Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế thế giới nổi bật (26/1-1/2): Mỹ giảm vay, Trung Quốc hỗ trợ bất động sản, công ty phá sản ở Anh cao nhất 30 năm, Đức ảm đạm

IMF nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu, Mỹ giảm ước tính về số tiền cần vay trong quý I/2024, số công ty phá sản ở Anh cao nhất 30 năm, Đức có thể suy thoái, Trung Quốc hỗ trợ ngành bất động sản… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Kinh tế thế giới

Nhiều lý do để lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới năm 2024. (Nguồn: Bloomberg)
IMF dự đoán tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 sẽ đạt mức 3,1%. (Nguồn: Bloomberg)

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Ngày 30/1, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu lên cao hơn với lý do sức mạnh bất ngờ của nền kinh tế Mỹ và các biện pháp hỗ trợ tài chính ở Trung Quốc.

Cụ thể, IMF dự đoán tăng trưởng toàn cầu vào năm 2024 sẽ đạt mức 3,1%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo tháng 10 trước đó, tiếp theo là mức tăng trưởng 3,2% vào năm 2025.

Các nền kinh tế thị trường mới nổi lớn bao gồm Brazil, Ấn Độ và Nga cũng hoạt động tốt hơn so với dự báo trước đây.

IMF tin rằng, khả năng xảy ra suy thoái kinh tế sau một thời kỳ tăng trưởng mạnh đã giảm đi, bất chấp những rủi ro mới từ giá hàng hóa tăng vọt và các vấn đề về chuỗi cung ứng do biến động địa chính trị ở Trung Đông.

Quỹ này cũng dự báo tăng trưởng trong năm nay là 2,1% ở Mỹ, 0,9% ở cả khu vực đồng Euro và Nhật Bản, và 0,6% ở Anh.

Nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas cho biết: “Những gì chúng ta thấy là nền kinh tế toàn cầu rất kiên cường trong nửa cuối năm ngoái và điều đó sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2024”.

Các số liệu chính thức mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đã vượt qua kỳ vọng của các nhà kinh tế trong quý IV/2023, với mức tăng trưởng 3,3%.

IMF hiện dự báo Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm nay, tăng so với mức 4,2% trong dự báo vào tháng 10 nhưng giảm so với mức tăng trưởng 5,2% vào năm 2023.

Mặt khác, dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu của IMF vẫn thấp hơn mức tăng trưởng trung bình toàn cầu từ năm 2000 đến năm 2019 là 3,8.

Kinh tế Mỹ

* Theo hãng tin Bloomberg ngày 29/1, Bộ Tài chính Mỹ giảm ước tính về số tiền cần vay trong quý I/2024. Theo đó, ước tính Bộ Tài chính sẽ vay khoảng 760 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 3/2024, giảm so với dự kiến 816 tỷ USD được đưa ra tháng 10/2023. Số dư tiền mặt của cơ quan này vào cuối tháng 3 ước tính vẫn giữ ở mức 750 tỷ USD.

Theo bộ trên, nhu cầu vay thấp hơn do dòng tài chính ròng dự kiến cao hơn và lượng tiền mặt sẵn có vào đầu quý nhiều hơn dự kiến.

Tin liên quan
Không còn ở chế độ Không còn ở chế độ 'phép màu kinh tế', nước Đức liệu có dứt khoát ‘tuyệt tình’ với năng lượng hạt nhân?

* Số lượng nhân công bị sa thải trong lĩnh vực công nghệ tại Mỹ gia tăng đáng kể trong tháng 1/2024. Trang Layoffs.fyi cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, khoảng 23.670 người đã bị sa thải khỏi 85 công ty công nghệ. Đây là mức sa thải cao nhất kể từ tháng 3/2023, thời điểm có gần 38.000 người trong ngành công nghệ bị cho nghỉ việc.

Nguyên nhân của làn sóng sa thải nhân sự này được cho là do các công ty cần cân đối ngân sách cho năm tới, gia tăng hiệu suất công việc. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) cũng khiến các công ty cắt giảm nhân sự để đầu tư nhiều hơn cho việc phát triển các sản phẩm AI.

* Ngày 30/1, các quan chức Trung Quốc và Mỹ đã nối lại cuộc đàm phán bị đình trệ về việc ngừng sản xuất các thành phần thuốc giảm đau cực mạnh fentanyl (loại thuốc này cũng có thể bị lạm dụng như một loại ma túy mạnh hơn cả heroin). Mỹ kỳ vọng cuộc thảo luận này sẽ mang lại một nền tảng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp liên tục nhằm giải quyết hoạt động sản xuất, tài trợ và phân phối ma túy bất hợp pháp.

Kinh tế Trung Quốc

* Doanh số bán xa xỉ phẩm của Trung Quốc đang phục hồi dù chưa quay trở lại mức của năm 2021. Các nhà phân tích trong ngành và báo cáo tài chính từ các thương hiệu lớn đang đánh đi tín hiệu về những cơ hội tăng trưởng mới so với trước đại dịch.

LVMH, “gã khổng lồ” trong lĩnh vực xa xỉ phẩm cho biết, các sản phẩm thời trang và đồ da đã chứng kiến mức tăng trưởng hơn 30% tại Trung Quốc trong tháng 12/2023.

Theo công ty tư vấn Bain & Company, thị trường hàng xa xỉ cá nhân tại Trung Quốc Đại lục đã tăng khoảng 12% trong năm ngoái lên hơn 400 tỷ NDT (56,43 tỷ USD). Mặc dù con số này vẫn chưa quay trở lại mức của năm 2021, do tâm lý người tiêu dùng yếu đi và hoạt động mua sắm hàng xa xỉ ở nước ngoài quay trở lại, song Bain & Company vẫn kỳ vọng thị trường hàng xa xỉ trong nước sẽ tăng trưởng trong những năm tới.

* Mới đây, Bộ Nhà ở và Kiến thiết thành thị, Nông thôn Trung Quốc Trung Quốc cho biết, nước này sẽ cung cấp thêm các khoản vay hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn trong thời gian tới. Một cơ quan quốc gia sẽ được thành lập để giám sát các khoản vay.

Trung Quốc đã ban hành nhiều đợt hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn, trong đó tuần này Bắc Kinh cho biết, những ngân hàng trong nước đã cung cấp các khoản vay gần 10.000 tỷ NDT (1.400 tỷ USD) cho lĩnh vực bất động sản vào năm ngoái.

Kinh tế châu Âu

* Năm 2023, xuất khẩu dầu của Nga sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương đạt 193 triệu tấn, trong khi đó, hồi tháng 12/2023, Phó Thủ tướng Nga Aleksander Novak cho biết, tổng xuất khẩu dầu cả năm có thể đạt 247 triệu tấn.

Năm qua, Nga cũng thu 30.000 tỷ Ruble (khoảng trên 330 tỷ USD) vào ngân sách từ các hợp đồng trong OPEC+ tích lũy trong 8 năm gần đây. Để so sánh, thu ngân sách LB Nga năm 2023 vào khoảng trên 26.000 tỷ Ruble, chi trên 29.000 tỷ và khoản tài sản của Nga hiện bị đóng băng tại nước ngoài do cuộc xung đột tại Ukraine trị giá 300 tỷ USD.

Xuất khẩu dầu của Nga sang châu Á-Thái Bình Dương gồm 26 nước năm 2020 đạt 87 triệu tấn và năm 2013 đạt 25 triệu tấn. Trong năm nay, Nga đã tăng đầu tư vào ngành dầu lên 2.700 tỷ ruble.

* Ủy ban châu Âu (EC) thông báo, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ ngày 30/1 tổ chức cuộc họp lần thứ năm của Hội đồng Thương mại và công nghệ EU-Mỹ (TTC) tại Washington D.C. Cuộc họp là dịp để các bộ trưởng nắm bắt tiến độ công việc của TTC và đưa ra chỉ đạo chính trị về những ưu tiên chính cho hội nghị TTC cấp bộ trưởng tiếp theo sẽ diễn ra tại Bỉ vào mùa Xuân.

Hai bên đều thể hiện mong muốn chung và mạnh mẽ để tiếp tục tăng cường thương mại và đầu tư song phương, hợp tác về an ninh kinh tế và các công nghệ mới nổi, cũng như thúc đẩy lợi ích chung trong môi trường kỹ thuật số.

Bên lề cuộc họp TTC, cả EU và Mỹ đã nhất trí tiếp tục tìm kiếm các cách thức tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa và công nghệ quan trọng cho quá trình chuyển đổi xanh, bao gồm cả việc tăng cường hợp tác về đánh giá sự phù hợp.

* Số liệu do Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) công bố ngày 30/1 cho thấy, kinh tế Đức giảm 0,3% trong quý IV/2023 so với quý trước đó.

Ngoài số liệu thống kê Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) yếu kém của quý cuối cùng năm ngoái, nền kinh tế còn bộc lộ nhiều mặt tiêu cực. Chỉ số môi trường kinh doanh mà Viện Ifo công bố cũng giảm mạnh một cách đáng ngạc nhiên trong tháng 1. Viện này dự đoán nền kinh tế sẽ giảm thêm 0,2% trong quý đầu tiên của năm nay. Nếu có hai quý tăng trưởng âm liên tiếp, kinh tế Đức sẽ rơi vào suy thoái kỹ thuật.

Các nhà kinh tế ở München vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng chung cho kinh tế Đức trong năm 2024 xuống còn 0,7%.

* Số công ty phá sản tại Anh đã tăng lên mức cao nhất trong 30 năm do tác động từ chi phí vay cao, lạm phát tăng và nhu cầu tiêu dùng suy yếu.

Theo dữ liệu hàng quý do Cơ quan dịch vụ phá sản Anh công bố, năm 2023, có 25.158 công ty đã đăng ký phá sản trên khắp nước Anh và xứ Wales, mức cao nhất kể từ năm 1993.

Hàng nghìn doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán do lãi suất ở mức cao chưa từng thấy trong hơn một thập kỷ, lạm phát, niềm tin của người tiêu dùng yếu và chi phí đầu vào tăng cao. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp có thể nhận được một số sự hỗ trợ khi thị trường đang kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Anh sẽ cắt giảm lãi suất.

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch chi 3.000 tỷ Yen (khoảng 20,3 tỷ USD) trong 15 năm tới để trợ cấp cho việc sản xuất hydro "sạch". Động thái nhằm tăng cường hợp tác với khu vực tư nhân để phát triển chuỗi cung ứng nội địa cho nguồn năng lượng này.

Nhiên liệu hydro với sản phẩm phụ chỉ thải ra nước, được coi là nguồn năng lượng thế hệ tiếp theo khi các quốc gia theo đuổi quá trình khử carbon. Nhưng giá của hydro, bao gồm cả sản xuất thông qua cung cấp ước tính cao gấp 10 lần so với khí đốt tự nhiên. Để thúc đẩy quá trình khử carbon, Tokyo đang tìm cách trợ cấp chênh lệch chi phí cho các công ty sản xuất hydro “sạch” là hydro “lam” hoặc “xanh”.

* Dữ liệu từ Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) ngày 28/1 cho thấy, hàng hóa Hàn Quốc xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm vào năm 2023, trong bối cảnh sự cạnh tranh Mỹ-Trung gia tăng và sự xoay trục chiến lược của Seoul.

Theo KITA, Hàn Quốc chiếm 6,3% lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào năm 2023, giảm so với mức 7,4% năm 2022. Năm 2022, Hàn Quốc đứng thứ hai trong danh sách nhập khẩu hàng đầu của Trung Quốc, sau Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên, năm 2023, Hàn Quốc đã bị Đài Loan và Mỹ vượt qua, chiếm lần lượt 7,8% và 6,5% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc.

* Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ngày 30/1 công bố số liệu cho thấy, các nền tảng trực tuyến lần đầu tiên chiếm hơn 50% tổng doanh thu bán lẻ tại nước này trong năm 2023 nhờ các dịch vụ và công nghệ cho phép việc đặt và giao nhận hàng nhanh chóng và tiện lợi.

Theo bộ trên, tổng doanh thu của 25 nhà bán lẻ truyền thống và trực tuyến lớn đã tăng 6,3% trong năm 2023 lên 177.400 tỷ Won (133,35 tỷ USD).

Doanh thu từ các nhà bán lẻ truyền thống chỉ tăng 3%, trong khi doanh thu của các cửa hàng trực tuyến tăng 9%. Trong tổng doanh thu trên, doanh số bán hàng trực tuyến chiếm 50,5% và là lần đầu tiên doanh thu bán hàng trực tuyến vượt doanh thu bán hàng truyền thống.

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Theo dữ liệu do Cơ quan Thống kê Australia (ABS) công bố ngày 30/1, doanh số bán lẻ ở nước này trong tháng 12/2023 chỉ tăng nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh áp lực chi phí sinh hoạt đã tác động đáng kể đến hoạt động chi tiêu trong dịp Giáng sinh vừa qua. Số liệu của ABS cho thấy người tiêu dùng trên toàn quốc đã chi 35,1 tỷ AUD (23,16 tỷ USD) trong tháng 12/2023.

*Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu thu hút tối thiểu 1.000 nhà đầu tư cá nhân thông qua việc triển khai chính sách cấp “thị thực vàng”, một loại giấy cho phép người nước ngoài được lưu trú dài hạn tại quốc gia này. Chương trình cho phép các nhà đầu tư ở lại Indonesia trong thời gian từ 5 năm đến 10 năm, tùy thuộc vào số tiền đầu tư của họ vào quốc gia này.

Các nhà đầu tư cá nhân có kế hoạch thành lập công ty ở Indonesia với mức đầu tư ít nhất 2,5 triệu USD sẽ đủ điều kiện lưu trú 5 năm. Thời gian lưu trú này được kéo dài đến 10 năm nếu khoản đầu tư vượt quá 5 triệu USD.

* Ngày 29/1, Bộ Ngoại giao Peru khẳng định, việc quốc gia Nam Mỹ này đạt được vị thế “Đối tác phát triển” của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ song phương.

Trong một tuyên bố, bộ trên cho biết, Peru đã được ASEAN trao quy chế “Đối tác phát triển” tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vừa diễn ra tại Luang Prabang (Lào), qua đó trở thành quốc gia thứ sáu trên thế giới, sau Đức, Pháp, Italy, Hà Lan và Chile, nhận được quy chế quan hệ đối tác này.

Bộ Ngoại giao Peru nêu rõ, với việc trở thành “Đối tác phát triển” của ASEAN, quốc gia Nam Mỹ này sẽ tăng cường sự hiện diện ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời mở ra cơ hội tăng cường thương mại giữa Peru các nước thành viên của Hiệp hội.

Không còn ở chế độ 'phép màu kinh tế', nước Đức liệu có dứt khoát ‘tuyệt tình’ với năng lượng hạt nhân?

Không còn ở chế độ 'phép màu kinh tế', nước Đức liệu có dứt khoát ‘tuyệt tình’ với năng lượng hạt nhân?

Đức đã loại bỏ năng lượng hạt nhân gần một năm trước. Và bất chấp việc tiêu tốn hàng tỷ Euro để lưu trữ chất ...

Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/1): Khí đốt Nga lập kỷ lục lịch sử, Biển Đỏ làm ‘dậy sóng’ thương mại toàn cầu, bán lẻ Mỹ vượt kỳ vọng

Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/1): Khí đốt Nga lập kỷ lục lịch sử, Biển Đỏ làm ‘dậy sóng’ thương mại toàn cầu, bán lẻ Mỹ vượt kỳ vọng

Bức tranh thương mại toàn cầu kém lạc quan, Gazprom của Nga lập kỷ lục lịch sử mới về cung cấp khí đốt trong ngày, ...

Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/1): Giá khí đốt sẽ cao kỷ lục, tuyến đường biển của Nga có thể trở thành huyết mạch vận tải mới

Kinh tế thế giới nổi bật (19-25/1): Giá khí đốt sẽ cao kỷ lục, tuyến đường biển của Nga có thể trở thành huyết mạch vận tải mới

Thị trường khí đốt toàn cầu có thể thiếu cung, Nga kêu gọi Trung Quốc tham gia bảo hiểm hàng hóa cho tuyến đường biển ...

Mất lợi thế khí đốt giá rẻ từ Nga, nước Đức muốn gì khi ‘đặt tiền lên bàn đàm phán’, bắn tín hiệu tới Trung Quốc, Mỹ?

Mất lợi thế khí đốt giá rẻ từ Nga, nước Đức muốn gì khi ‘đặt tiền lên bàn đàm phán’, bắn tín hiệu tới Trung Quốc, Mỹ?

Với việc lợi thế về khí đốt giá rẻ của Nga không còn, nhiều người ở Đức nhận ra rằng, việc giữ mọi ngành công ...

Bất động sản mới nhất: Các ‘nút thắt’ sẽ được gỡ, TPHCM thu hồi ‘đất vàng’, Bắc Giang xử phạt chủ đầu tư xây dựng không phép

Bất động sản mới nhất: Các ‘nút thắt’ sẽ được gỡ, TPHCM thu hồi ‘đất vàng’, Bắc Giang xử phạt chủ đầu tư xây dựng không phép

Chuyên gia nêu 3 kịch bản thị trường 2024-2025, TPHCM thu hồi khu “đất vàng” 152 Trần Phú, quy định về chuyển đất nông nghiệp ...

(tổng hợp)

Tin cũ hơn

Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài đồng hành, kết nối các địa phương phía Nam với đối tác trên thế giới Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài đồng hành, kết nối các địa phương phía Nam với đối tác trên thế giới
Giá cà phê hôm nay 17/11/2024: Giá cà phê trong nước điều chỉnh phiên cuối tuần, tầm quan trọng của thị trường EU và 'động lực' EUDR? Giá cà phê hôm nay 17/11/2024: Giá cà phê trong nước điều chỉnh phiên cuối tuần, tầm quan trọng của thị trường EU và 'động lực' EUDR?
Doanh nhân trẻ người Mỹ kiếm bộn tiền nhờ chuyên làm clip pha trà Trung Quốc Doanh nhân trẻ người Mỹ kiếm bộn tiền nhờ chuyên làm clip pha trà Trung Quốc
FDI - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới FDI - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới
Giá heo hơi hôm nay 17/11: Diễn biến trái chiều khó đoán; đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng 10-15% dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ Giá heo hơi hôm nay 17/11: Diễn biến trái chiều khó đoán; đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng 10-15% dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới
Giá xăng dầu hôm nay 17/11: Đồng USD, nhu cầu từ Trung Quốc, Fed chi phối giá dầu trong tuần Giá xăng dầu hôm nay 17/11: Đồng USD, nhu cầu từ Trung Quốc, Fed chi phối giá dầu trong tuần
Giá tiêu hôm nay 17/11/2024: Thị trường giằng co, sản lượng toàn cầu sụt giảm, hồ tiêu Việt vẫn có lợi thế riêng Giá tiêu hôm nay 17/11/2024: Thị trường giằng co, sản lượng toàn cầu sụt giảm, hồ tiêu Việt vẫn có lợi thế riêng
Giá vàng hôm nay 17/11/2024: Giá vàng lao dốc, quá sớm để gọi là đáy;  sự phấn khích hậu bầu cử Mỹ sắp kết thúc, thấy ‘ánh sáng cuối đường hầm’? Giá vàng hôm nay 17/11/2024: Giá vàng lao dốc, quá sớm để gọi là đáy; sự phấn khích hậu bầu cử Mỹ sắp kết thúc, thấy ‘ánh sáng cuối đường hầm’?
Kinh tế đang phục hồi, EU tìm cách ứng phó khi ông Trump ‘đánh tiếng’ áp thuế Kinh tế đang phục hồi, EU tìm cách ứng phó khi ông Trump ‘đánh tiếng’ áp thuế
Việt Nam - Hoa Kỳ: Nhìn lại một năm đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới Việt Nam - Hoa Kỳ: Nhìn lại một năm đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới
PetroVietnam nỗ lực đạt mục tiêu 1 triệu tỷ đồng doanh thu năm 2024, giữ vững vị trí số một về lợi nhuận PetroVietnam nỗ lực đạt mục tiêu 1 triệu tỷ đồng doanh thu năm 2024, giữ vững vị trí số một về lợi nhuận