Kinh tế thế giới nổi bật (17-23/3): Nga mạnh tay đáp trả trừng phạt của phương Tây, Nhật Bản cấp tiền cho Ukraine qua NATO, Trung Quốc đón tin vui

Hải An
Lạc quan về tăng trưởng toàn cầu, Nga cắt giảm sản lượng dầu nhằm đáp trả trừng phạt của phương Tây, Mỹ trấn an người gửi tiền sau vụ các ngân hàng sụp đổ, Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế thế giới nổi bật (17-23/3):
Một tàu chở dầu ở Novorossiysk, Nga, tháng 10/2022. (Nguồn: New York Times)

Kinh tế thế giới

OECD nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ngày 17/3 cho biết, triển vọng kinh tế toàn cầu đã được cải thiện so với vài tháng trước khi cú sốc lạm phát giảm bớt, nhưng lãi suất tăng sẽ khiến rủi ro ở mức cao. OECD cũng đã nâng dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế lớn.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế tạm thời, OECD cho biết, sau khi tăng trưởng 3,2% trong năm 2022, nền kinh tế thế giới đang trên đà tăng trưởng 2,6% trong bối cảnh các biện pháp thắt chặt của ngân hàng trung ương có hiệu lực đầy đủ.

Tổ chức có trụ sở tại Paris này đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ mức 2,2% trong Triển vọng Kinh tế đưa ra hồi tháng 11/2022, với lý do giá năng lượng và lương thực giảm cũng như việc Trung Quốc nới lỏng các hạn chế phòng ngừa Covid-19.

Trong năm 2024, tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ "nhích" lên 2,9%, so với dự báo tăng trưởng 2,7% hồi tháng 11/2022, khi tác động của giá năng lượng cao đến thu nhập hộ gia đình giảm dần.

OECD dự báo lạm phát tại Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ giảm từ 8,1% trong năm 2022 xuống 5,9% trong năm nay và tiếp tục giảm xuống 4,5% vào năm 2024, song vẫn cao hơn mục tiêu đề ra bất chấp việc nhiều ngân hàng trung ương tăng lãi suất.

OECD cho biết rất khó để đánh giá tác động của lãi suất cao hơn, đồng thời cảnh báo việc người đi vay phải đối mặt với sự căng thẳng tài chính gia tăng có thể dẫn đến thua lỗ cho một số ngân hàng, viện dẫn sự sụp đổ gần đây của Ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) tại Mỹ.

Theo OECD, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại từ 1,5% trong năm nay xuống 0,9% trong năm 2024 do lãi suất cao hơn làm giảm nhu cầu.

Sau khi nới lỏng các biện pháp ngăn ngừa Covid-19, nền kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 5,3% trong năm nay và 4,9% vào năm 2024, tăng so với dự báo hồi tháng 11/2022 lần lượt là 4,6% và 4,1%.

Triển vọng của kinh tế Eurozone cũng được cải thiện nhờ giá năng lượng giảm, trong đó nền kinh tế Eurozone dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 0,8% trong năm nay, sau đó là 1,5% vào năm 2024. (Nikkei Asia)

Kinh tế Mỹ

* Sau cuộc họp kéo dài hai ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 22/3 đã đưa ra quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (0,25 điểm phần trăm), đồng thời cho biết chiến dịch tăng lãi suất có thể vẫn sẽ tiếp tục bất chấp nguy cơ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng thời gian gần đây.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/3): Bất chấp trừng phạt, thương mại Nga-Bỉ tăng ngoạn mục, Iran thu bộn tiền từ dầu mỏ, IMF ‘bật đèn xanh’ cho Ukraine Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/3): Bất chấp trừng phạt, thương mại Nga-Bỉ tăng ngoạn mục, Iran thu bộn tiền từ dầu mỏ, IMF ‘bật đèn xanh’ cho Ukraine

Động thái trên đã nâng mức lãi suất qua đêm của Ngân hàng Trung ương Mỹ lên khoảng 4,75-5,00%. Các dự báo cập nhật cũng cho thấy 10/18 nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn kỳ vọng lãi suất sẽ tăng thêm 0,25 điểm phần trăm vào cuối năm nay. (Reuters)

* Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 21/3 cho biết, bà sẵn sàng can thiệp để bảo vệ người gửi tiền tại các ngân hàng nhỏ của Mỹ, giữa lúc các ngân hàng này đang đối mặt với làn sóng rút tiền ồ ạt trong bối cảnh bất ổn tồi tệ nhất của hệ thống tài chính trong hơn 10 năm qua.

Trong bài phát biểu với Hiệp hội Ngân hàng Mỹ (ABA) nhằm trấn an dư luận sau hai vụ phá sản ngân hàng trong tháng này, bà Yellen cho biết, hệ thống ngân hàng của Mỹ đang bình ổn trở lại và các biện pháp được thực hiện vừa qua không phải là để trợ giúp ngân hàng cụ thể nào, mà sự can thiệp này là cần thiết để bảo vệ cả hệ thống ngân hàng nói chung. Bà cho biết các biện pháp tương tự cũng sẽ được thực hiện nếu các thể chế tài chính nhỏ bị rút tiền ồ ạt, đặt ra nguy cơ hiệu ứng dây chuyền. (Reuters)

Kinh tế Trung Quốc

* Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với hãng tin Tân Hoa Xã, ông Matos, Giám đốc điều hành bộ phận tài sản và tái chính cá nhân của ngân hàng HSBC cho biết, thị trường Trung Quốc và châu Á năm 2022 đã cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ. Đáng chú ý, sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc sau tác động của đại dịch Covid-19 đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn dự kiến, tạo nền tảng vững chắc cho năm 2023.

HSBC gần đây đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ mức 5,0% ban đầu lên 5,6% vào năm 2023, dự kiến tài sản của các hộ gia đình Trung Quốc sẽ tăng khoảng 8,5% mỗi năm trong vài năm tới. (TXH)

* Ngày 21/3, tại Điện Kremlin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin Nga đã ký và ra Tuyên bố chung về Kế hoạch phát triển những ưu tiên trong hợp tác kinh tế Trung-Nga trước năm 2030.

Theo Tân Hoa Xã, trong tuyên bố chung, hai bên nhất trí giữ vững nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện phát triển độc lập lâu dài của hai nước, thúc đẩy phát triển chất lượng cao trong hợp tác kinh tế và thương mại Trung-Nga, tạo động lực mới cho việc thúc đẩy hợp tác song phương toàn diện, duy trì đà tăng trưởng nhanh chóng của thương mại song phương về hàng hóa và dịch vụ, cam kết tăng đáng kể kim ngạch thương mại hai chiều vào năm 2030. (TTXVN)

Kinh tế châu Âu

* Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp kiêm thành viên Hội đồng Thống đốc của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Francois Villeroy de Galhau ngày 20/3 đã lên tiếng bảo vệ các ngân hàng châu Âu nói chung và Pháp nói riêng trước những vấn đề của ngân hàng Credit Suisse và các ngân hàng tại Mỹ.

Trả lời đài phát thanh France Inter, ông Francois Villeroy đánh giá Credit Suisse và những vấn đề của các ngân hàng tại Mỹ không liên quan đến các ngân hàng Pháp và châu Âu. Khẳng định các ngân hàng Pháp "rất vững chắc" và không gặp vấn đề tiêu cực gì, ông Villeroy hoan nghênh động thái tiếp quản Credit Suisse của ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) nhằm đảm bảo "sự ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính". (Reuters)

* Tờ The Economic Times cho biết, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) vừa qua đã kết thúc vòng đàm phán thứ tư về một hiệp định thương mại tự do toàn diện tại Brussels, một động thái nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai bên. Vòng đàm phán tiếp theo dự kiến diễn ra từ ngày 12-16/6 tới.

Ấn Độ và khối 27 quốc gia đã nối lại đàm phán vào ngày 17/6/2022 sau hơn 8 năm thỏa thuận các đề xuất về thương mại, đầu tư và chỉ dẫn địa lý (GI). Ấn Độ đã bắt đầu đàm phán về một hiệp định thương mại với EU vào năm 2007 nhưng các cuộc đàm phán bị đình trệ vào năm 2013 do cả hai bên không đạt được thỏa thuận về các vấn đề chính như thuế hải quan đối với ô tô và rượu mạnh, cũng như sự di chuyển của các chuyên gia. (TTXVN)

* Nga ngày 22/3 thông báo sẽ gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu khoảng 500.000 thùng/ngày cho đến cuối tháng 6/2023, một động thái nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ hết hạn vào cuối tháng 3/2023.

Nga đã thông báo cắt giảm sản lượng dầu, chiếm khoảng 5% sản lượng hằng ngày, hồi tháng 2/2023, sau khi các nước phương Tây công bố lệnh trừng phạt mới đối với các sản phẩm dầu của Nga. Hiện Nga gần đạt được mức giảm mục tiêu và sẽ đạt được trong những ngày tới. (AFP)

* Trong tháng 1/2023, Nga đứng đầu về khối lượng khí đốt tự nhiên cung cấp cho Trung Quốc. Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, tổng lượng khí đốt cung cấp qua đường ống cũng như khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) Nga cung cấp cho Trung Quốc trong tháng 1 lên tới 2,7 tỷ m3, vượt xa các nhà cung cấp lớn khác - Turkmenistan và Qatar (mỗi nước 2,2 tỷ m3), Australia 1,9 tỷ m3.

Trong tháng 1, tập đoàn độc quyền khí đốt Nga Gazprom đã vận chuyển gần 2 tỷ m3 khí đốt cho Trung Quốc thông qua tuyến đường ống Sức mạnh Siberia. Khối lượng LNG cung cấp là 770 triệu m3 (khoảng 8-9 lô hàng). (TTXVN)

* Các lãnh đạo ngân hàng ở London đang chuẩn bị cho khả năng hàng trăm việc làm “bốc hơi” và tác động đối với lĩnh vực tài chính vốn đã không mấy khả quan của Anh sau thương vụ ngân hàng UBS mua lại Credit Suisse.

Nhân viên của Credit Suisse nhận thức được rằng họ sắp phải đối mặt với đợt cắt giảm nhân sự hàng loạt, với 10.000 vị trí có thể “bốc hơi” trên toàn cầu. Theo nhiều nguồn tin, nhân viên của Credit Suisse đang tìm kiếm các cơ hội việc làm mới trong những tuần gần đây và xu hướng này tiếp diễn mạnh mẽ hơn sau khi thương vụ giải cứu lịch sử nói trên được thông báo ngày 19/3. (Reuters)

* Báo cáo của Hội đồng chuyên gia kinh tế Đức cho biết, dự báo kinh tế đã được cải thiện, nhưng chỉ ở mức hạn chế. Tình hình vẫn căng thẳng, với lạm phát tiếp tục ảnh hưởng đến các dự báo tăng trưởng.

Theo báo cáo trên, bất kỳ sự gia tăng nào đều có thể bị hạn chế do lạm phát vẫn cao, điều kiện tài chính chặt chẽ hơn và nhu cầu bên ngoài trì trệ. Báo cáo cho rằng, triển vọng ngắn hạn của nền kinh tế Đức đã sáng sủa hơn một chút do nguồn cung năng lượng bước đầu ổn định và giá bán buôn thấp hơn.

Các chuyên gia dự báo mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức đạt 0,2% trong năm 2023, cao hơn so với dự đoán trước đó là sẽ giảm 0,2% và năm 2024 sẽ tăng trưởng 1,3%. (TTXVN)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Theo một cuộc khảo sát của Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản đối với khoảng 26.000 địa điểm cho thấy, giá bất động sản tại Nhật Bản tăng trung bình 1,6% trong năm 2022, vượt xa mức tăng 0,6% của năm trước, với xu hướng lan rộng ra vùng nông thôn. Đây là tốc độ tăng nhanh nhất kể từ mức tăng 1,7% trong năm 2008.

Giá nhà ở tăng 1,4% trong năm ngoái, tốc độ tăng nhanh nhất kể từ năm 1991 và vượt qua mức tăng 0,5% vào năm 2021, nhờ lãi suất thấp và chính sách giảm thuế của chính phủ. (Reuters)

* Tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ở Kiev ngày 21/3, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida thông báo, Tokyo sẽ viện trợ 30 triệu USD thông qua các quỹ tín thác của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để hỗ trợ Kiev mua các trang thiết bị không sát thương.

Thủ tướng Kishida khẳng định, Nhật Bản sẽ không ngừng hỗ trợ cho Ukraine, đồng thời cam kết sát cánh với nước này. (Reuters)

Kinh tế thế giới nổi bật (17-23/3):
Dịch vụ Apple Pay chính thức ra mắt tại Hàn Quốc, ngày 21/3. (Nguồn: Korea Bizwire)

* Ngày 21/3, tập đoàn công nghệ Mỹ Apple Inc. ra mắt dịch vụ thanh toán di động Apple Pay tại Hàn Quốc, mang lại sự cạnh tranh mới trên thị trường lâu nay do Samsung Pay của Samsung Electronics Co. chi phối.

Apple đã mất hơn 5 năm để có thể triển khai Apple Pay tại nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, sau khi lần đầu tiên công bố kế hoạch vào thị trường này, do các vấn đề về tài chính và kỹ thuật liên quan đến hệ thống liên lạc trường gần (NFC) - một giao thức không dây tầm ngắn. (Yonhap)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Ngày 22/3, Ngân hàng trung ương Canada (BoC) công bố biên bản các cuộc thảo luận của HĐQT trước quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản vào hôm 8/3. Theo đó, các thành viên của HĐQT cảm thấy lạc quan khi chứng kiến nền kinh tế và lạm phát đều chậm lại, ủng hộ quyết định giữ lãi suất cơ bản ổn định ở mức 4,5%.

Tuy nhiên, HĐQT vẫn lo ngại về nguy cơ lạm phát bị kẹt ở mức trên 2% và đồng ý rằng cầu vẫn vượt cung trong nền kinh tế. Theo biên bản cuộc họp, HĐQT kết luận rằng, tăng trưởng vào đầu năm 2023 có thể mạnh hơn một chút so với dự báo của ngân hàng. (TTXVN)

* Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia (OJK) - Chủ tịch Diễn đàn thị trường vốn ASEAN (ACMF) năm 2023 - bày tỏ lạc quan rằng, ASEAN có khả năng đạt tăng trưởng kinh tế nhanh, toàn diện và bền vững.

Phát biểu tại cuộc họp ACMF lần thứ 38 diễn ra ngày 21/3 tại Yogyakarta, Giám đốc điều hành của OJK về thị trường vốn, phái sinh tài chính và giám sát giao dịch carbon Inarno Djajadi nhấn mạnh: “Đến năm 2030, chúng ta cần có khả năng hiện thực hóa Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) về giảm phát thải khí nhà kính và hướng tới mục tiêu không phát thải ròng”.

Ông Djajadi khẳng định rằng ACMF, với tư cách là một nhóm điều tiết thị trường vốn khu vực, có thể đóng góp vào quá trình chuyển đổi kinh tế của các nước ASEAN sang nền kinh tế carbon thấp, đặc biệt là trong 6 lĩnh vực được ưu tiên trong Bộ phân loại ASEAN 1. (TTXVN)

* Trong thông cáo báo chí ngày 20/3, Bộ Thương mại và công nghiệp quốc tế Malaysia (MITI) cho biết, tổng giá trị thương mại của nền kinh tế Đông Nam Á trong tháng 2/2023 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khi tăng 11% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 204,99 tỷ RM (45,68 tỷ USD). Đáng chú ý, thặng dư thương mại tăng tháng thứ 34 liên tiếp kể từ tháng 5/2020 với giá trị 19,56 tỷ RM (4,36 tỷ USD).

MITI cho hay thương mại, xuất khẩu và nhập khẩu đạt mức cao nhất trong tháng 2 vừa qua, trong đó tăng trưởng xuất khẩu được hỗ trợ bởi xuất khẩu mạnh mẽ các sản phẩm dầu thô, khí ga hóa lỏng, điện và điện tử (E&E). (TTXVN)

* Người phát ngôn chính phủ Thái Lan Traisuree Taisaranakul ngày 22/3 cho biết, nước này đã đón 5,57 triệu lượt khách du lịch nước ngoài kể từ đầu năm nay đến ngày 18/3. Các nhà phân tích nhận định, ngành du lịch đang phục hồi nhanh chóng tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế xứ sở Chùa Vàng trong bối cảnh xuất khẩu đang suy yếu do nhu cầu toàn cầu chậm lại.

Cùng nhận định trên, Bộ trưởng Tài chính Arkhom Termpittayapaisith cho hay, nền kinh tế Thái Lan dự kiến sẽ tăng trưởng 3-4% trong năm nay. (TTXVN)

Giá tiêu hôm nay 22/3/2023: Xuất khẩu tăng về lượng, giảm về giá, sẽ không có chuyện đơn hàng ‘tấp nập’ như trước

Giá tiêu hôm nay 22/3/2023: Xuất khẩu tăng về lượng, giảm về giá, sẽ không có chuyện đơn hàng ‘tấp nập’ như trước

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 64.000 ...

Giá tiêu hôm nay 23/3/2023: Thị trường chịu áp lực, sản lượng không như dự đoán, sắp hết chu kỳ giảm, giá hồ tiêu sẽ bật tăng?

Giá tiêu hôm nay 23/3/2023: Thị trường chịu áp lực, sản lượng không như dự đoán, sắp hết chu kỳ giảm, giá hồ tiêu sẽ bật tăng?

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 63.500 - 66.000 đồng/kg.

Bất động sản mới nhất: Động lực tích cực từ Nghị quyết 33, tỷ lệ sàn giao dịch ‘bỏ cuộc chơi’ tăng, thờ ơ với dự án nhà ở xã hội

Bất động sản mới nhất: Động lực tích cực từ Nghị quyết 33, tỷ lệ sàn giao dịch ‘bỏ cuộc chơi’ tăng, thờ ơ với dự án nhà ở xã hội

Thị trường xuất hiện dấu hiệu tích cực, sàn giao dịch gặp khó khăn, quy định về thời gian giải quyết thủ tục cấp sổ ...

Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/3): Bất chấp trừng phạt, thương mại Nga-Bỉ tăng ngoạn mục, Iran thu bộn tiền từ dầu mỏ, IMF ‘bật đèn xanh’ cho Ukraine

Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/3): Bất chấp trừng phạt, thương mại Nga-Bỉ tăng ngoạn mục, Iran thu bộn tiền từ dầu mỏ, IMF ‘bật đèn xanh’ cho Ukraine

Cổ phiếu ngân hàng toàn cầu “quay cuồng” sau vụ SVB của Mỹ phá sản, thương mại Nga-Bỉ tăng mạnh, IMF-Ukraine thảo luận chương trình ...

Lạm phát 'hạ nhiệt', OECD nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Lạm phát 'hạ nhiệt', OECD nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 17/3 cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu đã được cải thiện so ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Chiều 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh cùng đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Trung Quốc.
XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 20/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4 - Vietlott Power 20/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSHG 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 20/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 20/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 20/4/2024. Ket qua xo so Hau Giang. kết quả xổ số Hậu Giang ngày 20 ...
XSLA 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 20/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 20/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An nhanh nhất hôm nay - XSLA 20/4/2024. ket qua xo so Long An. kết quả xổ số Long An ...
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh tế của Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động