Kinh tế thế giới nổi bật (23-29/9): EU sẽ ‘cấm cửa’ kim cương Nga, Nord Stream hư hại ‘chưa từng có’, Moscow nói ‘cáo buộc ngớ ngẩn’, Đức kém vui

Hải An
EU cảnh báo áp dụng gói trừng phạt thứ 8 đối với Nga, đường ống khí đốt Nord Stream gặp sự cố, Mỹ-Nhật thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực chip, nhận định về toàn cầu hóa… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Căng thẳng Nga-Ukraine đưa toàn cầu hóa sang giai đoạn khác. (Nguoonfl AFP)
Căng thẳng Nga-Ukraine đưa toàn cầu hóa sang giai đoạn khác. (Nguồn: AFP)

Kinh tế thế giới

Thời hoàng kim của toàn cầu hóa đã khép lại?

Trong khuôn khổ Hội nghị Giám đốc điều hành toàn cầu của Forbes được tổ chức tại Singapore hôm 27/9, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính nước này Lawrence Wong cho biết, thời kỳ hoàng kim của toàn cầu hóa đã kết thúc và một sự thay đổi cơ bản trong cách thức vận hành của kinh tế thế giới đang được hình thành.

Theo Bộ trưởng Wong, mặc dù các quốc gia chưa hoàn toàn quay lưng với chủ nghĩa bảo hộ, nhưng các doanh nghiệp đang ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng bởi căng thẳng địa chính trị.

Ông Wong nhắc đến lý thuyết của McDonald's rằng ở đâu có McDonald's thì ở đó sẽ không có xung đột, và cho rằng điều đó đã kết thúc: "Bây giờ, một logic khác đang diễn ra... giai đoạn hoàng kim của toàn cầu hóa được ghi nhận trong 30 năm qua kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc rõ ràng đã chấm dứt, và chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới, được đánh dấu bởi cạnh tranh địa chính trị lớn hơn”.

Bộ trưởng Wong cho rằng mặc dù “tham gia tích cực” không có nghĩa là sẽ không có "sự cạnh tranh gay gắt”, nhưng hợp tác Mỹ-Trung sẽ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là trong các vấn đề như biến đổi khí hậu và ứng phó với đại dịch Covid-19.

Chủ tịch sáng lập của Avanda Investment Management đồng thời là cựu Giám đốc đầu tư tại cơ quan quản lý tài sản GIC của Singapore Ng Kok Song cho biết, Mỹ và Trung Quốc đã được hưởng lợi từ sự gắn bó song phương về mặt tài chính. Chủ tịch Ng nhận định, các nghiên cứu cho thấy nhiều công ty Mỹ trong có tên trong chỉ số tổng hợp S&P 500 đã được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của Trung Quốc cả về doanh thu và quy mô.

Tương tự, theo ông John Studzinski - Phó Chủ tịch và Giám đốc điều hành của công ty quản lý đầu tư Mỹ Pimco, Trung Quốc đã chào đón các tổ chức tài chính và vốn quốc tế vào thị trường của họ. (CNBC)

Kinh tế Mỹ

* Dữ liệu từ Hiệp hội Ngân hàng thế chấp (MBA) ngày 28/9 cho hay, lãi suất trung bình của các khoản vay thế chấp mua nhà tại Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2008.

Lãi suất hợp đồng trung bình cho một khoản thế chấp có lãi suất cố định 30 năm đã tăng 27 điểm cơ bản lên 6,52% trong tuần kết thúc vào ngày 23/9, một mức chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính và Đại suy thoái. (Reuters)

* Ngày 28/9, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã kêu gọi các công ty bán dẫn Nhật Bản tăng cường hợp tác khi chip trở thành một yếu tố quan trọng để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và an ninh.

Bà Harris nhận định, không có quốc gia nào có thể đáp ứng được nhu cầu toàn cầu, do đó, Nhật Bản và Mỹ chia sẻ cam kết phối hợp trong chuỗi cung ứng và đầu tư vào đổi mới hướng tới tương lai.

Phó Tổng thống Harris cũng giải thích các chi tiết của Đạo luật Chip và khoa học được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký thành luật vào tháng Tám, nhằm thúc đẩy đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất chip tại Mỹ. (Kyodo)

Kinh tế Trung Quốc

Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) và Giám sát Năng lượng toàn cầu (GEM) ngày 28/9 công bố nghiên cứu mới cho thấy, Trung Quốc đã phê duyệt công suất sản xuất nhiệt điện than mới là 15 gigawatt và công suất luyện gang từ than đá ở mức 30 tấn trong nửa đầu năm nay, mặc dù nhu cầu điện và thép sụt giảm trong thời gian đó.

Theo CREA và GEM, Bắc Kinh đã thông qua khoản đầu tư trị giá khoảng 26-33 tỷ USD vào lĩnh vực điện than và thép trong 6 tháng đầu năm. Điều này làm tăng nguy cơ nhiều tài sản bị mắc kẹt hơn khi nước này phải chạy đua để đáp ứng các mục tiêu carbon của mình. (Reuters)

Tin liên quan
Nga khóa van khí đốt, người Đức Nga khóa van khí đốt, người Đức 'đỏ mắt' tìm hàng giá rẻ, mùa Đông lạnh giá khắc nghiệt tới mức nào?

* Báo cáo của Cục Thống kế quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy, lợi nhuận của các công ty công nghiệp lớn của nước này trong 8 tháng đầu năm 2022 giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, các công ty, với mức doanh thu hằng năm trung bình đạt ít nhất 20 triệu NDT (khoảng 2,83 triệu USD), có tổng lợi nhuận kinh doanh trong 8 tháng kể từ đầu năm 2022 là 5.530 tỷ NDT.

Tuy nhiên, tăng trưởng tổng doanh thu của các công ty này vẫn duy trì với tốc độ nhanh trong giai đoạn trên, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2021, lên 87.890 tỷ NDT. (THX)

Kinh tế châu Âu

* Các nhà sản xuất dược phẩm của châu Âu đã cảnh báo họ có thể ngừng sản xuất một số loại thuốc generic giá rẻ do chi phí điện tăng cao, đồng thời kêu gọi giới chức cải cách phương pháp định giá khi cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng sâu sắc.

Nhóm vận động hành lang cho ngành công nghiệp dược phẩm có tên Medicines for Europe hôm 27/9 đã gửi một bức thư ngỏ tới các bộ trưởng năng lượng và y tế của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU).

Trong bức thư, Medicines for Europe cho hay, giá điện đã tăng gấp 10 lần đối với một số nhà máy sản xuất thuốc ở châu Âu và chi phí nguyên liệu thô đã tăng từ 50-160%.

Các tác giả của bức thư đã yêu cầu ngành dược phẩm được miễn trừ khỏi các động thái của EU nhằm giảm tiêu thụ điện, đồng thời cho ngành thuốc không có bằng sáng chế - thuốc generic (bản sao của thuốc biệt dược với thành phần hoạt chất tương tự nhau) được tham gia vào chương trình viện trợ của nhà nước. (Reuters)

* Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 28/9 đề xuất gói trừng phạt mới đối với Nga sau khi Điện Kremlin cho tiến hành các cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập những vùng lãnh thổ của Ukraine hiện do các lực lượng của Moscow kiểm soát.

Các biện pháp trong gói trừng phạt thứ 8 vừa được đề xuất bao gồm việc mở rộng danh sách cấm nhập khẩu hàng hóa của Nga, dự kiến sẽ cắt giảm thêm 6,7 tỷ USD nguồn thu của Moscow, cũng như cấm xuất khẩu công nghệ chủ chốt dùng cho quân sự như thiết bị hàng không, phụ tùng điện tử và hóa chất.

Ngoài ra, gói trừng phạt cũng đặt cơ sở pháp lý cho việc áp trần giá dầu và cấm công dân EU tham gia vào hội đồng quản trị các công ty nhà nước của Nga. (Reuters)

Khí đốt: Mỹ bất ngờ thừa nhận tầm quan trọng của Dòng chảy phương Bắc 1. (Nguồn: Getty Images)
Ngày 27/9, Nord Stream AG, nhà điều hành hệ thống đường ống dẫn khí đốt Nord Stream, cho biết, 3 đường ống ngoài khơi của hệ thống này đang chịu hư hại "chưa từng có" trong một ngày. (Nguồn: Getty Images)

* Ngày 26/9, báo mạng Euobserver nhận định, gói trừng phạt mới của EU nhằm vào Nga - do Ireland, Ba Lan và 3 nước Baltic (Latvia, Litva, Estonia) soạn thảo - bao gồm lệnh cấm xuất khẩu hàng chục loại hàng hóa công nghệ cao. Nổi bật trong đó là điện thoại thông minh, thiết bị radar và thiết bị laser.

Ngoài ra, các bên soạn thảo gói trừng phạt này cũng muốn cấm các công ty EU cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin (IT) cho khách hàng Nga và cấm sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp Nga Kaspersky Lab tại EU.

Thêm vào đó, gói trừng phạt mới có cả đề xuất cấm nhập khẩu kim cương của Nga, cấm mang tiền của EU và Mỹ vào Nga, cấm bán bất động sản cho người Nga.

Những người soạn thảo cũng muốn cấm Moscow tài trợ cho các công ty vận động hành lang, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tư vấn đã đăng ký tại EU.

Ngoài ra còn có đề xuất đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh vào EU đối với những cá nhân và tổ chức giúp Nga "lách" lệnh trừng phạt. (Euobserver)

* Ngày 28/9, Điện Kremlin tuyên bố cáo buộc cho rằng Nga đứng sau cuộc tấn công vào đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc là ngớ ngẩn, đồng thời lưu ý việc Moscow nhận thấy các công ty năng lượng Mỹ "bỏ túi đáng kể" từ hoạt động cung cấp khí đốt cho châu Âu.

Phát biểu họp báo hằng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, sự cố trên cần được điều tra và thời gian sửa chữa các đường ống bị hư hỏng chưa được công bố.

Châu Âu hiện đang điều tra cáo buộc mà Đức, Đan Mạch và Thụy Điển cho là các cuộc tấn công đã gây ra sự cố rò rỉ khí đốt nghiêm trọng ở Biển Baltic từ hai đường ống dẫn khí đốt của Nga.

Trước đó, ngày 27/9, Nord Stream AG, nhà điều hành hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream), cho biết, 3 đường ống ngoài khơi của hệ thống này đang chịu hư hại "chưa từng có" trong một ngày.

Theo Nord Stream AG, không thể dự đoán chính xác thời điểm khôi phục được khả năng vận hành của hệ thống đường ống dẫn khí đốt này. (Reuters)

* Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 27/9 cho biết, vụ thu hoạch ngũ cốc ở nước này năm 2022 có thể đạt mức cao kỷ lục.

Ông Putin nói: "Ước tính sơ bộ (vụ thu hoạch năm 2022) ở mức 150 triệu tấn, trong đó có 100 triệu tấn lúa mì. Đây sẽ là mức kỷ lục trong lịch sử nước Nga". Theo nhà lãnh đạo Nga, nước này đã thu hoạch 138,7 triệu tấn ngũ cốc. (TTXVN)

* Lạm phát gia tăng và chi phí năng lượng cao đã khiến tâm lý người tiêu dùng Đức giảm mạnh, trong khi ít có dấu hiệu nào cho thấy lạm phát sẽ sớm “hạ nhiệt”.

Kết quả thăm dò do Công ty nghiên cứu thị trường GfK tiến hành cho thấy, cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng và tỷ lệ lạm phát cao đang ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng Đức.

Theo GfK, chỉ số tâm lý người tiêu dùng trong tháng 9/2022 đã giảm 22,4 điểm xuống -67,7 điểm, mức thấp nhất từng được thống kê kể từ khi dữ liệu bắt đầu được ghi nhận trên toàn nước Đức vào năm 1991. GfK dự báo tâm lý người tiêu dùng trong tháng 10/2022 tiếp tục giảm. (TTXVN)

Kinh tế Nhật Bản

* Ngày 26/9, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno thông báo, Tokyo quyết định cấm xuất khẩu các mặt hàng liên quan tới vũ khí hóa học trong một biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào Moscow liên quan tới xung đột ở Ukraine.

Nhật Bản cũng bổ sung 21 tổ chức của Nga, như các phòng thí nghiệm khoa học vào mục tiêu của lệnh cấm xuất khẩu hiện hành, trong đó chính thức thông qua các biện pháp trừng phạt mới như Ngoại trưởng Nhật Bản đã công bố trước đó tại một hội nghị của G7 tuần trước. (Reuters)

kdi-tiep-tuc-nhan-dinh-nen-kinh-te-han-quoc-dang-tri-tre
Fitch xếp hạng nợ của Hàn Quốc ở mức AA-, mức cao thứ tư trên bảng của cơ quan này, kể từ tháng 9/2012. (Ảnh minh họa - Nguồn: Pulsenews)

* Cơ quan xếp hạng tín dụng toàn cầu Fitch Ratings hôm 28/9 đã tái khẳng định xếp hạng nợ quốc gia của Hàn Quốc ở mức "AA-" với một triển vọng ổn định.

Fitch xếp hạng nợ của Hàn Quốc ở mức AA-, mức cao thứ tư trên bảng của cơ quan này, kể từ tháng 9/2012.

Trong thông báo, Fitch cho biết, Hàn Quốc đã cân bằng và đảm bảo được nguồn tài chính bên ngoài mạnh mẽ, hoạt động kinh tế vĩ mô linh hoạt và khu vực xuất khẩu năng động trước những rủi ro địa chính trị, cùng những thách thức cơ cấu từ dân số già.

Cơ quan này dự báo nền kinh tế xứ sở kim chi sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm nay và 1,9% vào năm 2023. (Yonhap)

* Theo công ty theo dõi hoạt động doanh nghiệp CEO Score, doanh thu của 500 công ty hàng đầu Hàn Quốc đã tăng gần 40% trong 10 năm qua với lĩnh vực IT và điện tử chiếm thị phần lớn nhất.

Tổng doanh thu của các doanh nghiệp hàng đầu đạt 3.286 nghìn tỷ Won (2,3 nghìn tỷ USD) trong năm 2021, tăng 39% so với một thập niên trước. Doanh thu của 10 công ty hàng đầu chiếm 26,1% tổng doanh thu năm ngoái, giảm so với 27,7% của thập niên trước. (Yonhap)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Niềm tin của người tiêu dùng Australia đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2022, bất chấp lạm phát trong nước đang ở mức cao và lãi suất tăng liên tục.

Báo cáo Khảo sát về niềm tin người tiêu dùng do công ty tài chính ANZ- Roy Morgan thực hiện cho thấy, niềm tin người tiêu dùng của Australia đã tăng 2,1% hàng tuần, nhờ sự gia tăng niềm tin vào các điều kiện kinh tế trong nước.

Cụ thể, hai trong số năm chỉ số phụ bao gồm "điều kiện kinh tế hiện tại" đã tăng 4,8% và "điều kiện kinh tế trong tương lai" lần đầu tiên tăng 6%. (TTXVN)

* Bộ Tài chính Thái Lan ngày 27/9 cho biết, nội các nước này đã thông qua khoản vay mới khoảng 820 tỷ Baht (21 tỷ USD) trong tài khóa 2023 (bắt đầu từ ngày 1/10 tới) để giúp bổ sung cho thâm hụt ngân sách.

Kế hoạch này là một phần của khoản vay lớn hơn 1,05 nghìn tỷ Baht (27 tỷ USD) cho năm tài chính mới, trong đó 233 tỷ Baht (5,8 tỷ USD) sẽ được vay bởi các doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan chính phủ khác. (TTXVN)

* Quan hệ thương mại Malaysia với quốc gia láng giềng Indonesia đang phát triển vượt bậc với tổng kim ngạch thương mại lên tới 22,93 tỷ USD vào năm 2021, tăng 43,5% so với năm 2020.

Theo giới chức Malaysia, Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ bảy của Kuala Lumpua trên toàn cầu trong khi trong ASEAN, Indonesia là đối tác thương mại lớn thứ ba. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Indonesia sang Malaysia sẽ đạt 30 triệu RM trong khoảng từ năm 2022-2023. (TTXVN)

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư có dấu hiệu ‘đuối sức’, Vingroup tiếp tục 'rót' tiền sản xuất Pin Lithium, 3 phân khúc được ưa chuộng

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư có dấu hiệu ‘đuối sức’, Vingroup tiếp tục 'rót' tiền sản xuất Pin Lithium, 3 phân khúc được ưa chuộng

Lựa chọn phân khúc an toàn để đầu tư, xuất hiện dấu hiệu bắt đáy lướt sóng, cách xác định diện tích đất vi phạm ...

Nga khóa van khí đốt, người Đức 'đỏ mắt' tìm hàng giá rẻ, mùa Đông lạnh giá khắc nghiệt tới mức nào?

Nga khóa van khí đốt, người Đức 'đỏ mắt' tìm hàng giá rẻ, mùa Đông lạnh giá khắc nghiệt tới mức nào?

Việc Nga ngừng vô thời hạn đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 khiến giá khí đốt tại Đức tăng cao, người dân không chỉ ...

Ảnh ấn tượng tuần (19-25/9): Xe bọc thép bị phá hủy tại Kharkov, Tổng thống Ukraine nói về trừng phạt Nga tại LHQ, tuần hành ủng hộ phụ nữ Iran

Ảnh ấn tượng tuần (19-25/9): Xe bọc thép bị phá hủy tại Kharkov, Tổng thống Ukraine nói về trừng phạt Nga tại LHQ, tuần hành ủng hộ phụ nữ Iran

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Zelensky phát biểu qua băng ghi hình tại Liên hợp quốc (LHQ), lễ tang Nữ hoàng Anh Elizabeth II, lũ ...

Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/9): GDP Nga sụt giảm ít hơn dự báo, Fed-ECB quyết ‘cắt rễ’ lạm phát, Đức ‘sống khỏe’, không cần khí đốt Moscow

Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/9): GDP Nga sụt giảm ít hơn dự báo, Fed-ECB quyết ‘cắt rễ’ lạm phát, Đức ‘sống khỏe’, không cần khí đốt Moscow

Suy thoái kinh tế toàn cầu có thể kéo dài sang năm 2023, cộng đồng quốc tế chung tay ứng phó khủng hoảng lương thực, ...

Kinh tế thế giới nổi bật (9-15/9): Nóng rẫy ‘cuộc chiến’ khí đốt Nga-EU, Moscow phản pháo gắt bình luận ‘sẽ phải tự đốt nhiên liệu’, Mỹ chưa suy thoái

Kinh tế thế giới nổi bật (9-15/9): Nóng rẫy ‘cuộc chiến’ khí đốt Nga-EU, Moscow phản pháo gắt bình luận ‘sẽ phải tự đốt nhiên liệu’, Mỹ chưa suy thoái

Nga-châu Âu tiếp tục căng thẳng liên quan nguồn cung khí đốt, EU gia hạn lệnh trừng phạt Moscow, Mỹ đối mặt nguy cơ suy ...

Đọc thêm

Nhật Bản, Hàn Quốc lại xích mích về quần đảo tranh chấp

Nhật Bản, Hàn Quốc lại xích mích về quần đảo tranh chấp

Nhật Bản phản đối chuyến thăm của các nghị sĩ Hàn Quốc tới quần đảo tranh chấp Takeshima, nơi mà Seoul cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần ...
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 1/5/2024: Giá vàng trong nước khó duy trì ở mức thấp, thế giới 'lao dốc không phanh', đây vẫn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này?

Giá vàng hôm nay 1/5/2024: Giá vàng trong nước khó duy trì ở mức thấp, thế giới 'lao dốc không phanh', đây vẫn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này?

Giá vàng hôm nay 1/5/2024: Giá vàng trong nước khó duy trì ở mức thấp, đây vẫn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này? sự khởi đầu khó tốt ...
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện, thư thăm hỏi về vụ nổ kho đạn tại Campuchia

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện, thư thăm hỏi về vụ nổ kho đạn tại Campuchia

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện, thư thăm hỏi đến lãnh đạo Campuchia.
Trung Quốc làm trung gian hoà đàm giữa Hamas và Fatah, nỗ lực cải thiện quan hệ với EU

Trung Quốc làm trung gian hoà đàm giữa Hamas và Fatah, nỗ lực cải thiện quan hệ với EU

Ngày 30/4, Trung Quốc cho biết đại diện Hamas và Fatah đã gặp nhau tại Bắc Kinh để 'thảo luận sâu sắc và thẳng thắn về việc thúc đẩy hòa ...
Sao Việt: MC Mai Ngọc khoe eo thon, dáng chuẩn; hoa hậu Ngọc Hân 'đội nắng'; Đỗ Thị Hà đi du lịch Thái Lan

Sao Việt: MC Mai Ngọc khoe eo thon, dáng chuẩn; hoa hậu Ngọc Hân 'đội nắng'; Đỗ Thị Hà đi du lịch Thái Lan

Sao Việt hôm nay: MC Mai Ngọc khoe vóc dáng mảnh mai sau khi sụt 4 kg; Ngô Thanh Vân làm việc xuyên lễ vì quán chay quá tải.
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

SBM NEWS đánh giá cao tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, nơi có thắng cảnh Vịnh Hạ Long.
Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Trên hành trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh và trí tuệ, từng bước vượt qua thách thức, đạt những thành tựu to lớn...
Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng không điểm dừng, nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' hàng

Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng không điểm dừng, nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' hàng

Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng 'không hồi kết', nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' của thị trường cà phê...
Giá xăng dầu hôm nay 30/4: Trung Đông diễn biến 'nóng' đẩy giá dầu lao dốc hơn 1 USD

Giá xăng dầu hôm nay 30/4: Trung Đông diễn biến 'nóng' đẩy giá dầu lao dốc hơn 1 USD

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu giảm hơn 1 USD, chịu tác động bởi các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas ở Cairo, Ai Cập.
Giá heo hơi hôm nay 30/4: Biên độ dao động không lớn; giá tăng khiến doanh nghiệp chế biến thịt lo lắng

Giá heo hơi hôm nay 30/4: Biên độ dao động không lớn; giá tăng khiến doanh nghiệp chế biến thịt lo lắng

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Phiên bản di động