Kinh tế thế giới nổi bật (28/6-4/7): Vượt G7, tỷ trọng BRICS trong GDP toàn cầu đạt kỷ lục, Mỹ nguy cơ mất đà, đấu giá xì gà Cuba ở Anh

Hải An
Khoảng 1/3 thực phẩm được sản xuất bị thất thoát, tỷ trọng BRICS trong GDP toàn cầu đạt kỷ lục, đồng Ruble Nga tăng mạnh nhất, Mỹ có nguy cơ mất đà, đấu giá xì gà Cuba tại Anh… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế thế giới nổi bật (28/6-4/7): Vượt G7, tỷ trọng BRICS trong GDP toàn cầu đạt kỷ lục, Mỹ nguy cơ mất đà, đấu giá xì gà Cuba ở Anh
Tỷ trọng của các thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS trong GDP toàn cầu tính theo sức mua tương đương đã đạt kỷ lục 35,7% trong năm 2023. (Nguồn: BRICS TV)

Kinh tế thế giới

Hạn chế lãng phí thực phẩm có thể giúp giảm nạn đói trên toàn cầu

Trong một thông báo chung ngày 2/7, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết, việc giảm một nửa lượng thực phẩm bị lãng phí có thể cắt giảm lượng khí thải và chấm dứt tình trạng thiếu đói cho 153 triệu người trên toàn cầu.

Theo FAO, khoảng 1/3 thực phẩm được sản xuất để phục vụ con người bị thất thoát hoặc lãng phí trên toàn cầu, tạo khí thải gây hiệu ứng nhà kính và làm giảm nguồn cung thực phẩm.

Báo cáo cảnh báo đến năm 2033, số lượng calo bị thất thoát và lãng phí trong quá trình từ khi rời khỏi trang trại tới lúc đến được các cửa hàng và hộ gia đình, có thể nhiều hơn gấp đôi lượng calo hiện đang được tiêu thụ ở các nước thu nhập thấp trong một năm.

Theo báo cáo, việc cắt giảm một nửa lượng thực phẩm bị thất thoát và lãng phí trong quá trình nói trên "có khả năng giảm 4% lượng khí thải nhà kính từ hoạt động nông nghiệp toàn cầu và giúp giảm 153 triệu người thiếu ăn vào năm 2030".

Báo cáo nhấn mạnh: "Mục tiêu này rất tham vọng và đòi hỏi những thay đổi lớn từ cả phía người tiêu dùng và nhà sản xuất".

Trong giai đoạn từ năm 2021-2023, trái cây và rau quả chiếm hơn một nửa lượng thực phẩm bị thất thoát và lãng phí do chúng rất dễ hư hỏng và có thời hạn sử dụng tương đối ngắn. Ngũ cốc đứng thứ hai, chiếm hơn 25% lượng thực phẩm bị thất thoát và lãng phí.

FAO ước tính khoảng 600 triệu người sẽ phải đối mặt với nạn đói vào năm 2030.

Tin liên quan
Quên Đức đi, đây mới là động lực kinh tế mới của châu Âu; ý kiến trái chiều từ ‘cơn sốt Địa Trung Hải’ mang tên ‘khách du lịch Mỹ’ Quên Đức đi, đây mới là động lực kinh tế mới của châu Âu; ý kiến trái chiều từ ‘cơn sốt Địa Trung Hải’ mang tên ‘khách du lịch Mỹ’

Mỹ

* Theo số liệu được Viện Quản lý cung ứng (ISM) công bố ngày 3/7, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm vào tháng 6/2024, trong bối cảnh số đơn đặt hàng giảm mạnh, dấu hiệu cho thấy nền kinh tế có thể bị mất đà vào cuối quý II/2024.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ đã giảm xuống 48,8 trong tháng 6/2024, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020, từ mức 53,8 của tháng 5/2024. Đây là lần thứ hai trong năm nay, chỉ số này giảm xuống dưới 50, cho thấy lĩnh vực dịch vụ đang bị thu hẹp.

Thước đo số lượng đơn đặt hàng mới của ISM trong lĩnh vực dịch vụ cũng giảm xuống 47,3, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2022, từ mức 54,1 của tháng 5/2024.

Số lượng đơn đặt hàng tại nhà máy đã giảm 0,5% trong tháng 5/2024, sau khi tăng 0,4% trong tháng 4/2024. Sản xuất, chiếm 10,3% nền kinh tế Mỹ, đang chịu áp lực từ lãi suất cao hơn và nhu cầu hàng hóa giảm sút. Dữ liệu của chính phủ tuần trước cho thấy hoạt động sản xuất đã giảm 4,3% trong quý I/2024, với phần lớn sự sụt giảm đến từ hàng hóa sản xuất lâu bền.

* Trong báo cáo mới đây của Văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) gửi Quốc hội, USTR cho rằng, đầu tư của Trung Quốc vào ngành ô tô ở Mexico là vấn đề rất đáng để xem xét liên quan đến Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA).

Theo USTR, nên đánh giá các hoạt động đầu tư và những nỗ lực của Trung Quốc nhằm lấn át các nhà cung cấp linh kiện xe điện ở Bắc Mỹ và ngăn chặn việc tạo ra một chuỗi cung ứng có khả năng phục hồi. Liên đoàn người lao động Mỹ đã khuyến nghị chính quyền và Quốc hội tăng thuế quan tối huệ quốc đối với ô tô lên mức 2,5% áp dụng cho hàng nhập khẩu không đáp ứng các quy tắc xuất xứ của hiệp định USMCA.

Trung Quốc

* Theo dữ liệu mới, số lượng doanh nghiệp kỳ lân (doanh nghiệp trẻ đạt giá trị thị trường từ 1 tỷ USD trở lên) của Trung Quốc đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên toàn cầu, tập trung đáng kể vào các lĩnh vực bao gồm công nghệ ô tô, công nghệ tài chính (fintech), dịch vụ doanh nghiệp và trí tuệ nhân tạo.

Trong danh sách 500 doanh nghiệp kỳ lân hàng đầu thế giới năm 2024, Trung Quốc ghi nhận thêm 32 doanh nghiệp mới, đánh dấu mức tăng lớn nhất trong số tất cả các quốc gia.

Tổng giá trị tích lũy của các doanh nghiệp có tên trong danh sách trên đã tăng lên gần 30.000 tỷ NDT (4.200 tỷ USD), đánh dấu mức tăng mạnh 7% so với năm trước đó.

* Đợt di chuyển mùa Hè năm 2024 (hay còn gọi là Hè vận) của Trung Quốc đã chính thức được khởi động ngày 1/7.

Theo đó, trong khoảng thời gian 62 ngày (từ ngày 1/7-31/8), ngành đường sắt quốc gia Trung Quốc dự kiến vận chuyển 860 triệu lượt hành khách, bình quân vận chuyển 13,87 triệu lượt hành khách/ngày. Để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, ngành đường sắt đã tăng cường năng lực vận tải.

Châu Âu

* Theo tổ chức nghiên cứu European Climate Neutrality Observatory (ECNO), Liên minh châu Âu (EU) cần tăng gấp đôi đầu tư để đáp ứng mục tiêu khí hậu vào năm 2030. Bên cạnh đó, tổ chức này lưu ý châu Âu cần đẩy nhanh tốc độ hành động.

Việc thực hiện mục tiêu năm 2030 là yếu tố then chốt để EU có thể đạt được tham vọng không phát thải ròng vào năm 2050 và chấm dứt “đóng góp” của EU vào tình trạng nóng lên trên toàn cầu.

Theo báo cáo của ECNO, nếu EU không có sự thay đổi về cơ cầu tài chính và thực hiện các khoản đầu tư cần thiết, quá trình chuyển đổi có thể thất bại.

* Bộ trưởng Tài chính Đức Christina Linder, ngày 29/6, cho biết ông sẽ không thỏa hiệp trước các áp lực từ những thành viên trong chính phủ Đức, để hủy kế hoạch cắt giảm hàng tỷ Euro tiền thuế thu nhập cá nhân mà ông đã công bố hồi đầu tháng 6/2024.

Theo Bộ trưởng Linder, đây là hành động cần thiết để giảm thiểu tác động leo thang của lạm phát. Dựa trên kế hoạch đã ban hành, tổng giá trị của gói trợ cấp miễn thuế lên đến 23 tỷ Euro (25 tỷ USD) và kéo dài tới năm 2026.

* Theo Ngân hàng Trinity (Cộng hòa Czech), trong số tất cả các loại tiền tệ chính trên thế giới, đồng Ruble của Nga tăng giá mạnh nhất trong nửa đầu năm 2024.

Cụ thể, so với đồng USD, đồng Ruble tăng giá mạnh nhất với mức 4,3%. Trong khi đó, hầu hết các đồng tiền khác đều suy yếu, như đồng Euro mất 2,95%, đồng Franc Thụy Sỹ (CHF) mất 6,39%, còn đồng Koruna (CZK) của Czech mất 4,28%. So với Ruble, đồng Euro giảm 7%, đồng CHF giảm 10,3% còn đồng CZK giảm 8,3%.

Theo Trinity, lí do chính khiến đồng Ruble mạnh lên là điều kiện tài chính tiếp tục bị thắt chặt ở Nga. Ngân hàng trung ương Nga (CBR) duy trì lãi suất cơ bản ở mức tương đối cao là 16% và có thể sẽ phải điều chỉnh lại, sớm nhất trong tháng 7 này, do áp lực lạm phát ngày càng lớn.

* Để chào đón Thế vận hội (Olympic) và Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic) Paris 2024, Ban tổ chức đã khai trương Siêu thị đồ lưu niệm Thế vận hội 2024 lớn nhất thủ đô Paris.

Tọa lạc trên đại lộ Champs-Élysées, trung tâm mua sắm mới này rộng 1.000 m2, cung cấp hơn 1.000 mặt hàng lưu niệm mang tính biểu tượng và độc quyền sẽ làm hài lòng khách du lịch, hay những người hâm mộ thể thao và đồ lưu niệm.

Với ý tưởng mang quà tặng, quà lưu niệm hoặc đồ sưu tập đến cho tất cả những người hâm mộ, siêu thị này cung cấp các mặt hàng từ 5 Euro (bút, vòng tay, sổ tay) đến 800 Euro (đồ nhồi bông khổng lồ sản xuất tại Pháp), để khi ra khỏi cửa hàng, ai cũng có thể có một món đồ kỷ niệm của Paris 2024. Siêu thị mở cửa đón khách đến hết ngày 15/9.

Mỹ Latinh

* Ngày 28/6, Cơ quan quản lý thuốc lá Cuba thông báo nước này đã thu được 5,15 triệu Euro trong một cuộc đấu giá xì gà ở London, Anh.

Tập đoàn Habanos S.A, nhà phân phối độc quyền xì gà Cuba tại hơn 150 quốc gia, cho biết buổi đấu giá nằm trong hoạt động giới thiệu các sản phẩm của đảo quốc Caribbean tại Anh nhân Ngày thế giới Habanos (27/6). Hơn 400 khách mời từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự Dạ tiệc tại tại Bảo tàng Victoria & Albert nhân Ngày thế giới Habanos.

Đêm tiệc năm nay tôn vinh 55 năm thương hiệu xì gà Trinidad của Cuba và các khách mời đã có dịp nếm thử điếu xì gà Trinidad Cabildos Limited Edition 2024, có kích cỡ 46 x 162 mm. Sản phẩm này được sản xuất giới hạn 50.000 điếu dành riêng cho thị trường Anh.

Từ nhiều năm qua, Cuba luôn giữ vững vị thế là quốc gia sản xuất xì gà nguyên chất cuốn tay lớn nhất thế giới.

Nhật Bản và Hàn Quốc

* Ngày 3/7, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) bắt đầu phát hành tiền giấy mới mệnh giá 10.000 Yen, 5.000 Yen và 1.000 Yen, giới thiệu công nghệ sử dụng hình ảnh ba chiều tiên tiến đầu tiên trên thế giới để chống tiền giả.

Lần đầu tiên trên thế giới, công nghệ hình ba chiều 3D tiên tiến đã được tích hợp vào tiền giấy, với các tính năng như hướng của các bức chân dung nhỏ và các hình ảnh khác sẽ thay đổi tùy theo góc nhìn.

* Nền kinh tế Nhật Bản suy giảm nhiều hơn so với báo cáo sơ bộ trong quý I/2024. Đây là thông báo của chính phủ nước này trong một bản sửa đổi đột xuất hiếm hoi đối với dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP), làm mờ đi triển vọng phục hồi mong manh của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Cụ thể, dữ liệu sửa đổi cho thấy GDP thực tế của Nhật Bản đã giảm 2,9% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, so với ước tính trước đó là giảm 1,8% và là quý giảm đầu tiên trong hai quý.

* Ngày 30/6, theo nhà điều hành thị sàn giao dịch chứng khoán duy nhất của Hàn Quốc (KRX), lượng mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán nước này trong nửa đầu năm 2024 đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay với hơn 23.000 tỷ Won (16,6 tỷ USD).

Tổng giá trị mua ròng của chỉ số chuẩn Kospi lên tới 22.420 tỷ Won, cùng với 606 tỷ Won nữa cho chỉ số công nghệ thứ cấp Kosdaq.

ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Theo tính toán của RIA Novosti dựa trên số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ trọng của các thành viên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS trong GDP toàn cầu tính theo sức mua tương đương đã đạt kỷ lục 35,7% trong năm 2023, trong khi tỷ trọng của những thành viên Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm qua là 29%.

Kể từ khi thành lập năm 2006, tỷ trọng của BRICS trong nền kinh tế thế giới đã tăng 10,2 điểm phần trăm. Kể từ năm 2006, tỷ trọng của G7 giảm 9,7 điểm phần trăm.

* Quyền Thư ký Cơ quan thống kê trung ương Indonesia (BPS) Imam Machdi ngày 1/7 cho biết, trong 10 năm qua, nước này đã giảm được khoảng 3,06 triệu người nghèo, tương đương 2,22%, đưa tỷ lệ nghèo tại nước này giảm còn 9,03%.

Nếu trong tháng 3/2014, tổng số người nghèo tại Indonesia được ghi nhận là 28,28 triệu người, thì con số này trong tháng 3/2024 là 25,22 triệu người. Như vậy, bình quân số người nghèo giảm khoảng 300.000 người/năm, tốc độ giảm ở nông thôn cao hơn thành thị.

* Bộ trưởng Đầu tư, thương mại và công nghiệp Malaysia (MITI), ông Zafrul Abdul Aziz, cho biết trong 5-10 năm tới, Malaysia cần khoảng 60.000 lao động lành nghề về công nghệ, kỹ thuật để thu hút các khoản đầu tư chất lượng cao nhằm tạo ra việc làm được trả lương cao hơn.

Theo ông Aziz, nếu không có nguồn nhân lực phù hợp và quản lý nhân tài phù hợp, đất nước khó thực hiện được ước mơ và khát vọng trở thành một quốc gia công nghiệp hóa.

* Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan Charoen Laothamatas cho biết, xuất khẩu gạo của nước này trong 5 tháng đầu năm nay tăng 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 4,06 triệu tấn, trị giá 94,6 tỷ Baht.

Tuy nhiên, trong tháng 5/2024, xuất khẩu gạo đã giảm 29,3%, xuống còn 659.566 tấn, trị giá khoảng 16,1 tỷ Baht, chủ yếu do đơn đặt hàng gạo trắng và gạo đồ giảm. Dự kiến xuất khẩu gạo trong quý III/2024 sẽ giảm so với nửa đầu năm 2024.

Top 5 thị trường nhập khẩu gạo Thái Lan nhiều nhất trong 5 tháng đầu năm là Indonesia 914.760 tấn, tăng 96,6%; Iraq 363.438 tấn, giảm 38,7%; Mỹ 344.873 tấn, tăng 15,8%; Philippines 280.522 tấn, tăng 362,1%; và Nam Phi đạt 229.369 tấn, giảm 36,9%.

Kinh tế thế giới nổi bật (21-27/6): Ngân hàng Nga đầu tiên mở chi nhánh ở Cuba; làm khó xe điện Trung Quốc, EU ‘tự tổn thương chính mình’

Kinh tế thế giới nổi bật (21-27/6): Ngân hàng Nga đầu tiên mở chi nhánh ở Cuba; làm khó xe điện Trung Quốc, EU ‘tự tổn thương chính mình’

Đồng USD vẫn thống trị thế giới, bất chấp nỗ lực của khối BRICS; ngân hàng Nga đầu tiên mở chi nhánh ở Cuba, Mỹ ...

Kinh tế toàn cầu: Triển vọng dần tươi sáng!

Kinh tế toàn cầu: Triển vọng dần tươi sáng!

Ngân hàng thế giới (WB) nhận định, triển vọng tăng trưởng của thế giới đang tươi sáng hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng các rào ...

Giá tiêu hôm nay 3/7/2024, lý do giá tăng nhưng người trồng không hưởng lợi cao, thị trường chưa hấp dẫn để ồ ạt bán ra

Giá tiêu hôm nay 3/7/2024, lý do giá tăng nhưng người trồng không hưởng lợi cao, thị trường chưa hấp dẫn để ồ ạt bán ra

Giá tiêu hôm nay 3/7/2024 tại thị trường trong nước tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.000 - 157.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 4/7/2024, thiếu hụt nguồn cung, tình trạng hàng ra thị trường ‘nhỏ giọt’ sẽ còn hỗ trợ giá

Giá tiêu hôm nay 4/7/2024, thiếu hụt nguồn cung, tình trạng hàng ra thị trường ‘nhỏ giọt’ sẽ còn hỗ trợ giá

Giá tiêu hôm nay 4/7/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 155.000 ...

Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo quy định tiền sử dụng đất, đề xuất giảm giá thành nhà ở xã hội, 5 trường hợp không được cấp sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo quy định tiền sử dụng đất, đề xuất giảm giá thành nhà ở xã hội, 5 trường hợp không được cấp sổ đỏ

Chính phủ họp rà soát dự thảo quy định tiền thuê đất, HoREA đề xuất giải pháp tăng nguồn cung nhà ở xã hội, 7 ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Khát vọng về 'chân trời tăng trưởng và phát triển mới' cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam-Hàn Quốc

Chiều nay (21/11), Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 đã diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Hà Nội.
Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Bình Định với nhà đầu tư, doanh nghiệp Thái Lan

Từ 21-23/11, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức sự kiện Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê ...
Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Thu hút vốn FDI xanh: Lợi thế nhiều, thách thức lớn

Baoquocte.vn. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh đang hòa mình cùng làn sóng phát triển kinh tế xanh của đất nước.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Phiên bản di động