Kinh tế thế giới nổi bật (17-23/11): Vượt trừng phạt, GDP Nga vẫn tăng đều; Trung Quốc hút mạnh FDI, EU đối phó với giá năng lượng cao

Hải An
Cảnh báo nợ cao kỷ lục trên toàn cầu, Nga khẳng định thoát nguy cơ đổ vỡ, Mỹ thận trọng chính sách tiền tệ, vốn FDI vào Trung Quốc tăng hơn 30%, xuất khẩu mì ăn liền Hàn Quốc đạt kỷ lục… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế thế giới nổi bật (17-23/11):
GDP trong quý III/2023 đạt 5,5%, là quý thứ hai liên tiếp kinh tế Nga ghi nhận tăng trưởng sau khi bị suy giảm trước đó. (Nguồn: Getty)

Kinh tế thế giới

Nợ cao kỷ lục trên toàn cầu

Báo cáo mới nhất từ Viện Tài chính quốc tế (IIF) cho hay, nợ toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 307.400 tỷ USD trong quý III/2023, trong khi tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở các thị trường mới nổi đạt mức cao nhất từ trước tới nay.

Trong báo cáo công bố ngày 16/11, IIF ước tính, nợ toàn cầu sẽ đạt 310.000 tỷ USD vào cuối năm nay, tương đương mức tăng hơn 25% trong vòng 5 năm qua.

2/3 số nợ tăng trong quý vừa qua đến từ các thị trường phát triển, dẫn đầu là Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Anh. Các thị trường mới nổi gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Mexico cũng ghi nhận mức tăng mạnh.

Trong khi tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu ít thay đổi ở mức 333%, thì con số này đã lên tới 255% tại các thị trường mới nổi - cao hơn 32 điểm phần trăm so với cùng kỳ 5 năm trước. Dẫn đầu thúc đẩy mức tăng trên là Nga, Trung Quốc, Saudi Arabia và Malaysia. Ở chiều ngược lại, Chile, Colombia và Ghana ghi nhận tỷ lệ giảm lớn nhất.

IIF cảnh báo rằng, sự chuyển hướng sang chủ nghĩa dân túy chính trị có thể đẩy mức nợ trên lên cao hơn nữa trong năm tới.

Tin liên quan
Bất chấp trừng phạt từ Mỹ, Nga sẽ chiến đấu để bảo vệ nguồn khí đốt - ‘vũ khí chủ chốt’ trong cuộc đua năng lượng toàn cầu Bất chấp trừng phạt từ Mỹ, Nga sẽ chiến đấu để bảo vệ nguồn khí đốt - ‘vũ khí chủ chốt’ trong cuộc đua năng lượng toàn cầu

Kinh tế Mỹ

* Theo biên bản cuộc họp chính sách hai ngày (31/10-1/11) được công bố hôm 21/11, các quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã nhất trí sẽ hành động cẩn trọng và chỉ tăng lãi suất nếu tiến triển trong quá trình kiểm soát lạm phát chững lại.

Biên bản này cho thấy tất cả những người tham dự đều đồng ý rằng Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) thuộc Fed có thể tiến hành một cách cẩn trọng và dường như sự ủng hộ cho tăng lãi suất không còn.

Nội dung của cuộc thảo luận chuyển sang tập trung vào việc giữ lãi suất ở phạm vi 5,25%-5,50% hiện tại trong bao lâu.

* Ngày 17/11, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, nước này và Trung Quốc có kế hoạch đàm phán thêm về các vấn đề thương mại vào năm tới.

Hai bên cũng sẽ tổ chức các cuộc thảo luận kỹ thuật về việc tăng cường bảo vệ bí mật thương mại trong quá trình tố tụng vào tháng 1/2024. Ngoài ra, bộ trên cũng có kế hoạch hợp tác với Trung Quốc để thúc đẩy mối quan hệ thông qua việc khôi phục hội nghị lãnh đạo ngành du lịch dự kiến diễn ra vào tháng 5/2024 tại Tây An (Trung Quốc).

Kinh tế Trung Quốc

* Số liệu vừa công bố của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy, trong giai đoạn từ tháng 1-10/2023, nước này ghi nhận thêm 41.947 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập mới, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, số vốn đầu tư nước ngoài được giải ngân chỉ đạt 987,01 tỷ NDT (khoảng 137,5 tỷ USD), giảm 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xét theo lĩnh vực, ngành chế tạo thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 283,44 tỷ NDT, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Xét về quốc gia, Canada, Anh, Pháp, Thụy Sỹ và Hà Lan là những nước có vốn đầu tư vào Trung Quốc nhiều nhất, lần lượt tăng 110,3%, 94,6%, 90,0%, 66,1% và 33,0% trong giai đoạn báo cáo.

* Ngày 20/11, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết, PBoC và Ngân hàng trung ương Saudi Arabia đã ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương.

PBoC xác nhận, tổng giá trị thỏa thuận hoán đổi tiền tệ là 50 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 6,98 tỷ USD). Thỏa thuận có hiệu lực trong 3 năm và có thể được gia hạn nếu cả hai bên nhất trí.

Theo tuyên bố, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ sẽ giúp tăng cường hợp tác tài chính giữa hai nước, mở rộng hoạt động sử dụng tiền tệ của nhau, thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương.

Kinh tế châu Âu

* Số liệu của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 17/11 cho biết, tỷ lệ lạm phát hằng năm đã giảm từ mức 4,3% trong tháng 9/2023 xuống còn 2,9% trong tháng 10/2023, mức thấp nhất kể từ năm 2021.

Lạm phát cơ bản, không kể giá năng lượng và lương thực, cũng giảm. Lãi suất hàng năm giảm từ mức 4,5% trong tháng 9 xuống 4,2% trong tháng 10 vừa qua.

* Ủy ban châu Âu (EC) ngày 20/11 thông báo gia hạn thêm 6 tháng đối với kế hoạch cho phép các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ các công ty bị tác động bởi giá năng lượng tăng vọt, sau khi xung đột tại Ukraine xảy ra.

Biện pháp tạm thời trên sẽ được kéo dài đến tháng 6/2024, theo đó cho phép 27 quốc gia thành viên EU cung cấp nhiều hình thức hỗ trợ tài chính để bù đắp cho các công ty bị tác động bởi chi phí cho điện và khí đốt tăng cao.

* Chính phủ Đức ngày 22/11 thông báo lùi lại cuộc bỏ phiếu cuối cùng về ngân sách của năm tới sau khi Tòa án Hiến pháp Liên bang ra phán quyết rằng, việc chuyển đổi mục đích khoản tín dụng 60 tỷ Euro (khoảng 65 tỷ USD) phân bổ cho đại dịch Covid-19 sang các sáng kiến xanh trong Quỹ Khí hậu và chuyển đổi (KTF) là vi hiến.

Phán quyết trên gây rối loạn cho kế hoạch công bố ngân sách năm 2024 của chính phủ liên minh do Thủ tướng Olaf Scholz đứng đầu, thậm chí cũng có thể tiếp tục tác động đến kế hoạch tài chính cho đến năm 2027.

* Phát biểu trước báo giới ngày 18/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga đã ngăn chặn được nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế sau khi phải hứng chịu hàng loạt biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây kể từ năm 2022.

Ông Peskov cho hay, nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế là có thực. Nga thực sự phải huy động mọi nguồn lực trong nước để ngăn chặn nguy cơ này.

Bên cạnh đó, người phát ngôn trên cũng nhấn mạnh, nền kinh tế nước này đang phải chịu sức ép từ các lệnh trừng phạt chưa từng có và Nga không chỉ phải xoay sở để đảm bảo ổn định tình hình mà còn tạo “xu hướng tăng trưởng” cho nền kinh tế.

Theo số liệu do Cơ quan Thống kê Liên bang Nga công bố hôm 15/11, tăng trưởng GDP của nước này trong quý III/2023 đạt 5,5%. Đây là quý thứ hai liên tiếp kinh tế Nga ghi nhận tăng trưởng sau khi bị suy giảm trước đó.

* Ngày 17/11, Bộ Năng lượng Nga thông báo sẽ gỡ bỏ lệnh cấm tạm thời đối với xuất khẩu xăng dầu được áp đặt hồi tháng 9/2023, trong bối cảnh lạm phát gia tăng.

Nga đã tạm thời hạn chế xuất khẩu xăng và nhiên liệu diesel để tránh tình trạng thiếu hụt trên thị trường nội địa. Bộ trên cho hay, thị trường xăng dầu trong nước cơ bản đã được đảm bảo.

Kinh tế thế giới nổi bật (17-23/11): Vượt trừng phạt, GDP Nga vẫn tăng đều; Trung Quốc hút mạnh FDI, EU đối phó với giá năng lượng cao
Người tiêu dùng mua hàng hóa trong siêu thị ở Berlin, Đức, ngày 8/11/2023. (Nguồn: THX)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Báo NHK của Nhật Bản ngày 18/11 dẫn số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, giá trị nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản trong tháng 10/2023 đã giảm 99% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ ở mức 2,4 triệu NDT (khoảng 334.000 USD).

Kết quả là kim ngạch nhập khẩu hải sản của Trung Quốc từ Nhật Bản đã lao dốc mạnh trong những tháng gần đây, lần lượt giảm 67% trong tháng 8 và hơn 90% trong tháng 9, so với cùng kỳ năm ngoái.

* Bộ Tài chính Hàn Quốc vừa cho biết sẽ giảm thuế đối với 76 sản phẩm công nghiệp và thực phẩm vào năm 2024 nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngành và kiềm chế lạm phát.

Việc giảm thuế theo kế hoạch thông qua hạn ngạch thuế suất là một phần của hệ thống thuế quan linh hoạt của nước này, trong đó chính phủ tạm thời điều chỉnh thuế suất cơ bản đối với hàng hóa nhập khẩu để ổn định giá cả và bảo vệ các nhà sản xuất địa phương, cùng với các mục tiêu khác.

Trong tổng số các sản phẩm được giảm thuế có 19 sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp mới và 18 mặt hàng liên quan đến lĩnh vực ô tô, thép và hóa chất. Ngoài ra, còn có những sản phẩm trong ngành nông nghiệp, các ngành công nghiệp và thực phẩm “dễ bị tổn thương” khác bao gồm thức ăn chăn nuôi ngũ cốc, urê, thịt gà, đường và cà phê.

* Cục Hải quan Hàn Quốc cho biết, xuất khẩu mì ăn liền của nước này trong giai đoạn từ tháng 1-10/2023 đạt tổng trị giá 785,2 triệu USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chính thức vượt cột mốc 1.000 tỷ Won (khoảng 776 triệu USD). Năm 2023 cũng là năm đánh dấu kỷ niệm 60 năm gói mì ăn liền đầu tiên của Hàn Quốc được sản xuất năm 1963.

Nếu tỷ giá hối đoái Won/USD là 1.300 Won được áp dụng cho xuất khẩu mì ăn liền trong giai đoạn từ tháng 1-10/2023, con số này sẽ lên tới 1.020,8 tỷ Won, đánh dấu lần đầu tiên xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc vượt quá 1.000 tỷ Won. Ước chung cả năm nay, giá trị xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc sẽ lên tới 1.200 tỷ Won đến 1.300 tỷ Won.

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Ngày 17/11, Ngân hàng trung ương Indonesia và Singapore đã ra mắt dịch vụ thanh toán xuyên biên giới bằng mã phản hồi nhanh (QR), như một phần trong nỗ lực của khu vực nhằm tăng cường kết nối.

Sáng kiến này là bước tiếp theo cam kết của các nước thành viên ASEAN về hợp tác kết nối thanh toán khu vực (RPC) và triển khai Kế hoạch tổng thể hệ thống thanh toán Indonesia 2025 nhằm hiện thực hóa một phương thức thanh toán thuận tiện và hiệu quả hơn cho cộng đồng.

* Ngày 17/11, Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào đã tổ chức họp báo, thông tin về thời gian tổ chức Tuần lễ Kỹ thuật số Lào 2024. Đây được xem là một sự kiện quan trọng trong công cuộc chuyển đổi hiện đại hóa kỹ thuật số của nước này.

Theo đó, Tuần lễ Kỹ thuật số Lào 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 10-14/1/2024, tại thủ đô Vientiane với chủ đề: "Chuyển đổi kỹ thuật số hướng tới phát triển kinh tế - xã hội lớn hơn và kết nối linh hoạt".

Trong khuôn khổ Tuần lễ sẽ diễn ra triển lãm về công nghệ thông tin, viễn thông và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong và ngoài nước, với hơn 100 gian hàng.

* Đại diện thương mại Thái Lan Nalinee Taveesin ngày 20/11 cho biết, các cuộc đàm phán đang được tiến hành để Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ký kết Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Thái Lan.

Chính phủ Hàn Quốc quan tâm đến EPA vì cả hai nước đều chưa có kế hoạch chỉ định một khu vực thương mại tự do. Tuy nhiên, cả hai đã nhất trí về hợp tác khu vực, cụ thể là Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với phạm vi rộng.

Việc thành công trong thỏa thuận EPA sẽ giúp cắt giảm thuế nhập khẩu và làm giảm bớt trở ngại thương mại hơn nữa.

* Ngày 22/11, Bộ trưởng Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia Tengku Zafrul Abdul Aziz cho biết, thị trường xe điện (EV) của ASEAN ước tính đạt 2,7 tỷ USD vào năm 2027, tăng hơn 5 lần so với mức 500 triệu USD vào năm 2021.

Ông Zaful cho rằng, Malaysia có nhiều lợi thế cạnh tranh để thu hút nhiều khoản đầu tư có giá trị cao hơn nhờ đã phát triển một hệ sinh thái toàn diện cho ngành công nghiệp EV và những dòng xe thế hệ mới. Mục tiêu của nước này là đến năm 2030, đưa xe điện và xe động cơ lai chiếm 20% doanh số bán ô tô mới, 50% vào năm 2040 và 80% vào năm 2050.

ASEAN trước cơ hội trở thành tâm điểm của tăng trưởng kinh tế bền vững

ASEAN trước cơ hội trở thành tâm điểm của tăng trưởng kinh tế bền vững

Những năm gần đây, bất chấp nhiều cú sốc tài chính mà các khu vực khác trên thế giới phải trải qua, nền kinh tế ...

Giá tiêu hôm nay 23/11/2023, thị trường khởi sắc, đã bán hết hàng vụ 2023, 3 khách nhập tiêu lớn nhất của Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 23/11/2023, thị trường khởi sắc, đã bán hết hàng vụ 2023, 3 khách nhập tiêu lớn nhất của Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 23/11/2023 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 69.000 – 72.000 ...

Bất động sản mới nhất: Thị trường thoát nguy cơ ‘mất phanh’, Hà Nội dừng chủ trương đầu tư 1 dự án, giá trị pháp lý của sổ hồng và sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Thị trường thoát nguy cơ ‘mất phanh’, Hà Nội dừng chủ trương đầu tư 1 dự án, giá trị pháp lý của sổ hồng và sổ đỏ

Giá nhà cao vượt quá khả năng tài chính của người có thu nhập trung bình, Hà Nội dừng chủ trương đầu tư 1 dự ...

Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/11): Nga không giảm sản lượng LNG, Ukraine muốn bán ngũ cốc sang một quốc gia Đông Nam Á, Đức kém hấp dẫn

Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/11): Nga không giảm sản lượng LNG, Ukraine muốn bán ngũ cốc sang một quốc gia Đông Nam Á, Đức kém hấp dẫn

Kinh tế toàn cầu năm 2024 sẽ tăng trưởng vượt dự báo, Nga không từ bỏ kế hoạch tăng sản lượng khí đốt hóa lỏng, ...

APEC 2023: Gắn kết vì sự thịnh vượng

APEC 2023: Gắn kết vì sự thịnh vượng

APEC đang thể hiện là một diễn đàn mạnh mẽ để hợp tác và xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề tương lai ...

Đọc thêm

HLV Hoàng Anh Tuấn thôi làm công tác huấn luyện các đội tuyển trẻ quốc gia

HLV Hoàng Anh Tuấn thôi làm công tác huấn luyện các đội tuyển trẻ quốc gia

Ngày 10/5, VFF đồng ý với nguyện vọng cá nhân của HLV Hoàng Anh Tuấn về việc thôi đảm nhiệm công tác huấn luyện các đội tuyển trẻ quốc gia.
Chuyển nhượng cầu thủ: MU tính bán Casemiro để mua sao trẻ Joao Neves

Chuyển nhượng cầu thủ: MU tính bán Casemiro để mua sao trẻ Joao Neves

Lãnh đạo MU chuẩn bị đưa ra lời đề nghị ban đầu hỏi mua tài năng trẻ Joao Neves thay Casemiro, có mức phí giải phóng hợp đồng 105 triệu ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier

Chiều 9/05, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp ông Julien Guerrier, Đại sứ mới của Liên minh châu Âu (EU) nhân ...
Tận dụng triển lãm quốc tế trên 'sân nhà', Bộ Quốc phòng Malaysia 'bội thu' thỏa thuận

Tận dụng triển lãm quốc tế trên 'sân nhà', Bộ Quốc phòng Malaysia 'bội thu' thỏa thuận

Bộ Quốc phòng Malaysia đã ký tổng cộng 40 thỏa thuận và 4 ý định thư, với tổng số tiền lên tới hơn 1,89 tỷ USD tại các Triển lãm ...
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh

Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định trong điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Anh David Cameron chiều 10/5.
Dự báo thời tiết ngày mai (11/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nắng, chiều, tối mưa to cục bộ; Đông Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (11/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nắng, chiều, tối mưa to cục bộ; Đông Nam Bộ nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết ngày mai (11/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải pháp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải pháp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá giải pháp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm ...
Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?
10 chủ đề chính trong Kế hoạch tuyên truyền về các hiệp định thương mại tự do năm 2024

10 chủ đề chính trong Kế hoạch tuyên truyền về các hiệp định thương mại tự do năm 2024

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia 19 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, trong đó, có 16 FTA đã ký kết với hơn 60 đối tác.
PCI 2023: Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân, Long An bất ngờ bứt phá

PCI 2023: Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân, Long An bất ngờ bứt phá

Quảng Ninh, Long An, Hải Phòng, Bắc Giang và Đồng Tháp là 5 địa phương đứng đầu bảng xếp hạng PCI 2023.
Khắc phục ‘thẻ vàng’ thủy sản: Trà Vinh thực hiện biện pháp mạnh chống khai thác IUU

Khắc phục ‘thẻ vàng’ thủy sản: Trà Vinh thực hiện biện pháp mạnh chống khai thác IUU

Nhờ các biện pháp đồng bộ, quyết liệt, trong năm 2023 cho đến nay, tỉnh Trà Vinh không có tàu cá vi phạm khai thác hải sản trên biển trái phép.
Giá xăng dầu hôm nay 10/5: Tiếp tục tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 10/5: Tiếp tục tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 10/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 9/5, giá dầu tiếp tục tăng nhẹ lên mức cao nhất trong một tuần.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5 ghi nhận đồng USD suy yếu so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5: Bảng Anh 'mắc kẹt', Yen Nhật vẫn là tâm điểm chú ý

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5: Bảng Anh 'mắc kẹt', Yen Nhật vẫn là tâm điểm chú ý

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5 tăng khi các nhà đầu tư đặt cược vào nền kinh tế Mỹ vượt trội so với các nền kinh tế khác.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Phiên bản di động