồn cung ngũ cốc, Mỹ điều tra pin năng lượng Mặt trời nhập khẩu, Trung Quốc nhận tin vui

Nga có kế hoạch giảm nguồn cung ngũ cốc ra thị trường toàn cầu, Đức kêu gọi tái thiết Ukraine, Mỹ sẽ điều tra việc ...

Giá tiêu hôm nay 20/6/2024, lý do giá tiêu trong nước giảm ‘chóng vánh’ khi đạt đỉnh, nhiều nông dân tiếc nuối

Giá tiêu hôm nay 20/6/2024, lý do giá tiêu trong nước giảm ‘chóng vánh’ khi đạt đỉnh, nhiều nông dân tiếc nuối

Giá tiêu hôm nay 20/6/2024 tại thị trường trong nước tăng, giảm trái chiều ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 157.000 ...

Goldman Sachs: Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc chỉ có thể phục hồi hình chữ L

Goldman Sachs: Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc chỉ có thể phục hồi hình chữ L

Việc lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc rơi vào khủng hoảng từ năm 2021 được coi là lực cản lớn nhất đối với ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 28/9: Tăng giảm trái chiều; dự báo mới nhất về giá heo hơi từ nay đến Tết Nguyên đán 2025

Giá heo hơi hôm nay 28/9: Tăng giảm trái chiều; dự báo mới nhất về giá heo hơi từ nay đến Tết Nguyên đán 2025

Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng giảm trái chiều tại các địa phương, một số tỉnh miền Bắc ghi nhận giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg sau nhiều ngày ...
Chiêu đãi kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Chiêu đãi kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Dưới sự quan tâm chỉ đạo, định hướng chiến lược của Lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc không ngừng được đẩy mạnh...
Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với OECD trong các vấn đề phát triển

Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với OECD trong các vấn đề phát triển

Đặng Hoàng Giang tiếp Quyền Đại diện đặc biệt của OECD tại Liên hợp quốc, mong muốn tăng cường hợp tác với OECD trong các vấn đề phát triển.
Việt Nam và Wallonie-Bruxelles đề cao tình đoàn kết và tinh thần hợp tác

Việt Nam và Wallonie-Bruxelles đề cao tình đoàn kết và tinh thần hợp tác

Ngày 27/9, Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tổ chức lễ kỷ niệm những ngày Lễ hội vùng Wallonie và ngày thành lập cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp.
Xem ngay cách bật tùy chọn nhà phát triển Xiaomi và tắt cực đơn giản

Xem ngay cách bật tùy chọn nhà phát triển Xiaomi và tắt cực đơn giản

Hướng dẫn bật tùy chọn trên điện thoại Xiaomi để truy cập tính năng ẩn và tùy chỉnh sâu hơn. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể ...
Chở yêu thương về vùng cao An Lạc

Chở yêu thương về vùng cao An Lạc

Những chuyến xe chở yêu thương của Báo Thế giới và Việt Nam lăn bánh tới trường Tiểu học An Lạc, tỉnh Bắc Giang.
Giá heo hơi hôm nay 28/9: Tăng giảm trái chiều; dự báo mới nhất về giá heo hơi từ nay đến Tết Nguyên đán 2025

Giá heo hơi hôm nay 28/9: Tăng giảm trái chiều; dự báo mới nhất về giá heo hơi từ nay đến Tết Nguyên đán 2025

Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng giảm trái chiều tại các địa phương, một số tỉnh miền Bắc ghi nhận giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg sau nhiều ngày tăng mạnh.
Giá cà phê hôm nay 28/9/2024: Giá cà phê đồng loạt 'quay đầu', sản lượng toàn cầu thiếu hụt 4 năm liên tiếp, xu hướng tăng sẽ nhanh chóng trở lại?

Giá cà phê hôm nay 28/9/2024: Giá cà phê đồng loạt 'quay đầu', sản lượng toàn cầu thiếu hụt 4 năm liên tiếp, xu hướng tăng sẽ nhanh chóng trở lại?

Giá cà phê hôm nay 28/9/2024: Giá cà phê đồng loạt 'quay đầu', sản lượng toàn cầu thiếu hụt 4 năm liên tiếp, xu hướng tăng sẽ nhanh chóng trở lại?
Giá vàng hôm nay 28/9/2024: Giá vàng tăng kỷ lục, có điểm bất thường, 'mây đen' đang hình thành, nhà đầu tư nên làm gì?

Giá vàng hôm nay 28/9/2024: Giá vàng tăng kỷ lục, có điểm bất thường, 'mây đen' đang hình thành, nhà đầu tư nên làm gì?

Giá vàng hôm nay 28/9/2024: Giá vàng thế giới đã tăng kỷ lục, trong nước cũng cán những mốc chưa từng có, nhưng mây đen đã xuất hiện, nhà đầu tư nên làm gì?
Giá tiêu hôm nay 28/9/2024: Thị trường ảm đạm, 78% hồ tiêu nhập khẩu vào Mỹ tới từ Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 28/9/2024: Thị trường ảm đạm, 78% hồ tiêu nhập khẩu vào Mỹ tới từ Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 28/9/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 149.000 đồng/kg.
Phát triển công trình xanh là xu hướng tất yếu

Phát triển công trình xanh là xu hướng tất yếu

Ngày 26/9, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP. Hà Nội đồng chủ trì tổ chức 'Diễn đàn thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm và giải pháp'.
Giá cà phê hôm nay 27/9/2024: Giá cà phê tăng mạnh mẽ phá vỡ mọi kỷ lục, thị trường thâm hụt năm thứ 4 liên tiếp, giá còn được hỗ trợ?

Giá cà phê hôm nay 27/9/2024: Giá cà phê tăng mạnh mẽ phá vỡ mọi kỷ lục, thị trường thâm hụt năm thứ 4 liên tiếp, giá còn được hỗ trợ?

Giá cà phê hôm nay 27/9/2024: Giá cà phê tăng mạnh mẽ phá vỡ mọi kỷ lục, thị trường thâm hụt năm thứ 4 liên tiếp, giá còn được hỗ trợ?
Bất động sản mới nhất: Đất đấu giá cao bất thường do tâm lý Fomo, giá căn hộ chung cư không giảm dù nguồn cung tăng

Bất động sản mới nhất: Đất đấu giá cao bất thường do tâm lý Fomo, giá căn hộ chung cư không giảm dù nguồn cung tăng

Đất đấu giá cao bất thường là do tâm lý Fomo, người dân bị thu hồi đất nông nghiệp được bồi thường đất ở... là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Trường hợp buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới từ ngày 1/1/2025

Trường hợp buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới từ ngày 1/1/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về trường hợp buộc phải đổi sang mẫu sổ đỏ mới từ ngày 1/1/2025.
Bất động sản mới nhất: Dự kiến vị trí 3 thành phố mới ở Hà Nội, TPHCM áp dụng tạm bảng giá đất hiện hành để tính thuế

Bất động sản mới nhất: Dự kiến vị trí 3 thành phố mới ở Hà Nội, TPHCM áp dụng tạm bảng giá đất hiện hành để tính thuế

Lộ diện vị trí 3 thành phố mới ở Hà Nội, quy định về việc lập và thực hiện dự án tái định cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng đề nghị khẩn trương kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư cũ cần cải tạo

Bộ Xây dựng đề nghị khẩn trương kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư cũ cần cải tạo

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư cũ trên địa bàn...
Thông tin mới nhất về bảng giá đất TP. Hồ Chí Minh 2024

Thông tin mới nhất về bảng giá đất TP. Hồ Chí Minh 2024

TP. Hồ Chí Minh tiếp tục áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế, nghĩa vụ tài chính trên địa bàn từ ngày 1/8/2024.
Bất động sản mới nhất: Thị trường xuất hiện dấu hiệu đảo chiều, giá đất tăng sau điều chỉnh, thời hạn chi trả tiền bồi thường tái định cư

Bất động sản mới nhất: Thị trường xuất hiện dấu hiệu đảo chiều, giá đất tăng sau điều chỉnh, thời hạn chi trả tiền bồi thường tái định cư

Thị trường địa ốc ghi nhận tín hiệu tích cực, quy định về thời hạn chi trả tiền bồi thường tái định cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/9: USD đi xuống, Franc tăng vì lý do này

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/9: USD đi xuống, Franc tăng vì lý do này

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/9 ghi nhận đồng USD suy yếu, trong khi đồng Franc Thụy Sỹ tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/9: USD trở lại đường đua, 'rượt đuổi' EUR

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/9: USD trở lại đường đua, 'rượt đuổi' EUR

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/9 ghi nhận đồng USD đã bật lên từ mức thấp nhất trong 14 tháng so với đồng EUR.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/9:  USD trong nước tăng, thế giới quay đầu giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/9: USD trong nước tăng, thế giới quay đầu giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/9 ghi nhận đồng USD giảm khi niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đi xuống.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/9: EUR 'rớt thảm', USD tăng dần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/9: EUR 'rớt thảm', USD tăng dần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/9 ghi nhận đồng USD tăng nhẹ vào phiên giao dịch vừa qua, trong khi đồng EUR giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/9: USD 'chịu đòn', Yen Nhật cũng không yên ổn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/9: USD 'chịu đòn', Yen Nhật cũng không yên ổn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/9 ghi nhận đồng USD giảm giữa lúc thị trường đang vật lộn với đợt cắt giảm lãi suất từ Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/9: Đồng USD trượt dốc, thị trường vật lộn với đợt cắt giảm của Fed

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/9: Đồng USD trượt dốc, thị trường vật lộn với đợt cắt giảm của Fed

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/9, đồng USD trượt dốc khi thị trường đang vật lộn với đợt cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản từ Fed.
Phiên bản di động